Từ khuynh hướng sử thi chuyển sang khuynh hướng thế sự, đời tư

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 51 - 59)

1.2 .1Bàn về văn học đề tài chiến tranh Việt Nam

2.1 Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời

2.1.2 Từ khuynh hướng sử thi chuyển sang khuynh hướng thế sự, đời tư

Sau hơn 30 năm kháng chiến giành độc lập và hơn mƣời năm chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam dần có sự chuyển mình cho phù hợp với công cuộc khôi phục và phát triển đất nƣớc sau chiến tranh. Đặc biệt là sau 1986, những dự cảm, tiên tri, trăn trở của những nhà văn tài năng đã ấp ủ từ thời chiến có dịp đƣợc phát lộ. Từ nhu cầu “nhìn thẳng, nói thật” đã mở ra cái nhìn hiện thực đa chiều trong sáng tác văn học. Cảm hứng, quan niệm nghệ thuật thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật... Sau một thời gian ảnh hƣởng bởi “quán tính” của tƣ duy thời chiến và chiến tranh chƣa thực sự

kết thúc, văn học Việt Nam bƣớc vào một quỹ đạo mới. Riêng trong truyện ngắn, độ lùi thời gian đã đem đến cho ngƣời viết nhãn quan trầm tĩnh, bớt tính lãng mạn để có cái nhìn tồn diện hơn về q khứ chiến tranh, về cả hai cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt đầy gian khổ hi sinh. Cùng với đó, tâm thế con ngƣời thời bình - thời mở cửa hội nhập, sự tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới đã đƣa vào văn học đề tài chiến tranh cảm quan mới. Truyện ngắn có sự thích ứng nhanh chóng trên nhiều phƣơng diện, trong đó phải kể đến sự chuyển hƣớng từ cái nhìn “sử thi” sang cái nhìn “phi sử thi” khi khai thác đề tài chiến tranh. Trong nền văn học nói chung, nhà văn hƣớng ngòi bút nhiều hơn về những điều phía sau chiến thắng, đậm chất thế sự, đời thƣờng.Điều này là hệ quả tất yếu, đáp ứng nhu cầu hiện thực khách quan và tự thân của văn học và trong tƣơng tác, ảnh hƣởng của văn học đƣơng đại thế giới.

- Từ khuynh hướng sử thi trong truyện ngắn thời chiến

Trong đời sống văn chƣơng nói chung, sử thi ra đời và tồn tại ở những thời điểm lịch sử đặc biệt. Cùng với thời gian, những đặc điểm cơ bản của thể loại cổ xƣa đƣợc “di truyền” và tái tạo trong văn học hiện đại một cách linh hoạt. Giai đoạn kháng chiến (1945 - 1975) ở Việt Nam cũng là thời điểm đặc biệt để cảm hứng sử thi lan toả tạo nên nền văn học sử thi. “Đó là lúc mà vấn đề lịch sử - dân tộc đƣợc đặt lên hàng đầu, vấn đề vận mệnh tổ quốc, danh dự quốc gia khiến ngƣời ta quan tâm hơn là các vấn đề thuộc về quan hệ và số phận cá nhân” và “ở đâu, lúc nào xuất hiện sự thức tỉnh, trỗi dậy của ý thức cộng đồng thì ở đó có sử thi” [65].

Có nhà nghiên cứu đã đánh giá về ba mƣơi năm văn học cách mạng: “Quy mơ sử thi và tính chất anh hùng ca phát triển trong văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa là do nhu cầu phải có những bức tranh với tầm khái quát rộng lớn nhằm miêu tả công cuộc đấu tranh cách mạng, nhằm phản ánh sự nghiệp sáng

