1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài có liên quan đến chủ
1.2.2. Các nghiên cứu được công bố ở châ uÁ và Australia
a. Các nghiên cứu được công bố ở châu Á
[WIPO, 2007] đã đề cập đến tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ trong mối liên kết hiệu quả giữa các Trường đại học và khu vực sản xuất, nêu kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan. Trong đó nhấn mạnh đến các Trường đại học trên thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của KH&CN. Mối quan tâm chính của các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để đảm bảo làm giàu tri thức được tạo ra trong các Trường đại học và các Viện R&D bằng cách chuyển giao cho khu vực sản xuất để xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có thể hưởng lợi từ chuyên môn KH&CN của Trường đại học và các Viện R&D. Việc nhận ra thực trạng không mấy sáng sủa là các kết quả nghiên cứu không thể chuyển giao đến xã hội bởi các vướng mắc như các nút thắt cổ chai (bottlenecks) trong việc thương mại hoá kết quả nghiên cứu trong Trường đại học. Bởi vậy việc liên kết giữa các Trường đại học và các Viện R&D với khu vực sản xuất là cần thiết, nhằm chuyển giao, thương mại hóa công nghệ và tài sản trí tuệ.
[WIPO, 2007] đã khảo sát và đánh giá tiến bộ của 7 nước châu Á nhằm hướng tới các mối quan hệ hiệu quả và tăng cường liên kết giữa các Trường đại học và các ngành công nghiệp trong lĩnh vực NCKH và công nghiệp. Nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi: những chính sách nào được các nước châu Á thông qua để chuyển giao công nghệ và đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng
trí tuệ như là một công cụ để chuyển giao công nghệ từ Trường đại học và các Viện R&D sang khối công nghiệp? Trong khi các yếu tố kinh tế và lịch sử ở các nước Châu Á là khác nhau, không có giải pháp đơn giản nào có thể được tìm thấy để áp dụng rộng rãi trong toàn khu vực, hy vọng của những người tham gia viết tài liệu này là sẽ cung cấp một số bài học sâu sắc có ích cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến việc đánh giá hiệu quả của mối quan hệ giữa các Trường đại học và các Viện R&D với khối công nghiệp ở các nước tương ứng và xác định cách cải tiến chúng.
[WIPO, 2007] đã chỉ ra bối cảnh lịch sử và kinh tế trong kinh nghiệm của Nhật Bản, đó là mặc dù có sự thành công vượt trội trong quá trình công nghiệp hoá trong suốt thời kỳ hậu chiến tranh, nhưng vào cuối những năm 1990, Nhật Bản đã nhận thấy phải có trách nhiệm biến đổi cơ bản các mối quan hệ giữa khối sản xuất với các Trường đại học và các Viện R&D. Tại Nhật Bản, nhiều Trường đại học chất lượng cao theo truyền thống thuộc sở hữu Nhà nước và do đó đã ít bị ảnh hưởng trước áp lực của khu vực tư nhân dẫn đến hậu quả là họ ít quan tâm đến mối quan hệ với giới kinh doanh. Đặc biệt sau năm 1945, các Trường đại học còn mang nặng tư tưởng chống giới kinh doanh, họ tin rằng giới kinh doanh lớn phải chịu trách nhiệm vì đã lái Nhật Bản vào cuộc chiến tranh Thái Bình Dương một cách đau đớn. Trong bối cảnh này, rất ít các Trường đại học thuộc sở hữu Nhà nước cung cấp dịch vụ cho các Doanh nghiệp để giúp họ giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Các Trường đại học tin rằng họ phải được phép theo đuổi chân lý, không phải vì lợi ích của các cơ quan bên ngoài chẳng hạn như Chính phủ và Doanh nghiệp.
