Các nghiên cứu được công bố ở châu Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 37 - 43)

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài có liên quan đến chủ

1.2.3. Các nghiên cứu được công bố ở châu Mỹ

a. Các nghiên cứu được công bố ở Canada

Theo [Eliot A. Phillipson and Co-authors, 2012], về kết quả nghiên cứu trong 20 lĩnh vực KH&CN cho thấy thế mạnh về KH&CN của Canada ở tất cả các lĩnh vực khác nhau.Sau đây chỉ xin khảo sát 3 lĩnh vực khoa học được công bố trong tác phẩm này:

- Về nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp: có các kết quả nghiên cứu với chỉ số trích dẫn được xếp hạng thứ hai trên toàn thế giới, tổng số nghiên cứu sinh quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới tốt nghiệp bậc Tiến sĩ về khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp chiếm 23% số nghiên cứu sinh tốt nghiệp Tiến sĩ ở 20 lĩnh vực khác nhau tại Canada. Như vậy, có thể nói nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp là lĩnh vực khoa học mạnh nhất của Canada;

- Về sinh học: có các kết quả nghiên cứu với chỉ số trích dẫn được xếp hạng thứ tư trên toàn thế giới. Ba tiểu lĩnh vực (sub-fields) trong sinh học mà Canada có thế mạnh đặc biệt là sinh học tiến hóa (Evolutionary Biology), điểu học (Ornithology) và động vật học (Zoology). Trong đó điểu học là một tiểu lĩnh vực lớn chiếm đến 8,8% kết quả nghiên cứu của toàn thế giới trong giai đoạn 2005-2010, tiếp đến là sinh học tiến hóa cũng chiếm đến 6,9% kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới trong giai đoạn 2005-2010;

- Về hóa học: có các kết quả nghiên cứu với chỉ số trích dẫn được xếp hạng thứ bảy trên toàn thế giới. Trong một cuộc khảo sát được tiến hành 2010, có 53% các nhà khoa học mang các quốc tịch khác nhau cho rằng Canada là một quốc gia mạnh về nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học.

Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã xếp hạng kết quả R&D của các trường đại học Canada đứng thứ 15 trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng [World Economic Forum, 2012], khảo sát 95 trường đại học của Canada đã đạt tổng 1,65 tỷ $ giao dịch thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Theo thống kê, có 22% sáng chế do Trường đại học là chủ sở hữu (university-ownership) và 42% sáng chế do các nhà sáng chế trong các Trường đại học là chủ sở hữu (inventor-ownership). Như vậy, tổng cộng cả hai nguồn trên cho thấy có đến 64% các sáng chế của Canada được sinh ra từ các Trường đại học và các Doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off), bởi vậy khi nghiên cứu về chuyển giao công nghệ ở Canada không thể bỏ qua việc nghiên cứu các Trường đại học và các Doanh nghiệp Spin-off [Trần Văn Hải, 2015, tr. 16-20].

Mặc dù các Trường đại học và các Viện R&D của Canada có tiềm năng rất lớn trong việc chuyển giao công nghệ, nhưng các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ một văn bản chính sách nào điều chỉnh lĩnh vực chuyển giao

công nghệ từ các Trường đại học và các Viện R&D ra nước ngoài. Thậm chí, trong một tài liệu mới phát hành năm 2012, các nhà nghiên cứu về chuyển giao công nghệ của Canada đã phải nói rằng Canada hiện đang thiếu một chính sách ở tầm quốc gia về chuyển giao tri thức và vấn đề chuyển giao công nghệ liên quan đến thể chế tồn tại của các Trường đại học [Thomas E. Clarke, 2008].

Như vậy, có thể thấy mặc dù tiềm năng về chuyển giao công nghệ của các Trường đại học và các Viện R&D với các Doanh nghiệp khởi nguồn là rất lớn, tuy nhiên việc thiếu một chính sách điều chỉnh vấn đề này cho thấy đây là một khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ cần chuyển giao được tạo ra từ nguồn này sang khu vực sản xuất, hay nói cách khác theo [Thomas E. Clarke, 2008] việc liên kết giữa Trường đại học và các Viện R&D với khu vực sản xuất của Canada vào trước những năm 2010 là chưa được chú ý.

Nhưng mối liên kết giữa Trường đại học Canada và các Viện R&D với khu vực sản xuất lại được chú ý trên khía cạnh khác, đó là việc chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các Trường đại học và các Viện R&D Canada sang khu vực sản xuất ở nước ngoài, mà quan hệ giữa Canada và Trung Quốc về KH&CN là một ví dụ.

