2.2. Chỉ đạo thựchiện
2.2.3. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV (1997) xác định đến năm 2000 về cơ bản phải xóa các lớp học tạm bằng tranh, tre, bàn ghế tạm; trƣờng nào cũng có nhà hội đồng, nhà ở cho giáo viên.
Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ, ngày 21/11/1998, Tỉnh ủy Thái Nguyên ban hành Nghị quyết 07/NQ - TU phê duyệt Chương trình xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong đó xác định: Các huyện vùng thấp, nơi
tập trung đông dân cƣ sẽ từng bƣớc kiên cố hóa phòng học và các công trình khác. Các huyện miền núi, vùng cao, điều kiện huy động sức dân còn khó khăn trƣớc mắt cần thực hiện khâu xây dựng khung và tƣờng bao quanh, lợp có thể bằng tranh, lá. Sau đó, xóa bỏ tranh, lá thay bằng ngói hoặc tấm frô - xi măng hoặc kiên cố. Nguồn vốn chủ yếu đƣợc huy động do nhân dân đóng góp bằng công sức, vật tƣ, tiền mặt; từ nguồn hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị; của nhà nƣớc thông qua hình thức hỗ trợ vật tƣ, chủ yếu là xi măng, gạch, tấm lợp, cột bê tông, vì kèo sắt hoặc bàn ghế [117]. Việc thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết 07 đã mang lại kết quả quan trọng trong việc xóa nhà học tạm. Tỷ lệ phòng học tạm của tỉnh Thái Nguyên giảm từ 22.5% (cuối năm 1997) xuống còn 17% (đầu năm 2002).
Thực hiện Chỉ thị số 14/2001/CT - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về nội dung chấm dứt tình trạng học 3 ca vào năm 2003, không còn phòng học tạm vào năm 2005, ngày 20/6/2002, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1742/QĐ - UB Về việc phê duyệt đề án xóa phòng học tạm, xây dựng phòng
học mầm non, giáo dục phổ thông còn thiếu giai đoạn 2002 - 2005 với mục
tiêu đến năm 2005 phải xây dựng xong 2.319 phòng học (trong đó tiểu học là 1.577 phòng) để học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không phải học trong các phòng học tạm, số phòng đủ để học sinh tiểu học và THCS học chƣơng trình 2 buổi/ngày. Đối với THPT: xây dựng đủ cơ sở vật chất cho 4 trƣờng vừa đƣợc thành lập (Nguyễn Huệ, Phổ Yên, Lƣơng Phú, Yên Ninh); lập dự án đầu tƣ giai đoạn I trƣờng THPT Trại Cau (Đồng Hỷ); đầu tƣ giai đoạn 2 cho các trƣờng THPT Chuyên, Phú Bình, Định Hóa, Phú Lƣơng, Bắc Sơn, Khánh Hòa, Dƣơng Tự Minh, Ngô Quyền, Võ Nhai, Đồng Hỷ. Việc xây dựng trƣờng học cần đƣợc ƣu tiên cho các địa phƣơng không có chƣơng trình 135 hoặc các chƣơng trình, dự án khác của Nhà nƣớc.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; chỉ đạo các cấp, ban, ngành, đoàn thể, nhân dân tham gia đóng để xây dựng trƣờng lớp, mua trang thiết bị đồ dùng dạy học. Năm 2000, số tiền huy động từ tiền đóng góp xây dựng của cha mẹ học sinh, tiền đóng góp của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân đƣợc gần 13 tỷ đồng, năm 2001 là 14.2 tỷ đồng, năm 2002 là hơn 20 tỷ đồng (chủ yếu là tiền xây dựng do cha mẹ học sinh đóng góp).
Để thực hiện mục tiêu thu hút nhiều hơn nguồn vốn để phát triển giáo dục, động viên, kêu gọi toàn thể các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, các lực lƣợng xã hội, dòng họ tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, ngày 24/10/2003, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2716/2003/QĐ phê duyệt
Đề án xã hội hóa giáo dục.
Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện những biện pháp “cấp bách” để đẩy nhanh tiến độ xây trƣờng lớp. Đó là, hằng năm, mỗi tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội phải đóng góp tiền để đầu tƣ xây dựng từ 2 phòng học trở lên. Phụ huynh học sinh (ngoài việc đóng góp xây dựng trƣờng theo quyết định của UBND tỉnh) và cộng đồng cƣ dân hằng năm xây dựng thêm từ 2 phòng học trở lên cho địa bàn đang sống và cƣ trú. Mỗi cán bộ, viên chức, nhà giáo trong ngành giáo dục đóng góp 1 ngày lƣơng để xây dựng nhà tập thể cho giáo viên.