Chỉ đến cuối những năm 1990 khi mà xã hội Nhật Bản đòi hỏi phải nghiêm túc thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa hai cộng đồng: Trường đại học và các Viện R&D với khu vực sản xuất. Nguyên nhân trực tiếp của sự thay đổi này là sự suy giảm khả năng cạnh tranh của các công ty Nhật Bản
trước các công ty Hoa Kỳ trong những lĩnh vực then chốt như công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Hàn Quốc và sau đó là Trung Quốc, các nước được công nghiệp hóa ở tốc độ cao, đã đặt ra những mối đe dọa mới cho ngành công nghiệp Nhật Bản. Phản ứng với những thách thức mới là nâng cấp các cấu trúc công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản bắt đầu thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các Trường đại học và các Viện R&D. Dưới sức ép cạnh tranh toàn cầu, việc sử dụng các kiến thức tiên tiến nhất được nghiên cứu và triển khai bởi các Trường đại học và các Viện R&D nhanh chóng trở thành một vấn đề ưu tiên cao nhất cho Nhật Bản. Về phía các Trường đại học và các Viện R&D, nhận thấy rằng họ đang tụt hậu so với các Trường đại học và các Viện R&D nước ngoài về trình độ học thuật vì họ đã không tương tác với các ngành công nghiệp.
Về bối cảnh lịch sử và kinh tế của Trung Quốc [WIPO, 2007] đã nêu rõ, khác với Nhật Bản, sự hợp tác giữa các Trường đại học và các Viện R&D với khu vực công nghiệp ở Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm 1950. Ngay từ khi hình thành nhà nước XHCH, các Trường đại học và các Viện R&D được kêu gọi đóng góp đầy đủ sự gia tăng sản xuất ở Trung Quốc, khi mà nền kinh tế Trung Quốc được coi là đang trong tình trạng “thiếu hụt”. Vào thời điểm này, việc chuyển giao kết quả nghiên cứu do các Trường đại học và các Viện R&D tiến hành sang khu vực sản xuất không có quy định rõ ràng về sở hữu trí tuệ.
Chỉ sau khi sự thay đổi chính sách quan trọng đã diễn ra trong những năm 80, Trung Quốc đã tập trung hơn vào việc phát triển kinh tế và do đó bắt đầu huy động các nguồn lực học thuật và khoa học để đạt được những kết quả về kinh tế. Quyết định về cải cách hệ thống KH&CN của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (The Decision on the Reform of Scientific and Technological Systems by the Central Committee of the Chinese Communist
Party) năm 1985 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách KH&CN. Điểm đặc biệt là quyết định này cho phép các Trường đại học quyền tự chủ, dựa trên tình hình thị trường, trong đó có việc tổ chức các hoạt động R&D và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, quyết định đưa ra các ưu đãi thông qua nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều. Như vậy, vai trò của Chính phủ đã thay đổi từ sự can thiệp trực tiếp và kiểm soát sang hướng dẫn và giám sát, bằng cách ban hành pháp luật để quy định, theo đó các Trường đại học có quyền tự chủ về hoạt động của mình. Có thể nhận định rằng chính sách về quyền tự chủ của các Trường đại học và các Viện R&D ở Trung Quốc khi chuyển giao kết quả nghiên cứu sang khu vực công nghiệp trên nguyên tắc thị trường đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong những thập niên vừa qua.
Với Trung Quốc [Meske, W. and Dang Duy Thinh, 2000] Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm chuyển đổi bởi sự giống nhau về bản chất của quá trình chuyển đổi theo hai giai đoạn [Yang, Q 1998]. Liên quan đến chính sách chuyển đổi hệ thống KH&CN phải kể đến phân tích khá toàn diện của tác giả Shulin Gu năm 1994 trong báo cáo “from paid transactions for technology to organizational restructruring”. Sau khi phân tích các điểm trọng tâm về các biện pháp chính sách của Nhà nước liên quan đến cải cách các Viện NC&TK theo các giai đoạn khác nhau: giai đoạn tiền cải cách (1978-1995), giai đoạn cải cách hệ thống quản lý KH&CN và xây dựng thị trường công nghệ (1985- 1987), giai đoạn sáp nhập các Viện NC&TK vào các Doanh nghiệp hiện có (sau 1987) và chuyển đổi toàn bộ các Viện NC&TK (từ năm 1990), tác giả đưa ra một số phát hiện về quá trình cải cách các Viện NC&TK của Trung Quốc: cải cách các Viện NC&TK công nghệ là rất cần thiết để các Viện này thích nghi với tình hình kinh tế mới; cách tiếp cận thị trường công nghệ minh chứng là không hiệu quả trong việc thích nghi hóa hệ thống NC&TK cũ đối
với vấn đề cải cách kinh tế định hướng thị trường, việc tái cấu trúc là cần thiết của quá trình chuyển đổi các Viện NC&TK công nghệ.
