3.1. Yêu cầu mới đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông và những chủ
3.1.1. Những yêu cầu mới
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các nƣớc đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn, đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Các phƣơng tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lƣu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nƣớc trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát nền kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và kế tiếp.
Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lƣợng giáo dục, xây dựng nhân cách ngƣời học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trƣờng từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho ngƣời học phƣơng pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tƣ duy phân tích và tổng hợp. Đầu tƣ cho giáo dục tiếp tục
đƣợc coi là đầu tƣ cho sự phát triển (thay cho quan niệm đầu tƣ cho giáo dục là phúc lợi xã hội trƣớc đây).
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, các quốc gia, từ những nƣớc đang phát triển đến những nƣớc phát triển đều nhận thức đƣợc vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nƣớc.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO) (11/2006) đã tạo ra nhiều thuận lợi cho tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị, tinh hoa, tri thức, kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực GD&ĐT, tạo điều kiện thu hút nhiều nguồn lực đáp ứng cho sự phát triển GD&ĐT (trong đó có GDPT). Giáo dục Việt Nam có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận với các nƣớc về tri thức mới, phƣơng pháp, mô hình giáo dục hiện đại để nghiên cứu sàng, lọc đúc kết và có thể vận dụng vào Việt Nam.
Sau 5 năm thựchiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng, GDPT của Việt Nam có bƣớc phát triển khá. Cùng với củng cố kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, công tác phổ cập giáo dục THCS đƣợc triển khai tích cực. Đến hết năm 2005, cả nƣớc có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5%. Quy mô giáo dục tiếp tục đƣợc mở rộng và trình độ dân trí đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Đầu tƣ cho sự nghiệp GD&ĐT tăng lên so với giai đoạn trƣớc. Năm 2005, chi cho GD&ĐT chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách nhà nƣớc. Cơ sở vật chất của ngành đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, chất lƣợng giáo dục còn nhiều yếu kém. Khả năng chủ động và sáng tạo của học sinh còn yếu. Chƣơng trình, phƣơng pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề và chƣa thực sự phù hợp. Công tác GD&ĐT ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lƣợng thấp. Công tác quản lý GD&ĐT
chậm đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu kém; những hiện tƣợng tiêu cực, nhƣ bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá kết quả giáo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài, chậm đƣợc khắc phục [30, tr.679].
Trƣớc thực trạng đó, Đại hội X (2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định cần phải "tạo đƣợc chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo”. Đảng chủ trƣơng: (1) Đổi mới tƣ duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức để tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nƣớc nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. (2) Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đổi mới chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. (3) Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở. (4) Ƣu tiên đầu tƣ phát triển GD&ĐT ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trƣờng lớp, cơ sở vật chất - kỹ thuật các cấp học, mở thêm các trƣờng nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này. (5) Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về GD&ĐT, chống bệnh thành tích [30, tr.699 - 701].
Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X, trên cơ sở đánh giá tình hình giáo dục của cả nƣớc, ngày 08/9/2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/ 2006/ CT- TTg Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục. Thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tƣớng Chính phủ,
Bộ GD&ĐT phát động trong toàn ngành thực hiện cuộc vận động “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cuộc vận
động này đƣợc xác định là khâu đột phá để toàn ngành giáo dục tự khẳng định, đổi mới vì sự phát triển của ngành, vì sự nghiệp và cuộc sống của mỗi
thầy giáo, cô giáo theo tinh thần và nhiệm vụ các Nghị quyết số 40, 41 của Quốc hội khóa X và Nghị quyết số 37 của Quốc hội khóa XI; Luật Giáo dục năm 2005.
Tiếp đó, ngày 07/11/2006, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để thực hiện Chỉ thị trên trong ngành giáo dục, ngày 18/5/2007, Bộ
trƣởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị số 2516/CT - BGDĐT Về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục với mục đích: tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dƣỡng, rèn luyện và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.
Để sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 15/4/2009, Bộ Chính trị ra Thông báo Kết luận số 242 - TB/TW Về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục trên cả nƣớc, Bộ
Chính trị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp “cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Trung ƣơng 2 (Khóa VIII), phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [106]. Bộ Chính trị nhấn mạnh: Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp GD&ĐT Việt Nam phải “đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ” [106].
Với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có một nền giáo dục đáp ứng đƣợc yêu cầu của cuộc nhập quốc tế, Bộ Chính trị yêu cầu cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Trong đó, cần coi trọng cả ba mặt
giáo dục: dạy làm ngƣời, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tƣởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc, của Đảng; phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng; phát triển quy mô hợp lý cả đại trà và mũi nhọn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời có thể học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, thực hiện phổ cập THCS một cách bền vững, củng cố kết quả xoá mù chữ, ngăn chặn tình trạng tái mù chữ, phấn đấu giảm tỷ lệ học sinh lƣu ban, bỏ học; khuyến khích phát triển, nâng cao chất lƣợng các trƣờng THPT năng khiếu.
