tập trung giải quyết
1.3.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, lĩnh vực về GD&ĐT (trong đó có GDPT) đã thu hút đƣợc sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả. Qua những công trình đó, luận án không những kế thừa về phƣơng pháp nghiên cứu mà luận án còn kế thừa đƣợc những nội dung nhƣ: chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối phát triển GD&ĐT; chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với GD&ĐT (trong đó có cả GDPT) của địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2010; một số tƣ liệu về sự phát triển của GDPT tỉnh Thái Nguyên trên một số lĩnh vực: hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp; cơ sở vật chất; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; chất lƣợng giáo dục trong thời gian 1997 - 2010.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về GDPT tỉnh Thái Nguyên chiếm số lƣợng rất khiêm tốn. Trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Tuấn [145], tác giả nghiên cứu, đánh giá những kết quả của GDPT trên các lĩnh vực: hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp; cơ sở vật chất; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; chất lƣợng giáo dục nhƣng chỉ trong thời gian 1997 - 2006.
Vai trò của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong lãnh đạo, phát triển GD&ĐT nói chung và GDPT nói riêng chủ yếu đƣợc đề cập đến trong các
công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và lịch sử Đảng bộ các huyện và thƣờng dừng ở những nét chung nhất. Luận án của Nguyễn Tuấn Anh [1]; Lý Trung Thành [109] bàn về chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh đối với sự nghiệp GD&ĐT (trong đó có GDPT); phục dựng đƣợc bức tranh về sự nghiệp GD&ĐT nói chung của Thái Nguyên trong những khoảng thời gian nhất định; đã rút ra đƣợc những kinh nghiệm có tính chất gợi mở cho Đảng bộ, chính quyền trong công tác lãnh đạo sự nghiệp GD&ĐT của địa phƣơng. Đây là những tƣ liệu quý gợi mở cho tác giả nghiên cứu đề tài luận án.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện, vận dụng chính sách của Đảng về GDPT vào thực tiễn Thái Nguyên chƣa đƣợc hai công trình trên phân tích, trình bày đầy đủ, cụ thể. Biểu hiện:
Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh đối với GDPT chủ yếu đƣợc các công trình khai thác từ văn kiện của hai kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (1997), XVI (2001). Các công trình chƣa đề cập, phân tích đến chủ trƣơng của Đảng bộ thông qua các nghị quyết chuyên đề, các chỉ thị, kế hoạch, chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy Thái Nguyên trong thời gian 1997 - 2010, chƣa phân tích đƣợc sự phát triển trong tƣ duy, nhận thức của Đảng bộ tỉnh đối với GDPT qua những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Các công trình chƣa có cái nhìn toàn diện về quá trình chỉ đạo thực hiện; chƣa thấy đƣợc quá trình HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể hiện thực hóa chủ trƣơng Đảng bộ.
Các công trình chƣa nhận xét, đánh giá một cách toàn diện, thấu đáo những ƣu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp GDPT của địa phƣơng trong thời gian 1997 - 2010.
Thứ ba, qua tìm hiểu tác giả thấy rằng chƣa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến 2010 nhƣ đề tài luận án mà tác giả đã lựa chọn.
1.3.2. Những vấn đề luận án đi sâu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010, Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
Một là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự nghiệp GDPT của tỉnh
Thái Nguyên trong những năm 1997 - 2010.
Hai là, phân tích quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt, vận
dụng chủ trƣơng, chính sách của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng từ năm 1997 đến năm 2010..
Ba là, phân tích quá trình chỉ đạo hiện thực hóa chủ trƣơng của Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên trên các lĩnh vực: xây dựng, đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch mạng lƣới trƣờng lớp; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; nâng cao chất lƣợng dạy và học trong các nhà trƣờng.
Bốn là, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010; từ đó đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào hiện thực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp GDPT tỉnh Thái Nguyên phát triển hiệu quả hơn.
Tiểu kết
Xuất phát từ vị trí, vai trò của GDPT đối với phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ nên vấn đề này đƣợc nhiều tập thể, nhà khoa học quan tâm từ những góc độ khác nhau (lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử giáo dục, địa lý), với những mức độ khác nhau: từ những bài báo đăng trên các tạp chí đến những sách tham khảo, chuyên khảo; từ những luận văn thạc sĩ đến những luận án tiến sĩ...Những công trình đó đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề giúp cho luận án có thể kế thừa, phát triển nhằm đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp GDPT từ năm 1997 đến năm 2010.
Chƣơng 2.
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005