[WIPO, 2007] đã nêu kinh nghiệm của Hàn Quốc khi có mô hình phát triển khác. Như đã biết, để thu hẹp khoảng cách nhanh chóng với Nhật Bản và các nước công nghiệp khác, Hàn Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ chặt chẽ giữa các Trường đại học và các Viện R&D với khu vực sản xuất. Các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược đối với Hàn Quốc đã thay đổi nhanh chóng từ các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang sản xuất công nghệ cao và lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong thời gian này, một số đạo luật đã được ban hành hoặc sửa đổi để tạo đường cho một phạm vi rộng hơn của sự hợp tác giữa các Trường đại học và các Viện R&D với khu vực sản xuất (U-I). Bốn đạo luật có tầm quan trọng đặc biệt để tạo điều kiện hợp tác U-I (nguyên văn trong bản gốc U-I partnership), đó là:
- Luật Cơ bản về KH&CN (The Science-Technology Basic Law);
- Luật Xúc tiến chuyển giao công nghệ (The Technology Transfer Promotion Law);
- Luật Sáng chế (Patent Law);
- Luật Tăng cường giáo dục công nghiệp và tăng cường hợp tác (Law for Industrial Education Promotion and Collaboration Boost).
Nhận thấy rằng hệ thống đổi mới của Hàn Quốc dựa trên mô hình bắt kịp
(catch-up model), Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khuyến cáo Hàn Quốc chuyển hướng chiến lược của mình sang nghiên cứu cơ bản dài hạn và mở ra hệ thống đổi mới có sự tham gia của nước ngoài.
Như vậy, có thể nhận định sự tăng cường mối quan hệ U-I được cho là bước đi đúng đắn để Hàn Quốc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như đã thấy, trong đó có nhiều ngành công nghiệp như điện tử, công nghệ thông tin… ở top đầu thế giới.
Cũng theo [WIPO, 2007], trường hợp của Singapore khác với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, với nguồn gốc như một trung tâm thương mại, Singapore đã được mở ra cho cạnh tranh quốc tế kể từ khi được độc lập. Vào những năm 90, quốc gia này đã đạt đến mức độ phát triển công nghiệp cao và chiến lược sử dụng lao động rẻ không còn khả thi nữa, mà thay vào đó là đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó đặt ra trách nhiệm của các Trường đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Kỹ thuật Nanyang (NTU) là 2 trong nhiều Trường đại học có truyền thống hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp các Trường đại học này đã có việc làm trong các ngành sản xuất và dịch vụ đa dạng.
Được thành lập năm 1905, NUS là Trường đại học công lập lớn nhất Singapore với 28.000 sinh viên trong đó khoảng 3/4 là sinh viên đại học. Theo truyền thống, chính sách giáo dục của Singapore đặt trọng tâm vào Trường công do đó ở Singapore không có các Trường tư lớn, mặc dầu có nhiều chương trình giáo dục từ xa được triển khai tại Singapore. Nhưng từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Chính phủ đã khuyến khích các Trường đại học hàng đầu trên thế giới mở chi nhánh hoặc lập Trường tại Singapore dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong năm tài chính 2005 - 2006, ngân sách Singapore dành cho hoạt động R&D là 186 triệu SGD, trong đó NUS chiếm 4% tổng chi cho R&D cả nước. Năm 2004, với 162 bằng sáng chế do Hoa Kỳ cấp, NUS là chủ thể nắm giữ số lượng bằng sáng chế nhiều thứ ba sau Chartered Semiconductor, một công ty lớn của Singapore và HP (một chi nhánh của MNC). Tính đến tháng 3/2003, NUS có 162 bằng sáng chế và thành lập 30 Doanh nghiệp. Đã từ lâu, NUS đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sáng tạo trí thức. Đến năm 1991, chi phí cho hoạt động R&D mới được ưu tiên dành cho giáo dục trình
độ cao. Kể từ đó, một số lượng lớn tổ chức và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước được thành lập. Hiện nay, ngân sách dành cho các tổ chức nghiên cứu và giáo dục bậc cao là tương đương nhau. Mặc dầu vậy, kinh phí chi cho hoạt động R&D của NUS tăng nhanh, tăng gấp đôi trong giai đoạn 1997 - 2000, nhiều năm qua chi cho hoạt động R&D của NUS bằng 1/3 tổng số chi cho R&D của các tổ chức giáo dục bậc cao [National University of Singapore - NUS, 2016].