Sau khi có Đề án xã hội hóa giáo dục, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền tỉnh, số tiền qua vận động xã hội hóa giáo dục tăng nhanh. Trong 3 năm (2003 - 2005), số tiền qua vận động xã hội hóa giáo dục đƣợc hơn 100 tỷ đồng (năm 2003 là 36.710 triệu đồng, 2004 là 41.338,88 triệu đồng, năm 2005 là 55.712,5 triệu đồng) (tác giả tổng hợp qua các tài liệu [84], [88] [89]). Nhiều tổ chức trong nƣớc và quốc tế tham gia đầu tƣ, đóng góp để xây dựng trƣờng lớp ở Thái Nguyên nhƣ: ngân hàng ADB đầu tƣ 44 trƣờng THCS với số vốn 30 tỷ đồng; hội văn hóa Việt - Nhật xây dựng 1 nhà hai tầng gồm 12 phòng học cho trƣờng THCS Phú Tiến (huyện Định Hóa);
NXB Giáo dục giúp đỡ, đầu tƣ xây dựng trƣờng THCS Phú Đình (huyện Định Hóa); Công ty Việt - Xô Ptro hỗ trợ 1,5 tỷ đồng xây dựng trƣờng THCS Lam Vĩ (huyện Định Hóa) [159, tr.12].
Cùng với nguồn vốn xã hội hóa giáo dục tăng, ngân sách của tỉnh chi cho GDPT trong tổng số ngân sách chi cho GD&ĐT của tỉnh cũng tăng qua từng năm: năm 1998, chi 97.406 triệu đồng trong tổng số 114.244 triệu đồng; năm 1999 là 105.041 triệu đồng/124.168 triệu đồng; năm 2000, chi 128.159 triệu đồng/147.417 triệu đồng; năm 2001 chi 154.926 triệu đồng/168.959 triệu đồng; năm 2002 chi 170.118 triệu đồng/200.520 triệu đồng; năm 2003 chi 222.622 triệu đồng/259.211 triệu đồng [104, tr.36].
Với số ngân sách trên, tỉnh đã cho xây dựng hơn 2.000 nghìn phòng học mới, xóa 620 phòng học tạm. Đến năm 2005, tỷ lệ phòng học tạm của tỉnh Thái Nguyên chiếm 14%, (năm 1997 là 999 phòng học tạm, chiếm 22.5%). Tình trạng học 3 ca đã chấm dứt vào năm 2003. Ngoài việc chi cho xây dựng, tu bổ trƣờng lớp còn để mua sắm thiết bị dạy và học. Năm 1997, UBND tỉnh Thái Nguyên trích 5.5 tỷ đồng, năm 1998: 6.7 tỷ đồng; năm 2002, tỉnh chi 9.016 triệu đồng để mua sách, thiết bị trƣờng học, (tăng 2.696 triệu so với năm 2001), gần 500 triệu để trang bị phòng thƣ viện; năm 2003, tỉnh chi 11 tỷ (5.3% ngân sách chi cho giáo dục) để mua sách, thiết bị trƣờng học theo yêu cầu đổi mới chƣơng trình phổ thông đối với lớp 2 và lớp 7 [84, tr.44 - 45]. Đa số trƣờng THPT ở Thái Nguyên bƣớc đầu đƣợc trang bị theo hƣớng hiện đại: có phòng học Tin học, Ngoại ngữ; lớp học đƣợc trang bị những phƣơng tiện hiện đại, hỗ trợ quá trình giảng dạy nhƣ máy tính, máy chiếu (điển hình là trƣờng THPT Sông Công (thị xã Sông Công), THPT Chu Văn An, Trƣờng THPT Chuyên Thái Nguyên, trƣờng THPT Lƣơng Ngọc Quyến (thành phố Thái Nguyên).
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, hạn chế lớn nhất trong vấn đề xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục Thái Nguyên trong thời gian 1997 - 2005 đó là: cơ sở vật chất ở những trƣờng, điểm trƣờng thuộc vùng cao,
vùng núi xuống cấp, dột nát; chuyên môn đội ngũ cán bộ làm công tác thƣ viện, phòng thí nghiệm còn hạn chế. Nguyên nhân là do kinh phí chi cho giáo dục ở Thái Nguyên vẫn ở mức thấp. Kinh phí thƣờng xuyên cho GD&ĐT theo định mức chi thực hiện chế độ chính sách con ngƣời là 70%, chi cho các hoạt động là 30% nhƣng tỷ lệ này của tỉnh Thái Nguyên thƣờng xuyên ở mức 80% và 20% do số lƣợng biên chế đông. Vì vậy trƣờng, lớp, trang thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục thuộc vùng cao, vùng núi của tỉnh Thái Nguyên vẫn thiếu, lạc hậu. Một số trƣờng tiểu học ở huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ vẫn còn phòng học tạm bằng tranh, tre, nứa, lá.