Canada và Trung Quốc đã có các nghiên cứu chung và chuyển giao công nghệ trong nhiều lĩnh vực, nhưng phát triển nhất phải kể đến là nông nghiệp, thực phẩm và nước giải khát, khoáng sản kim loại và thiết bị liên quan, khai thác mỏ, đặc biệt đáng lưu ý là Cụm công nghệ thông tin nằm ở lưu vực đồng bằng sông Dương Tử bao gồm thành phố Thượng Hải, tỉnh Giang Tô và tỉnh Chiết Giang.

Mối quan hệ về chuyển giao công nghệ giữa Trung Quốc và các Trường đại học, các Viện R&D của Canada đã được thiết lập rất nhiều, trong đó đáng lưu ý là Trung tâm chuyển giao công nghệ Trung Quốc đặt tại Đại học

Western Ontario (China Technology Transfer Centre of The University of Western Ontario).

Đại học Western Ontario đã có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức KH&CN của Trung Quốc, trong đó đáng lưu ý là đã đầu tư vào khu công nghiệp y sinh học và khu công nghệ cao Tô Châu, thành lập Trung tâm chuyển giao công nghệ tại Công viên KH&CN Nam Ninh (Nanjing New Town Sci-Tech Park)…

b. Các nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ

Để thúc đẩy việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, năm 1980 Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Bayh - Dole, bao gồm: Luật về các thủ tục cấp bằng sáng chế cho trường đại học, các Viện R&D và doanh nghiệp nhỏ (University and Small Business Patent Procedures Act of 1980), Luật Nhãn hiệu hàng hóa

(The Trademark Counterfeiting Act of 1984) và Luật Điều hành 12591

(Executive Order 12591 of Apr. 10, 1987). Đạo luật Bayh - Dole tạo ra một chính sách đồng nhất về bằng sáng chế, cho phép các Trường đại học, các Viện R&D, các tổ chức phi lợi nhuận và các Doanh nghiệp nhỏ được giữ quyền sở hữu đối với các sáng chế thuộc Chương trình do Liên bang tài trợ.

Các đặc điểm chính của Đạo luật Bayh - Dole là:

- Quyền sở hữu đối với các sáng chế do Chính phủ Liên bang tài trợ thuộc về trường đại học, các Viện R&D trừ khi các đơn vị này từ chối không nhận;

- Nếu Trường đại học chọn cách nhận quyền sở hữu sáng chế thì họ cần nộp đơn đăng ký sáng chế và chứng tỏ tính khả thi trong việc tìm kiếm người được cấp phép license và phát triển các sản phẩm thương mại;

- Trường đại học có nghĩa vụ chia sẻ một phần thu nhập từ khai thác thương mại cho tác giả sáng chế;

- Chính phủ liên bang chỉ cấp phép license không độc quyền miễn phí để phục vụ mục đích mua sắm công;

- Chính phủ nắm quyền march-in right (quyền phát hành mới hoặc thu hồi một giấy phép) để tiến hành thương mại hóa nếu như người nhận không thực hiện trọn vẹn các nghĩa vụ như đã được quy định theo luật;

- Ưu tiên cấp phép license cho các doanh nghiệp nhỏ.

Do có đến gần hai phần ba số kinh phí tài trợ nghiên cứu cho các tổ chức nghiên cứu công của Mỹ được rót từ Chính phủ Liên bang, vì vậy Bộ luật này đã có tác động quan trọng đến hành vi của các tổ chức này.

Về mặt định lượng, số lượng đăng ký sáng chế của các Trường đại học tăng đáng kể sau khi Đạo luật Bayh - Dole được thông qua. Trước khi có đạo luật này, số lượng bằng sáng chế của các Trường đại học được cấp tăng một phần ba từ năm 1969-1974 và gần như giữ nguyên mức này từ năm 1974-1979. Sau khi ban hành Luật Bayh - Dole, số lượng bằng sáng chế được cấp tăng gấp đôi qua các năm 1979-1984, 1984-1989 và 1989-1997. Tỷ lệ bằng sáng chế của các Trường đại học đã tăng từ dưới 1% vào năm 1975 lên gần 2,5% năm 1990. Từ 1975-1990, số bằng sáng chế từ tài trợ cho R&D của các Trường đại học tăng gấp đôi trong khi tỷ lệ này giảm về tổng thể.