Giống như mô hình đại học truyền thống của cộng đồng Anh, thời gian trước NUS áp dụng mô hình truyền thống, hoạt động đào tạo được ưu tiên hàng đầu sau đó đến nghiên cứu, mãi tới giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, NUS mới tạo lập liên kết giữa ĐT và NCKH với SX, bắt đầu thành lập văn phòng cấp phép về công nghệ.
Cuối thập niên 90, NUS đã chuyển sang mô hình liên kết giữa ĐT, NCKH và SX và đã thành lập Doanh nghiệp thuộc trường. NUS đã lựa chọn những Giáo sư có tinh thần kinh doanh để điều hành Doanh nghiệp thuộc trường đồng thời trao quyền tự chủ cho các phòng, khoa, trung tâm và Doanh nghiệp để các tổ chức này thực hiện ý tưởng mới, mau chóng chuyển đổi hoạt động của trường theo tinh thần tự chủ.
Sau một thời gian thử nghiệm, các Doanh nghiệp thuộc NUS bắt đầu định hình và đưa ra nhiều ý tưởng để cải cách thể chế của Trường giúp thích ứng với mô hình mới. Doanh nghiệp thuộc NUS đã mở rộng tầm hoạt động, tạo liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và NCKH.
NUS đã thành lập Trung tâm khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trong Trường đặc biệt là sinh viên kỹ thuật, công nghệ thông tin và khoa học cơ bản. Bậc sau đại học có thể tham gia các khóa học về thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Trung tâm khởi nghiệp có trách nhiệm giúp sinh viên của NUS nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động Doanh nghiệp. Trung tâm
cũng xây dựng mạng lưới Doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện để các Doanh nghiệp khởi nghiệp của NUS tiếp cận với các nguồn vốn mạo hiểm từ bên ngoài. Với sáng kiến của Trung tâm khởi nghiệp, NUS đã từng bước vững chắc chuyển sang liên kết giữa ĐT, NCKH và SX. Giống như MIT, NUS đã gắn kết chặt chẽ giữa ĐT, NCKH với SX theo xu hướng toàn cầu hóa [National University of Singapore - NUS, 2016].
Tóm lại, NUS đã chuyển nhanh sang mô hình liên kết giữa ĐT, NCKH và SX, tích cực phát triển nguồn nhân lực sáng tạo ra tri thức mới và thương mại hóa tri thức thông qua hoạt động cấp bằng sáng chế, chuyển giao công nghệ và thành lập các Doanh nghiệp mạo hiểm. Với cơ cấu tổ chức gồm ba khối chính: khối học thuật, khối Doanh nghiệp, khối sản xuất, NUS đã chứng tỏ rằng Trường đại học cũng có thế mạnh chuyển giao tri thức và công nghệ mới cho khu vực kinh tế tư nhân. Mối liên kết giữa ĐT, NCKH và SX tiêu biểu của Singapore là NUS, có thể là kinh nghiệm tốt cho các nước châu Á khác học tập.
Theo [WIPO, 2007], trường hợp Philippines ở thái cực ngược lại so với Singapore, một tỷ lệ lớn các hoạt động kinh tế là trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Việc liên kết giữa Trường đại học và khu vực sản xuất là mới mẻ và chưa phổ biến rộng rãi. Một tỷ lệ rất nhỏ các Trường đại học có các đơn vị R&D mạnh cho phép hợp tác giữa Trường với khu vực sản xuất. Nghiên cứu chuyên sâu do một cơ quan Chính phủ cho thấy một số lĩnh vực có vấn đề tồn tại liên quan đến các hoạt động NCKH tại các trường đại học Philipines, bao gồm các quy trình hành chính, thiếu các nhà