Đa số các trƣờng THPT đã có nhà tầng, có nhà hiệu bộ, phòng thí nghiệm, thƣ viện, máy tính, cảnh quan trƣờng xanh - sạch - đẹp, hệ thống phòng thí nghiệm, thƣ viện đƣợc trang bị đầy đủ, đồng bộ, có khả năng đáp ứng cho việc dạy và học song do đội ngũ cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, thƣ viện chủ yếu làm kiêm nhiệm nên chƣa phát huy hết đƣợc khả năng của trang thiết bị, làm cho thiết bị nhanh chóng xuống cấp.
2.2.4. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học
Để nâng cao chất lƣợng GDPT, UBND tỉnh chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện các pháp sau:
Về thực hiện chương trình giáo dục: Chỉ đạo các phòng giáo dục quán
triệt đến các nhà trƣờng thực hiện đúng, đủ nội dung chƣơng trình hiện hành theo đúng tiến độ của năm học; triển khai đại trà chƣơng trình sách giáo khoa; dạy đủ các bộ môn theo chƣơng trình do Bộ GD&ĐT quy định.
Về công tác bồi dưỡng chuyên môn: Tổ chức thực hiện thi chọn giáo
viên giỏi ở các bậc học; tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để qua đó hình thành nên đội ngũ giáo viên “lành nghề”. Ngoài những cuộc thi trong phạm vi tỉnh, đội ngũ giáo viên còn tham gia những cuộc thi mang quy mô quốc gia. Điển hình nhƣ năm học 2003 - 2004, tỉnh Thái Nguyên có 5 giáo viên thi giáo viên giỏi bậc tiểu học quốc gia khu vực 1, trong đó có 2 giải nhất, 2 giải nhì và 1 giải ba [88, tr.6 - 7].
Có chính sách “đặc thù” đối với trường THPT Chuyên Thái Nguyên:
Kế hoạch, quy chế, nội dung thi tuyển giáo viên và học sinh nằm ngoài kế hoạch thi tuyển chung của Sở GD&ĐT. Cử cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đi học nâng cao về chuyên môn để phục vụ cho giảng dạy. Tổ chức mời chuyên gia giỏi ở Vụ, Viện, trƣờng đại học về dạy cho giáo viên và học sinh. Tổ chức tham gia giao lƣu học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị khác trên toàn quốc. Tổ chức tuyển chọn nghiêm túc đội ngũ học sinh giỏi của tỉnh để thành lập, bồi dƣỡng đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.
Duy trì nền nếp, kỷ cương trong các nhà trường phổ thông: Chỉ đạo
kiện toàn, bồi dƣỡng đội ngũ thanh tra, quản lý giáo dục. Năm 2005, cán bộ thanh tra chuyên trách ở Sở GD&ĐT là 4/45 (10% - đạt chỉ tiêu), trong đó trình độ đại học 100%, có 2 thanh tra viên chính, 2 thanh tra viên, 1 chuyên viên (bán chuyên). Khối phòng GD&ĐT có 9 chuyên trách thanh tra ở 9 phòng GD&ĐT. Tỉnh chỉ đạo mở lớp bồi dƣỡng tập huấn thanh tra cho hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học, THCS, THPT, trƣởng phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc và chủ tịch công đoàn cơ sở; mở hội nghị tập huấn thanh tra đổi mới GDPT cho 9/9 phòng GD&ĐT; tập huấn cho cán bộ thanh tra các kỳ thi. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào công việc: thực hiện nội dung chƣơng trình, sách giáo khoa đổi mới; thực hiện Quyết định 13/QĐ/GD - ĐT của Bộ trƣởng về giảm tải chƣơng trình tiểu học; các chƣơng trình về giáo dục sức khoẻ, vệ sinh học đƣờng, an toàn giao thông... Từ năm 1997 đến năm 2005, qua thanh tra, ngành giáo dục đã phát hiện và xử lý nhiều bất cập trong ngành: sử dụng bằng bất hợp pháp; hiệu trƣởng, hiệu phó bị kỷ luật vì tổ chức dạy thêm, học thêm trong hè; phát hiện thu hồi các văn bằng bất hợp pháp; giải quyết đƣợc đơn khiếu nại, tố cáo [83, tr.36 và 89, tr.35].
Kiện toàn Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học: Trong năm 1997, Hội
đồng giáo dục các cấp đã đƣợc thành lập để phối hợp với các lực lƣợng xã hội tham gia giáo dục và xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Hội đồng giáo dục thực hiện tƣ vấn có hiệu quả cho lãnh đạo các cấp có chủ trƣơng,
biện pháp giải quyết nhiều vấn đề lớn của ngành giáo dục: xây dựng trƣờng lớp, nhà ở cho giáo viên dạy xa nhà; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS; xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia ở các cấp học.
