Hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 50 - 51)

2.1. Hệ khái niệm công cụ

2.1.2. Hoạt động đào tạo

Theo Thomas N. Garavan, Pat Costine and Noreen Heraty (1995), đào tạo là một khái niệm dùng để chỉ việc giảng dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức thực tiễn thuộc một lĩnh vực cụ thể, nhằm giúp người học tiếp thu, nắm vững những tri thức thực tiễn, kỹ năng, nghề nghiệp có hệ thống để người đó có khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo (training) có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục (education). Có các dạng đào tạo, như đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề,... [Thomas N. Garavan, Pat Costine and Noreen Heraty, 1995].

Theo Vũ Cao Đàm trong phần “Các nguyên tắc” thuộc Báo cáo của Chủ tịch Ủy ban UNESCO về giáo dục, tác giả đưa ra “Bốn trụ cột của giáo dục” đó là: học để chung sống; học để biết; học để làm và học để tồn tại. Vũ Cao Đàm nhận diện mối quan hệ giữa NCKH và giáo dục như sau:

Giai đoạn 1: giáo dục mang sứ mạng truyền bá trí thức khoa học mà tiền nhân dày công tích lũy, giáo dục đi sau khoa học. Với sứ mệnh này, chương trình giáo dục phải thường xuyên cập nhật các tri thức khoa học của nhân loại, ông cho rằng đây có lẽ là sứ mạng của giáo dục trước cách mạng công nghiệp.

Giai đoạn 2: giáo dục tiến lên ngang hàng với khoa học, có mối tương tác với khoa học, vừa có sứ mệnh tiếp nhận các tri thức khoa học để cập nhật trong chương trình đào tạo, vừa có sứ mệnh tiếp sức cho khoa học phát triển.

Có lẽ mối tương tác này giữa NCKH và giáo dục xuất hiện và phát triển cùng với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, trong đó, các khám phá, phát hiện và phát minh khoa học (discovery) luôn kéo theo nhanh chóng các sáng chế công nghệ (invention) để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.

Giai đoạn 3: giáo dục vượt lên trước khoa học, khai phá và đào tạo về phương pháp luận dự báo và sáng tạo khoa học, đào tạo nhân lực NCKH, mở đường cho khoa học phát triển. Sứ mệnh này có thể đã bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, khi xuất hiện những cuộc cách mạng về KH&CN. Quá trình này đang tiếp diễn trong thời đại của chúng ta [Vũ Cao Đàm, 2014, tr. 100-103].

Trong Luận án này, quan điểm của Vũ Cao Đàm được tác giả vận dụng trong quá trình xây dựng mối liên kết NCKH và đào tạo tại các đơn vị NC&TK.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)