Sau khi Đạo luật Bayh - Dole được ban hành, sự gia tăng số lượng bằng sáng chế của Trường đại học được cấp kèm theo sự gia tăng trong hoạt động cấp phép chuyển giao sáng chế. Số lượng các Trường đại học có văn phòng chuyển giao công nghệ và cấp license tăng từ 25 văn phòng vào năm 1980 lên 200 văn phòng vào năm 1990. Ngoài ra, doanh thu từ việc cấp license của các Trường đại học thành viên của Hiệp hội Các nhà quản lý Công nghệ trường đại học đã tăng từ 222 triệu USD vào năm 1991 lên 698 triệu USD năm 1997 và 1,25 tỷ USD năm 2006. 2.547 sản phẩm mới đã được thương mại hóa từ các license của các Trường đại học từ năm 1998-2003. Cuối cùng kể từ năm 1980, license của các Trường đại học dẫn đến sự hình thành của 4.081 Công ty mới, tạo ra gần 260.000 việc làm và đóng góp 40 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Dựa trên những số liệu

thống kê này, rõ ràng Đạo luật Bayh - Dole đã đáp ứng được mục đích khuyến khích thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được liên bang tài trợ.

Ngân sách năm 2011 của Chính phủ Hoa Kỳ đã tăng 20% phục vụ chiến lược xuất khẩu "Sáng kiến quốc gia", đây là một chiến lược liên bang rộng lớn để tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ, trong đó sẽ tăng cường nỗ lực để thúc đẩy xuất khẩu của các Doanh nghiệp nhỏ, giúp thực thi các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia khác, đấu tranh để loại bỏ các rào cản đối với việc thương mại các sản phẩm của Hoa Kỳ và nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ.

Đối với chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ: Mặc dù Hoa Kỳ là một trong những nước có hệ thống kiểm soát xuất khẩu mạnh mẽ nhất trên thế giới, nó được bắt nguồn từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh của hơn 50 năm trước đây, nhưng hệ thống này cần được cập nhật để giải quyết những mối đe doạ trong bối cảnh kinh tế thay đổi từng ngày. Một trong những khó khăn kéo dài của suy thoái kinh tế là các Doanh nghiệp nhỏ không được tiếp cận vốn cần thiết cho hoạt động, phát triển và tạo công ăn việc làm mới. Để khuyến khích tinh thần kinh doanh tăng trưởng cao, Tổng thống Hoa Kỳ đã đề xuất chi 17,5 tỷ đô la Hoa Kỳ cho việc bảo lãnh vốn vay hỗ trợ cho các Doanh nghiệp nhỏ, tăng ưu đãi cho các Doanh nghiệp nhỏ để đầu tư vào nhà máy và thiết bị, và loại bỏ vĩnh viễn các khoản thuế lợi vốn cho nhà đầu tư.

Chính phủ Hoa Kỳ đã xác định, nguyên tắc quan trọng có thể giải quyết các ưu tiên trọng điểm quốc gia, xúc tác đổi mới thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự hình thành của các nhóm đa ngành của nhà nghiên cứu, đa lĩnh vực cộng tác viên, mang lại kiến thức mới để tạo ra những vấn đề quan trọng, tăng cường các hợp đồng xã hội giữa khoa học và xã hội, truyền cảm hứng cho sinh viên theo đuổi sự nghiệp STEM (Science - Khoa học, Techonology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math - Toán học). Hội

đồng Kinh tế Quốc gia và Văn phòng Chính sách KH&CN đang có những chính sách khuyến khích sự hợp tác liên ngành để đạt được những thách thức lớn mà có thể liên quan đến các công ty, các trường đại học nghiên cứu, các tổ chức R&D, doanh nghiệp xã hội, phi lợi nhuận, và các bên liên quan khác. Chính quyền đang làm việc chặt chẽ với Học viện Kỹ thuật quốc gia (NAE) về sáng kiến này. Các đơn vị trực thuộc NAE đã xác định được 14 kỹ thuật lớn thách thức liên quan đến phát triển bền vững, y tế, an ninh, và trao quyền con người, chẳng hạn như cung cấp nước sạch, kỹ thuật các loại thuốc tốt hơn, đảm bảo không gian mạng, phục hồi và cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị. Những thách thức lớn đã bắt đầu có tác động vào giáo dục đại học, đã có 25 trường đại học quyết định tham gia vào Chương trình Thách thức học giả Grand (Grand Challenge scholars program). Sinh viên đại học tại các Trường sẽ có thể giải quyết những vấn đề này bằng cách tích hợp nghiên cứu, một chương trình đào tạo đa ngành, kết nối 3 trụ cột: doanh nghiệp nghiên cứu; các hoạt động quốc tế và dịch vụ học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)