Thực hiện phổ cập THCS: Cùng với chỉ đạo mở rộng hệ thống mạng
lƣới trƣờng, lớp cho bậc THCS, trong các năm (2002 - 2004), ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các phòng giáo dục mở các lớp bổ túc văn hóa. Huyện Đại Từ mở 80 lớp với 1947 học viên, huyện Võ Nhai mở 88 lớp với 1.165 học viên, huyện Phổ Yên mở 14 lớp với 420 học viên, huyện Đồng Hỷ mở 31 lớp với 600 học viên, Định Hóa 15 lớp với 300 học viên, thị xã Sông Công mở 2 lớp với 47 học viên (cho xã Vinh Sơn), huyện Phú Lƣơng mở 26 lớp cho 860 học viên, huyện Phú Bình mở 46 lớp cho 680 học viên.
Những biện pháp, kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở các cấp học:
Giáo dục tiểu học phát triển vững mạnh: Thái Nguyên là tỉnh miền núi
đầu tiên trong cả nƣớc đạt tiêu chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (công nhận vào 11/2002) với tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 99.53%, tỷ lệ trẻ 7 tuổi đi học đạt 99.65%, 8 tuổi là 99.83%, 9 tuổi là 99.65%, 10 tuổi là 99.72%; tỷ lệ học sinh lƣu ban, bỏ học giảm: năm học 2000 - 2001 là 1.4%; năm học 2004 - 2005 là 0,52%, tỷ lệ bỏ học chiếm 0.20%. Tất cả các trƣờng tiểu học đã triển khai dạy đủ cho học sinh 9 môn theo luật giáo dục quy định; hình thức học 2 buổi/ngày tiếp tục đƣợc mở rộng ở khối 1,2,3. Tỷ lệ học sinh đƣợc học 2 buổi/ngày tăng, năm học 1997 - 1998 chiếm 12,17%; năm học 2004 - 2005, tỷ lệ này đạt 66.90% [80, tr.8 và 89, tr.7]. Giáo dục đạo đức cho học sinh bậc Tiểu học đƣợc tiến hành đều ở khắp các trƣờng học và tốt nhất ở các trƣờng bán trú, trƣờng chuẩn Quốc gia.
Chất lượng giáo dục bậc trung học:
Năm 2004, tỉnh Thái Nguyên đƣợc Bộ GD&ĐT công nhận là tỉnh thứ 21 đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục THCS với các tỷ lệ khá vững chắc:
tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99.8%; tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi tốt nghiệp tiểu học đạt 97.3%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS (hệ 2 năm) năm học 2003 - 2004 đạt 98.8%; tỷ lệ thanh niên 15 -18 tuổi tốt nghiệp THPT (2 hệ) đạt 85.9%. (Đến hết năm 2005, cả nƣớc mới có 31 tỉnh đạt chuẩn này). Cùng với các môn học bắt buộc, các môn học mới nhƣ Ngoại ngữ, Tin học đã đƣợc đƣa vào giảng dạy; 98% số học sinh THCS đƣợc học Ngoại ngữ.
Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm sau cao hơn năm trƣớc: năm học 1997 - 1998, tỉ lệ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh là 71,55%; năm học 1998 - 1999 là 81%; năm học 1999 - 2000 là 94%; năm học 2000 - 2001 là 94,71%; năm học 2004 - 2005 tỉ lệ đạt 95,7% (tác giả tổng hợp qua các tài liệu [79], [80], [89]).
Số lƣợng học sinh tham dự các kì thi học sinh giỏi và đạt giải tăng qua các năm học. Đặc biệt, năm học 2003 - 2004, tỉnh Thái Nguyên đã có 2 giải quốc tế khu vực: 1 huy chƣơng đồng môn toán và 1 giải khuyến khích môn Vật lý khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng [xem phụ lục 13].
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã kết hợp với khối trƣờng, Ban giám hiệu, Hội phụ huynh và gia đình để
giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả hạnh kiểm bậc THCS năm học 2000
- 2001: tốt 48,49%, khá 42,65%, trung bình 8,5%, yếu 0,47%; bậc THPT tốt 39,3%, khá 45,67%, trung bình 15,83%, yếu 2,17%. Đến năm 2004 - 2005, tỷ lệ học sinh xếp loại khá, tốt của bậc trung học luôn chiếm trên 40%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn tồn tại một bộ phận học sinh trung học thiếu ý thức, nghị lực trong cuộc sống, không có mục đích, lý tƣởng, định hƣớng nghề nghiệp mờ nhạt, quá coi trọng giá trị vật chất, coi thƣờng thầy cô giáo.
Hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, hướng nghiệp dạy
nghề đƣợc các trƣờng phổ thông thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ
GD&ĐT. Hoạt động của chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên; hoạt động phối hợp liên ngành: giáo dục - công an - lao động thƣơng binh xã hội - kiểm lâm - y tế đã mang lại hiệu quả trong công tác