Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.2. Quan tâm phát triển giáo dụ cở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn trong tỉnh
Thái Nguyên có những khó khăn nhất định của một tỉnh miền núi: các yếu tố địa hình, thổ nhƣỡng phức tạp, đồng bào các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở miền núi, vùng cao, giao thông cách trở, đi lại không thuận tiện; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số còn thấp và không đồng đều. Các tộc ngƣời thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 24,49% dân số toàn tỉnh, họ sống chủ yếu ở vùng phía Tây Bắc và Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, thuộc các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lƣơng. Đây là khu vực khó khăn nhất của tỉnh Thái Nguyên.
Nhận thức đƣợc những khó khăn đó, trong suốt quá trình lãnh đạo từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2010 trải qua các kỳ Đại hội lần thứ XV (1997), XVI (2001), XVII (2005), XVIII (2010), Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã nhất quán quan điểm: Thực hiện tốt chính sách của Đảng về giáo dục ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc. Từ năm 1997 đến năm 2010,
Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tập trung vào những nhiệm vụ nhƣ: Xây dựng trƣờng dân tộc nội trú tại những huyện vùng cao nhƣ Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ dành cho đối tƣợng là học sinh dân tộc vùng cao của các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ và học sinh dân tộc thiểu số ít ngƣời ở các huyện miền núi trong tỉnh, học sinh diện chính sách (con liệt sĩ, thƣơng binh hạng 1/4, học sinh mồ côi không nơi nƣơng tựa, học sinh nghèo học giỏi). Mở thêm hệ dân tộc nội trú tại trƣờng THPT Bình Yên, huyện
Định Hóa dành cho học sinh lớp 6 là ngƣời dân tộc của các xã vùng cao miền núi, vùng ATK Định Hóa vào học đƣợc hƣởng chế độ nuôi ăn học của nhà nƣớc. Phối hợp các nguồn kinh phí của GD&ĐT, định canh định cƣ, và nhân dân đóng góp để xây dựng lớp học cho vùng cao với cấp nhà phù hợp, trƣớc hết làm nhà ở nội trú cho giáo viên và xây dựng xong (cấp 4 hoặc tƣơng đƣơng cấp 4) cho phân trƣờng chính của 14 xã vùng cao.
Tập trung kinh phí xóa mù chữ và phổ cập tiểu học cho các xã, vùng khó khăn. Tăng tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số đƣợc học nội trú qua từng năm học.
Đào tạo giáo viên ngƣời tại chỗ cho những xóm bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh. Tiếp tục thực hiện chế độ trợ cấp cho giáo viên ở vùng cao và một số ít xóm bản vùng xa xôi hẻo lánh khác.
Chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số của chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả thiết thực: mạng lƣới trƣờng học cơ bản đáp ứng yêu cầu đi học của học sinh là ngƣời dân tộc thiểu số. 100% các trƣờng tiểu học thuộc các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đƣợc hƣởng chính sách 135 đều có tỷ lệ giáo viên trên lớp là 1.15. Tất cả các trƣờng đƣợc bố trí đủ số lƣợng giáo viên. Không có hiện tƣợng giáo viên xin thôi việc. Chất lƣợng giáo dục của các cấp học ngày càng đƣợc nâng lên. Tỷ lệ tốt nghiệp hằng năm ở các huyện vùng cao, miền núi tƣơng đƣơng với các huyện trung du và đồng bằng. Số học sinh tốt nghiệp THPT là ngƣời dân tộc trúng tuyển vào đại học, cao đẳng mỗi năm chiếm khoảng 25% tổng số học sinh đƣợc đi học chuyên nghiệp.
Những kết quả trên đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa vùng đồng bằng với vùng núi; đƣa giáo dục của vùng đồng bào dân tộc thiểu số dần từng bƣớc tiếp cận với giáo dục khu vực đồng bằng. Đây cũng là một trong những mục tiêu trong chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích quan trọng đó, giáo dục ở những vùng, miền này vẫn gặp quá nhiều khó khăn: trƣờng lớp dột nát, xuống cấp; trang thiết bị đồ dùng dạy học không có, (nếu có thì lạc hậu); đời
sống vật chất, tinh thần của giáo viên “cắm bản” thiếu thốn: thiếu nhà ở, thiếu điện lƣới thắp sáng, thiếu nƣớc sinh hoạt, thiếu rau xanh (địa hình là núi đá hiểm trở).
Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cho Đảng bộ tỉnh giai đoạn tiếp theo là phải quan tâm hơn nữa, đầu tƣ hơn nữa cho giáo dục miền núi, vùng cao. Cùng với phát triển kinh tế, nâng cao dân trí ở những khu vực này mới bảo đảm cho tỉnh Thái Nguyên phát triển bền vững. Đó không chỉ là để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc mà qua đó còn có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc tăng cƣờng khối đoàn kết dân tộc - nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.2.3. Quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội
Sự nghiệp giáo dục muốn phát triển nhƣ mục tiêu đề ra cần có sự chung tay của toàn dân, toàn xã hội đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội hóa giáo dục là quá trình làm cho xã hội nhận thức về giáo dục, cộng đồng trách nhiệm với giáo dục, vừa sẻ chia khó khăn vừa tham gia các hoạt động giáo dục, làm cho giáo dục phát triển theo mục tiêu mà Đảng đề ra. Trong thời gian 1997 - 2010, ngành giáo dục Thái Nguyên đã quán triệt sâu rộng quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn dân toàn xã hội bằng cách đẩy mạnh tăng cƣờng xã hội hóa giáo dục với những nội dung cụ thể:
Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở đã mở các hội nghị quán triệt những nội dung cơ bản trong chủ trƣơng đổi mới giáo dục của Đảng tới đối tƣợng là lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị, Đảng ủy trực thuộc, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, từ đó truyền tải sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ về nhận thức cũng nhƣ hành động của toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên luôn bám sát các nghị quyết của Trung ƣơng về GD&ĐT, xây dựng các kế hoạch, hƣớng dẫn, chỉ đạo các Huyện, Thị ủy, các
cơ quan truyền thông đại chúng trong tỉnh, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên triển khai các hoạt động tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về chủ trƣơng, chủ trƣơng đổi mới giáo dục của Đảng và Đảng bộ.
Xã hội hóa trong giáo dục còn thể hiện qua việc tạo ra môi trƣờng giáo dục lành mạnh. Ngành giáo dục đã chủ động phối với lực lƣợng công an tuyên truyền pháp luật trong các nhà trƣờng; phối hợp với Sở Lao động thƣơng binh và xã hội trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng để từ đó, tạo sự kết hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội trong phát triển giáo dục; tăng cƣờng trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội đến từng cá nhân đối với sự nghiệp GD&ĐT.
Quan tâm đến việc phát triển quy mô, mạng lƣới và đa dạng hóa các loại hình trƣờng lớp. Bên cạnh việc củng cố các loại hình công lập, tỉnh Thái Nguyên còn mở ra các loại hình trƣờng lớp dân lập để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng gia đình và năng lực, sức học của ngƣời học. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục. Khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đóng góp, viện trợ và hỗ trợ giáo dục, đào tạo dƣới các hình thức khác nhau, nhƣ trao học bổng, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tặng sách vở, tài liệu trực tiếp cho học sinh hoặc cho cơ sở GD&ĐT. Khuyến khích các nhà đầu tƣ trong nƣớc thành lập trƣờng tƣ thục ở tất cả các ngành học, cấp học và trình độ đào tạo.
Trong thời gian 1997 - 2010, nhờ thực hiện có hiệu quả những nội dung trên nên những điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục (hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo) đƣợc tăng cƣờng. Trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu thì việc thực hiện quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn
4.2.4. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố giữ vai trò quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản ý giáo dục ở Thái Nguyên, đƣợc Đảng bộ tỉnh coi trọng. Trong những năm 1997 - 2010, tỉnh Thái Nguyên đã phát huy đƣợc lợi thế, khắc phục những khó khăn để xây dựng đƣợc đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, chuẩn hóa về chuyên môn. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣờng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đƣợc thực hiện có hiệu quả. Giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh đƣợc hƣởng quyền lợi chính đáng theo quy định của Chính phủ. Đây là yêu tố cơ bản nhất đƣa ngành giáo dục của tỉnh Thái Nguyên trong nhiều năm luôn đứng đầu trong khu vực trung du miền núi phía Bắc, trở thành 1 trong 15 đơn vị giáo dục vững mạnh của cả nƣớc.
Thực tế cho thấy, vấn đề quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ở Thái Nguyên không còn là chuyện thiếu về số lƣợng hay chuẩn về yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ nữa mà đó là vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Đa phần, giáo viên chƣa mạnh dạn đổi mới cách dạy vẫn phụ thuộc vào sách giáo khoa, vẫn tiến hành cách dạy truyền thống: đọc - chép; chiếu - chép. Từ đó đã hạn chế sự sáng tạo của học sinh.
Qua hiện tƣợng một số giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, xúc phạm thân thể, danh dự học sinh cho thấy, ngành giáo dục cần phải đầu tƣ hơn nữa trong việc tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên đối với nghề nghiệp. Bởi, học sinh phổ thông là những đối tƣợng có diễn biến tâm lý phức tạp, nhạy cảm. Trách nhiệm của giáo viên không chỉ đơn thuần là “dạy chữ” mà còn “dạy ngƣời” với tâm huyết nghề nghiệp của mình.
Từ thực tiễn trên đòi hỏi Đảng bộ tỉnh cần chỉ đạo ngành giáo dục quan tâm, đầu tƣ, quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các trƣờng phổ thông; tăng cƣờng tuyên truyền hơn nữa để giáo viên thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình. Đặc biệt, cốt lõi của vấn đề là tăng cƣờng hơn nữa sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngành giáo dục, đừng giao trách nhiệm cho duy nhất ngành giáo dục trong việc dạy dỗ, đào tạo một con ngƣời, một công dân. Đối với giáo viên, cần quan tâm nữa đến học sinh của mình. Việc tìm hiểu học sinh của mình một cách cặn kẽ, tế nhị khéo léo có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách.