Cơ sở lý luận về liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 56 - 61)

2.3.1. Khái niệm liên kết

Liên kết theo từ điển tiếng Việt được hiểu là: "kết lại với nhau từ nhều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ". Mối liên kết diễn tả sự kết hợp giữa một hay nhiều thực thể với nhau. Các thực thể trong tổ chức NC&TK được hiểu là: thực thể NCKH; thực thể sản xuất và thực thể đào tạo [Thư Viện học liệu mở Việt Nam, 2016]. Các thực thể: thực thể NCKH; thực thể SX và thực thể

ĐT như các phần tử thuộc hệ thống Viện Hàn lâm KH&CNVN, có mối liên hệ qua lại, không thể tách rời nhau trong hệ thống.

2.3.2. Tính đa dạng của mối liên kết

Mối liên kết có thể phân ra liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết trong, liên kết ngoài. Do tính đa dạng của hoạt động NCKH, hoạt động sản xuất và hoạt động đào tạo dẫn đến mối liên kết giữa các hoạt động này thường đa dạng. Các liên kết chính bao gồm: mối liên kết giữa NCKH và đào tạo; mối liên kết giữa NCKH với sản xuất và mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX. Các liên kết giữa NCKH với SX và ĐT cũng hết sức đa dạng.

2.3.3. Chính sách “thị trường kéo”, “khoa học và công nghệ đẩy”

Theo Vũ Cao Đàm, chính sách "thị trường kéo" lấy mục đích là nhu cầu giành thế mạnh cạnh tranh trên thị trường. Từ nhu cầu thị trường kéo KH&CN đi theo áp dụng trong sản xuất. Ở mô hình này khâu khảo sát, tìm hiểu, đánh giá tác động của thị trường được tiến hành trước, sau đó mới tiến hành hoạt động R&D.

Cũng theo Vũ Cao Đàm, chính sách "KH&CN đẩy": chủ thể quản lý chủ động đưa những chương trình, dự án "đẩy" KH&CN vào sản xuất, thay đổi bộ mặt sản xuất [Vũ Cao Đàm, 2017].

2.3.4. Tính tất yếu của sự liên kết

Nhu cầu của hoạt động NCKH

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các Viện NC&TK;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX góp phần thương mại hóa được kết quả nghiên cứu, tăng thu nhập cho các nhà khoa học đồng thời thúc đẩy hoạt động NCKH;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX sẽ nâng cao chất lượng nghiên cứu và chất lượng các nguồn lực KH&CN đặc biệt là nguồn nhân lực.

Nhu cầu của hoạt động đào tạo

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; - Sự liên kết thúc đẩy đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, nâng cao trình độ giảng viên;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX góp phần tận dụng các nguồn lực của NCKH và hoạt động SX để phục vụ ĐT;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với hoạt động NCKH, hoạt động sản xuất và có cơ hội tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.

Nhu cầu của hoạt động sản xuất

- Sự liên kết giữa NCKH với ĐT và SX thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp thông qua quan hệ của Doanh nghiệp với Viện NC&TK và Trường đại học;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX sẽ tận dụng được nguồn lực của Viện NC&TK và Trường đại học cho nghiên cứu đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ của Doanh nghiệp, giải quyết những khó khăn của Doanh nghiệp về công nghệ.

Nhu cầu xã hội

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các Viện NC&TK, của các Trường đại học và của Doanh nghiệp;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SX thúc đẩy nâng cao chất lượng NCKH, chất lượng đào tạo và chất lượng sản xuất;

- Liên kết giữa NCKH với ĐT và SXsẽ góp phần nâng cao dân trí đồng thời xây dựng thành công nền kinh tế tri thức.

2.3.5. Những yếu tố tác động đến liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo xuất và đào tạo

Những quy luật cơ bản của kinh tế thị trường ảnh hưởng đến mối liên kết giữa NCKH với sản xuất và đào tạo

Quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị của thị trường thúc đẩy Doanh nghiệp cải tiến công nghệ gắn sản xuất với NCKH, cải tiến công nghệ giúp Doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng quy luật cung cầu và quy luật giá trị của kinh tế thị trường. Các tổ chức NC&TK cần liên kết giữa NCKH với sản xuất để đáp ứng yêu cầu, đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Hoạt động đào tạo cần gắn bó với hoạt động NCKH và sản xuất để khẳng định thực lực của trường giúp nhà trường xây dựng thương hiệu và uy tín để cạnh tranh trong hoạt động đào tạo.

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế chi phối sự hình thành và phát triển mối liên kết giữa NCKH với sản xuất và đào tạo

Trong những năm qua thị trường của Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển nên còn ở trình độ thấp. Dung lượng thị trường nhỏ hẹp, cơ cấu và các yếu tố kinh tế thị trường hình thành chưa đầy đủ. Chưa có thị trường sức lao động theo đúng nghĩa, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường KH&CN còn sơ khai, phát triển chậm. Vì vậy liên kết giữa NCKH với SX và ĐT chưa được phát huy. Qua đó ta thấy kinh tế thị trường chi phối sự hình thành và phát triển mối liên kết giữa NCKH với SX và ĐT.

Kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị sẽ thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng tiến bộ KH&CN trên cơ sở hợp tác với các tổ chức NC&TK, đầu tư đặt hàng các tổ chức này nghiên cứu và triển khai công nghệ.

Bởi vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa, vận dụng quy luật "thị trường kéo" chúng ta phải đẩy mạnh liên kết giữa NCKH với SX và ĐT.

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (2006), nền kinh tế thị trường có nhiều chuyển biến tích cực, cơ chế điều hành nền kinh tế ấy có nhiều tiến bộ, trong giai đoạn không xa sẽ có nền kinh tế thị trường thực sự. Điều này tạo môi trường cho các tổ chức NC&TK tự hoàn thiện các chức năng cơ bản của một Viện nghiên cứu trong đó có cả chức năng đào tạo và sản xuất.

Hội nhập quốc tế là cơ hội cho các Nhà lãnh đạo và quản lý tiếp cận với nền khoa học và giáo dục thế giới sâu sắc hơn và sẽ là tác nhân quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển của đất nước, sẽ hiểu được những bất cập của phân ly giữa khoa học và giáo dục đại học và tìm cách khắc phục nó.

Hội nhập quốc tế không cho phép “một mình một chợ” mà phải chấp thuận luật lệ chung cũng như tính hợp chuẩn của hoạt động và kết quả hoạt động, vì vậy sẽ là động lực thúc đẩy quá trình đa dạng hóa chức năng của các Viện NC&TK, khắc phục dần sự phân ly NCKH và giáo dục đại học.

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là động lực cho việc hoàn thiện chức năng đào tạo và sản xuất của các Viện NC&TK, quá trình này sẽ là quá trình tự điều chỉnh của tổ chức cho thích ứng với điều kiện mới song sẽ chậm, nếu có tác động hành chính từ cơ quan quản lý sẽ thúc đẩy quá trình nhanh hơn.

Tác động của tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến hình thành mối liên kết giữa NCKH với sản xuất và đào tạo

Liên kết giữa NCKH với sản xuất và đào tạo tạo năng lực tự chủ:

Thông qua liên kết giữa NCKH với sản xuất, các Viện NC&TK mở rộng chức năng hoạt động theo yêu cầu của thực tế. Để đáp ứng hợp đồng đặt hàng của Doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất Viện cần tự chủ về tổ chức, liên doanh,

liên kết; tự chủ lao động. Thực tế cho thấy trong các Viện NC&TK số lượng cán bộ hợp đồng khá lớn, có Viện số cán bộ hợp đồng gấp hơn 2 lần cán bộ trong biên chế, với nguồn kinh phí lớn do hợp đồng kinh tế đem lại, các Viện này có thể tự tăng cường trang thiết bị, tạo năng lực tự chủ cho đơn vị.

Tự chủ thúc đẩy sự phát triển của các nhóm liên kết dẫn đến thúc đẩy tái cấu trúc các Viện NC&TK cho phù hợp kinh tế thị trường:

Từ mối liên kết giữa NCKH với sản xuất, các Viện NC&TK tăng cường nâng cao năng lực tự chủ về nhân lực, trang thiết bị, tổ chức hoạt động. Theo yêu cầu của sản xuất, các Viện NC&TK đi vào hoạt động theo mối liên kết giữa NCKH với sản xuất sẽ làm mềm hóa mô hình tổ chức theo “cấu trúc chức năng” hiện tại của các cơ quan khoa học hàn lâm, làm tăng khả năng thích ứng với môi trường của cấu trúc chức năng bằng cấu trúc dự án nhưng không phá vỡ sự cân bằng của cấu trúc chức năng, đảm bảo cho tổ chức phát triển ổn định lâu dài nhưng vẫn có được phản ứng nhanh nhậy với thị trường.

Các Viện NC&TK đi vào hoạt động theo liên kết giữa NCKH với sản xuất thành công sẽ tự chủ trong hoạt động, từ đó tác động trở lại các Viện chưa áp dụng mô hình liên kết, thúc đẩy cán bộ khoa học không tham gia mô hình liên kết nỗ lực nâng cao trình độ, tự đào tạo để có thể bắt kịp sự phát triển của đơn vị. Sự thay đổi mô hình hoạt động của các Viện NC&TK sẽ thúc đẩy tái cấu trúc các Viện để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)