tạo tập thể và những chiến công anh hùng của hàng chục triệu quần chúng” [73, tr. 67]. Khoảng thời gian cam go, hào hùng và bi tráng này đã trở thành mảnh đất sản sinh và ni dƣỡng nền văn học sử thi, góp phần tạo nên tiếng nói tinh thần của thời đại. Khơng thể phủ nhận rằng, cái nhìn sử thi chi phối giai đoạn văn học này trên tất cả các thể loại trong đó có truyện ngắn. Tính chất sử thi của văn học thể hiện ở cái nhìn hƣớng đến những sự kiện lịch sử, vấn đề mang tính “vĩ mơ”, cái chung, số phận của tồn dân tộc với cảm hứng “sử thi hố” khi nhìn nhận đánh giá hiện thực và con ngƣời. Điều đó bắt nguồn từ “tƣ duy sử thi” mà nhƣ giới nghiên cứu nhận định là nó “khẳng định sự tất định”, “tách biệt chủ thể và khách thể, bên trong và bên ngồi, xấu và tốt, nói rộng ra, đó là sự phân cực và lƣỡng giá, khẳng định một chân lý đúng, chân lý độc tôn” [50].

Do đặc điểm của lối tƣ duy này biểu hiện một “khoảng cách lý tƣởng” giữa chủ thể và đối tƣợng, nói nhƣ M. Bkhtin là “khoảng cách sử thi” thể hiện tâm thế của lớp hậu sinh với thế hệ đi trƣớc. Vì vậy, việc xây dựng hình tƣợng thƣờng gắn với những phạm trù cái cao cả, cái đẹp với tâm thế ngƣỡng mộ, sùng kính, lý tƣởng hố, con ngƣời có tính đại diện, “hình tƣợng nhân vật phù hợp với địa vị xã hội mà nó đảm nhiệm” [138]. Bên cạnh đó, văn học sử thi cũng hƣớng đến “đời sống tinh thần của thực thể xã hội với ý nghĩa đối lập với cái chủ quan, cái bên trong, cái thực thể cá nhân” [64]. Vì vậy, trong văn học sử thi hầu nhƣ khơng xuất hiện tiếng nói cá nhân mà đƣợc thống nhất, hồ chung vào tiếng nói của cộng đồng, của dân tộc trƣớc giai đoạn đặc biệt của lịch sử. Điều đó cũng quy định nhân vật trung tâm khơng phải là đại diện cho con ngƣời cá nhân mà là những ngƣời con ƣu tú, kết tinh những phẩm chất cao quý, đại diện cho cộng đồng, giai cấp, dân tộc, thời đại. Và chính “sự kiên trì hƣớng tìm tịi con ngƣời mới trong dòng sống cuồn cuộn của cách mạng, ở những tuyến đầu chính là cơ sở đảm bảo cho văn xuôi (...) thực hiện trách

nhiệm cao quý của nó đối với sự nghiệp cách mạng và chính là cơ sở cho chính sự lớn lên, sự đổi mới, sự trƣởng thành của bản thân thể loại” [7].

Khuynh hƣớng sử thi gắn với cái nhìn ở tầm rộng, bao quát, điểm nhìn sử thi phóng chiếu hiện thực ở “chiều kích vĩ mơ” và “tƣ duy sử thi địi hỏi một tinh thần làm cốt lõi” [3, tr. 134]. Trong thời gian kháng chiến, đó chính là tinh thần u nƣớc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chính đặc trƣng của lối tƣ duy sử thi tạo nên cái nhìn phân cực rõ ràng thành hai tuyến: tốt - xấu; địch - ta, thắng - thua... trong văn học thời chiến nói chung và truyện ngắn nói riêng. Sau Cách mạng tháng Tám, với sự thay đổi mọi mặt đời sống chính trị, xã hội và trải qua kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, diện mạo nền văn học cách mạng dần hình thành theo xu hƣớng “sử thi hố” là chủ đạo. Thành công của lối tƣ duy này là đã kết tinh thành những truyện ngắn làm nổi bật chân dung những anh hùng, ngƣời con ƣu tú và cộng đồng với lý tƣởng chung nhƣ: Về làng (Phan Tứ), Mảnh trăng cuối rừng, Những vùng trời khác nhau

(Nguyễn Minh Châu), Phù sa, Ráng đỏ (Đỗ Chu), Tiếng đêm (Cao Tiến Lê), Đất, (Anh Đức), Ông Năm Hạng (Nguyễn Quang Sáng), Rừng xà nu (Nguyễn

Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)...

Truyện ngắn tập trung khẳng định con đƣờng làm cách mạng giành độc lập, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc là con đƣờng lý tƣởng, đúng đắn. Mỗi ngƣời dân yêu nƣớc đều là một nhân tố làm nên thành cơng của cách mạng. Vì vậy xuất hiện kiểu nhân vật phổ biến là “nhân vật tập thể” nhƣ trong các tác phẩm: Một

lần tới thủ đô (Trần Đăng), Mường Giơn (Tơ Hồi), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Rẻo cao (Nguyên Ngọc), Người hậu phương (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Con chị

Lộc (Anh Đức), Quán rượu người câm (Nguyễn Quang Sáng), Bức thư làng

Mực (Nguyễn Chí Trung), Lửa đêm (Phan Tứ), Những ngôi sao xa xôi (Lê

mọi tầng lớp, thành phần quần chúng nhân dân, là một đơn vị chiến đấu, một cơ quan, nhân dân một vùng kháng chiến, nhóm thanh niên xung phong... Truyện ngắn gắn với cái nhìn sử thi hƣớng đến hiện thực rộng lớn, bao quát con ngƣời trong cách mạng và kháng chiến, từ đó xây dựng những “nhân vật sử thi”.

Bên cạnh đó, nhân vật cá nhân điển hình đại diện cho các tầng lớp “cơng - nông - binh”, mang những phẩm chất, tính cách tiêu biểu của cộng đồng cũng xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là trong truyện ngắn về chiến tranh thời kỳ chống Mỹ. Những nhân vật này là điển hình cho xu thế vận động của lịch sử - ngƣời dân đổi đời và hồ vào dịng thác cách mạng. Phẩm chất chính trị của nhân vật đƣợc tập trung miêu tả, trở thành tiêu chuẩn đánh giá con ngƣời. Đó có thể là những ngƣời lính biết gạt những thiên kiến riêng tƣ vì mục tiêu chung của dân tộc (Những vùng trời khác nhau - Nguyễn Minh Châu), là ông Tám Xẻo Đƣớc (Đất - Anh Đức) thà hi sinh chứ kiên quyết không chịu rời làng, là ông chủ quán (Quán rượu người câm - Nguyễn Quang Sáng) trong lòng chỉ thƣờng trực nung nấu quyết tâm vì ngày chiến thắng... Hầu hết nhân vật chính diện trong truyện ngắn thời kỳ này đều xây dựng trong mối quan hệ rộng lớn với nhân dân, lịch sử. Câu chuyện của mỗi cá nhân dƣờng nhƣ đƣợc đặt ra để nói lên vấn đề, quy luật nào đó của cộng đồng và cuộc sống. Cũng bởi vậy, nhân vật đƣợc xây dựng đơn giản, gần gũi, đại diện cho phẩm chất của tập thể... làm sao để đến với công chúng nhƣ sự lan toả, cổ vũ, nêu gƣơng những chân dung tiêu biểu. Chính vì vậy mà các phƣơng diện góc độ phản ánh, nghệ thuật biểu đạt không phải là vấn đề trọng tâm trong đời sống văn học. Nền văn nghệ cách mạng cùng chung một khí thế, tinh thần và mọi yếu tố cá nhân, cá tính sáng tạo của nghệ sĩ tạm thời đƣợc đặt sang một bên. Và nhƣ một lẽ tất yếu, lối kể chuyện, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ thƣờng giản dị, đơn tuyến, chƣa có sự đa dạng về phong cách.

- Sự dịch chuyển theo khuynh hướng đời tư, thế sự trong truyện ngắn sau 1975

Sau năm 1975, hiện thực tồn tại ở trạng thái mới, nhu cầu của đời sống và văn học địi hỏi có những bƣớc chuyển so với thời chiến. Dù đất nƣớc vẫn phải tiếp tục cuộc chiến tranh biên giới, nhà văn không chỉ hƣớng đến những vấn đề lịch sử chính trị mà cịn bƣớc vào khai phá những mảng hiện thực mới đặt ra của cuộc sống sau giải phóng. Vì vậy, sự thay đổi tƣ duy, khuynh hƣớng phản ánh là điều tất yếu. Văn học đƣơng đại Việt Nam về chiến tranh thiên về khai phá những mặt còn khuất lấp, những vấn đề đời tƣ - thế sự, chiến tranh hiện lên qua số phận con ngƣời với thế giới bên trong phức tạp, với những vết hằn ám ảnh. Bên cạnh diễn ngôn ý thức hệ, cộng đồng, văn học về chiến tranh còn là diễn ngơn về số phận cá nhân, nhân tính, bản năng của con ngƣời, là cuộc thể nghiệm lối viết, góc nhìn mới.

Khác với tƣ duy sử thi, tƣ duy tiểu thuyết “khơng khẳng định sự hồn tất khép kín, từ đó khơng khẳng định sự phân cực, biệt lập các giá trị mà xem các giá trị chỉ có tính chất tƣơng đối, do đó đƣa đến quan niệm tính đa chân lý, hay tính đa nguyên” [50]. Lối tƣ duy này hƣớng đến phản ánh cái “hiện thực chƣa hồn thành” nên khơng có “khoảng cách” nhƣ trong tƣ duy thời kỳ trƣớc. Vì vậy ý thức cá nhân, tinh thần dân chủ đƣợc khích lệ và xuất hiện sự đa dạng trong phong cách sáng tạo, mở rộng đề tài, chủ đề trong tác phẩm văn học… Nhà văn hƣớng đến trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, giọng điệu và ngôn ngữ đa thanh, thể hiện những dự cảm của tác giả về cuộc đời “bất định”. Từ đó tự do tạo dựng kết cấu mở, tạo hiệu ứng đồng sáng tạo với độc giả. Sự thay đổi hệ hình tƣ duy ảnh hƣởng đến nhiều thể loại trong đó có truyện ngắn - thể loại mang những đặc tính của tƣ duy tiểu thuyết (sự tiếp cận thực tại, vai trò của hƣ cấu tự do, của kinh nghiệm sống trực tiếp của tác giả). Truyện ngắn về chiến tranh đã có sự chuyển mình cùng đời sống chung của văn học và đem lại diện mạo mới khi viết về đề tài này.

Thực tế, từ trƣớc 1975, đã xuất hiện một số truyện ngắn mang cảm hứng bi kịch với những trăn trở về số phận con ngƣời và nỗi đau chiến tranh nhƣ

Anh thương binh Hiền (Nguyễn Đình Thi), Im lặng (Nguyễn Ngọc Tấn)... Sau

giải phóng, hàng loạt truyện ngắn:Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi),

Bức tranh, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu), Có một thời yêu

(Vũ Thị Hồng), Truyện sót lại ở thung lũng Chớp Ri (Nguyễn Quang

Lập),Đêm nguyệt thực (Trung Trung Đỉnh), Mã Đại Câu - người quét chợ

Mường Cang, Thím Hng (Ma Văn Kháng), Truyện rất khó viết (Nguyễn

Đông Thức)... đặc tả con ngƣời với cuộc chiến đấu trong chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và cuộc sống thƣờng ngày mang theo “vết thƣơng” từ chiến tranh. Sự thay đổi tƣ duy nghệ thuật thôi thúc ngƣời viết phát huy sức sáng tạo và có ý thức “vƣợt qua chính mình” để tìm tịi những lối viết mới.

Trên tinh thần dân chủ, truyện ngắn về chiến tranh cũng hƣớng đến cuộc sống đa trị và qua đó thể hiện cảm quan của nhà văn. Khơng còn đơn thuần là những câu chuyện về anh hùng, truyện ngắn chiêm nghiệm vềcáccuộc chiến tranh đã qua một cách khách quan về cả hai chiến tuyến với những vấn đề nhân bản. Cuộc sống đang từng ngày đối diện với hậu quả chiến tranh để lại cũng là mảng hiện thực nhức nhối đƣợc giới sáng tác “đào xới”. Chiến tranh và con ngƣời đƣợc đặt trong cái nhìn đa chiều, đa diện với sự phức tạp, phía khuất lấp, những dang dở chìm nổi của số phận cá nhân.