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước đối với giáo dục: tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục; đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hƣớng coi trọng năng lực thực tế; tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng: đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi
dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; chuẩn hoá trong đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Nhà nƣớc cần thực hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vật chất và tinh thần để thu hút những ngƣời giỏi làm công tác giáo dục.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục: rà soát lại toàn bộ chƣơng trình và sách giáo khoa
phổ thông, khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, chƣa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của ngƣời học; chuẩn bị xây dựng và triển khai thực hiện bộ chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, theo hƣớng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả; tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều; phát huy phƣơng pháp
dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm phần lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành.
Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục: tăng đầu tƣ Nhà nƣớc
cho GD&ĐT; ƣu tiên các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; không ngừng đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; thực hiện tốt chủ trƣơng xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn; thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục.
Thứ sáu, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục: Nhà nƣớc tập trung
đầu tƣ cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp tục phát triển hệ thống trƣờng nội trú, bán trú; đặc biệt chú ý đến con thƣơng binh, liệt sĩ, con gia đình có công với nƣớc, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cƣ [106].
Nhƣ vậy, từ năm 2006 đến năm 2010, để thực hiện chủ trƣơng “đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh vào nội dung trọng tâm để phát triển GDPT đó là: ƣu tiên hàng đầu
cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH; coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm ngƣời, dạy chữ, dạy nghề; coi trọng phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng; đổi mới mạnh mẽ GDPT sao cho chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông khắc phục tình trạng nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, chƣa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của ngƣời học.
Đây là những chủ trƣơng quan trọng của Đảng về GD&ĐT nói chung và GDPT nói riêng trong thời kỳ đất nƣớc hội nhập quốc tế sâu, rộng. Đó là cơ sở để các Đảng bộ lãnh đạo phát triển sự nghiệp GD&ĐT ở địa phƣơng.
* Chủ trương của Chính phủ đối với tỉnh Thái Nguyên
Ngày 04/5/2007, theo đệ trình của UBND tỉnh Thái Nguyên, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 58/2007 - QĐ/TTg Phê duyệt Quy hoạch
phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với mục
tiêu: “phấn đấu đƣa tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ” [110, tr.3]. Đối với lĩnh vực giáo dục, Chính phủ phê duyệt kế hoạch: Trƣớc năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục THPT cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hóa toàn bộ trƣờng, lớp học; mỗi huyện có ít nhất ba trƣờng THPT [110, tr.3]. Đề án của Chính phủ là cơ sở, động lực để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tăng cƣờng lãnh đạo phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục.
3.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ
* Tình hình mới của Thái Nguyên
Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, GDPT tỉnh Thái Nguyên đúng trƣớc những thách thức cần đƣợc khắc phục:
Thứ nhất, ngân sách chi cho giáo dục hạn chế do tỉnh Thái Nguyên
vẫn phải nhận trợ cấp từ Trung ƣơng. Vì vậy, nhiều hạng mục, nội dung của GDPT cần đầu tƣ nhƣng không đƣợc đáp ứng, từ đó, đã ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng giáo dục toàn diện của địa phƣơng.
Thứ hai, các điều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục ở khu
vực nông thôn, miền núi với khu vực thành phố, thị xã không đƣợc bảo đảm. Cụ thể: một số trƣờng, lớp ở các địa phƣơng miền núi, vùng cao (tập trung chủ yếu ở huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ) xuống cấp, chƣa đƣợc tu sửa; đồ dùng, trang thiết bị dạy học thiếu thốn, lạc hậu; đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận giáo viên ở đây còn khó khăn: thiếu nhà ở, không có điện thắp sáng.
Thứ ba, công tác quy hoạch mạng lƣới trƣờng THPT còn nhiều bất
hợp lý do các trƣờng chƣa có đất hoặc chƣa đủ diện tích theo quy định, công tác giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn, nhiều vƣớng mắc.
Thứ tư, đội ngũ giáo viên về cơ bản đủ về số lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu
cầu chuyên môn (bằng cấp, chứng chỉ), xong phần lớn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học: dạy học thụ động, chƣa phát huy tính sáng tạo cho ngƣời học, chƣa thực sự coi học sinh là trung tâm.
Bên cạnh đó, GDPT tỉnh Thái Nguyên cũng phải đối diện với những