Sự dịch chuyển có tính chất bƣớc ngoặt này bắt nguồn từ sự thay đổi của đời sống, từ nhu cầu của chính những ngƣời cầm bút và cơng chúng. Nói nhƣ nhà văn Nguyễn Minh Châu: “ngịi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội ngƣời chiến sĩ nếu chỉ biết cái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâm hồn phơi phới mà không biết cái lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị thƣơng trong bùn lầy, trong mƣa bom và bão

đạn..” [25, tr. 32]. Ông cho rằng: “phải có cách nhìn đầy đủ hơn, khơng phải chỉ một mặt mà trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến vô cùng quyết liệt và đa dạng nhƣ nó vốn có” [25, tr. 34].

Vì vậy mà từ giữa những năm 80 đến thập kỷ 90 của thế kỉ XX xuất hiện ngày càng nhiều truyện ngắn với cảm hứng bi kịch, nhân bản khi viết về về cuộc chiến đã qua và cuộc chiến biên giới nhƣ: Chuyện ởPai-lin (Dạ

Ngân),Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Chiều vơ danh(Hồng Dân), Người sót lại của Rừng Cười (Võ Thị Hảo), Phố nhà binh (Chu Lai), Kẻ sát nhân lương

thiện (Lại Văn Long), Hai người đàn bà xóm Trại (Nguyễn Quang

Thiều),Những giấc mơ có thực (Vũ Thị Hồng)... Văn học nói chung, truyện ngắn về chiến tranh nói riêng từ chỗ có lúc cịn lãng mạn hố, “né tránh” nói đến tổn thất hi sinh đã tìm đến cái nhìn cân bằng, dân chủ, thẳng thắn, coi trọng việc “viết nhƣ thế nào?”. Khơng chỉ khẳng định tầm vóc, vị thế chính nghĩa của cuộc kháng chiến, những tổn thƣơng mất mát khơng gì lấp đầy đƣợc tái hiện trong truyện ngắn.

Từ đầu thế kỉ XXI đến nay,viết về số phận riêng đầy trắc trở với những “chấn thƣơng” đeo đẳng trong cuộc sống thời bình tiếp tục là trăn trở của ngƣời cầm bút.Các cuộc chiến tranh trên mảnh đất Việt Nam trong thế kỉ XX đã kết thúc nhƣng nhiều thế hệ vẫn còn chịu ảnh hƣởng của dƣ chấn, thƣơng tích âm thầm, dai dẳng. Nỗi niềm đó đƣợc các thế hệ nhà văn chuyển tải bằng nhiều câu chuyện, cách thức biểu đạt mang khơng khí lối viết đƣơng đại. Có thể kể đến Người đàn bà khơng hóa đá (Nguyễn Thế Tƣờng), Hoa gạo tháng

3(Trần Thanh Cảnh), Chú lùn thứ bảy (Lƣu Sơn Minh),Những đứa con của

mẹ(Thiên Di), Chuyến đêm (Phong Điệp), Đỉnh khói (Nguyễn Thị Kim Hịa), Âm thanh của ký ức (Doãn Dũng)... Qua mỗi nhân vật lại là sự ánh chiếu biết

bao cuộc đời trên đất nƣớc suốt chiều dài lịch sử là những cuộc chiến tranh vệ quốc. Từ đó tái hiện khoảng thời gian đã lùi vào quá khứ trong sự ứng chiếu

với hiện tại và suy tƣởng về tƣơng lai.Có nhà văn từng nóinhững câu chuyện về chiến tranh khơng gì khác hơn là những câu chuyện về con ngƣời. Truyện ngắn viết về câu chuyện đời ngƣời với những cảnh ngộ rất riêng tƣ, lặng lẽnhƣng xét cho cùng cũng là câu chuyện của dân tộc, thời đại.

Cùng với những bƣớc đi của lịch sử, sự thay đổi cảm hứng sáng tác dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 51 - 59)