Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 81)

CHƢƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU

3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến

vị trí vai trị trong tác phẩm kết hợp với đặc điểm phẩm chất tính cách, lứa tuổi của nhân vật trong tƣơng quan chịu ảnh hƣởng của chiến tranh. Từ đó luận án tập trung khảo sát một số kiểu loại nhân vật chủ yếu đƣợc khắc hoạ nhằm chuyển tải tƣ tƣởng về chiến tranh của nhà văn đƣơng đại.

3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh chiến tranh

Nếu văn họcViệt Nam 1945 – 1975 xây dựng hầu hết nhân vật theo hƣớng ổn định, “bất biến về tính cách”, tạo nên hệ thống nhân vật “đơn tính cách” thì sau 1975 nhân vật có sự thay đổi theo cách nhìn nhận, phản ánh con ngƣời. Chính vì vậy, nhân vật xuất hiện đa tính cách, “không nhất quán”. Trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, thế giới nhân vật rất phong phú đa dạng

với trẻ em, nam giới ở các lứa tuổi - không tham gia chiến tranh, phụ nữ, ngƣời lính... Con ngƣời trong đời sống đa dạng, phức tạp nhƣ thế nào thì hiện diện trong truyện ngắn về chiến tranh nhƣ vậy.

Truyện viết khi chiến tranh biên giới chƣa kết thúc hay khi các cuộc chiến tranh đã chấm dứt có nhiều nhân vật ở mọi lứa tuổi, giới tính là con ngƣời của cuộc sống hồ bình, thƣờng ngày. Họ hầu nhƣ không tham gia hoặc không chịu ảnh hƣởng của chiến tranh mà xuất hiện trong truyện với tƣ cách ngƣời kể chuyện, nhân vật phụ làm bối cảnh cho tuyến truyện chính. Đó là ngƣời chồng (Hai người bạn - Lê Minh Khuê), “tôi” (Người ở bến Sông Châu - Sƣơng Nguyệt Minh), “tơi”, Phụng, Vịnh (Có một đêm như thế - Phạm Thị Minh Thƣ ), “tôi” (Chuyê ̣n ở bản Piat - Vũ Xuân Tƣ̉u), “tôi” (Trên núi Tưk- cot- Hồ Kiên Giang)... Đây là những nhân vật chỉ có trong truyện ngắn giai

đoạn này khi viết về chiến tranh còn trong thời chiến, mỗi con ngƣời đều là một thành tố của hậu phƣơng hay tiền tuyến, thuộc trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp của chiến tranh.Điều dễ nhận ra là các nhân vật này không đƣợc tập trung miêu tả mà thƣờng chỉ đóng vai trị dẫn dắt truyện hoặc làm tơn lên nhân vật chính, thơng điệp chủ đạo của truyện.

Bên cạnh đó, những nhân vật là trẻ em, thiếu niên chịu ảnh hƣởng ít nhiều của chiến tranh cũng xuất hiện trong một số truyện. Một nhà văn nƣớc ngồi đã từng nói “phụ nữ và trẻ em là những ngƣời bất hạnh nhất trong chiến tranh. Phải chăng đó là bất hạnhcủa xung đột giữa hủy diệt và sinh nở, bạo lực và yếu đuối, nhơ bẩn và trong trắng, thơ bỉ và cái đẹp, có phải vì vậy mà tiếng nói của họ có sức nặng tố cáo hơn cả” [133, tr. 104]. Mỗi nhân vật góp phần nói lên sự tàn khốc của chiến tranh làm tổn thƣơng những mảnh đời trẻ thơ trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là cậu bé Nhạ (Vầng trăng mồ cơi - Võ Thị Hảo), cô cháu gái (Ngôi sao vô danh - Bảo Ninh), những đứa trẻ đƣợc gửi cho nhân vật “chị” ni do hồn cảnh chiến tranh (Trên mái nhà người phụ nữ - Dạ

Ngân), cậu bé (Sám hối - Phùng Văn Khai), ấu hồn (Bến đàn bà- Nguyễn Mạnh Hùng),em bé (Tiếng lục lạc-Nguyễn Quang Lập), em bé (Em bé câm

trước đền Ăng-ko- Lê Lựu), Nguyên (Mặt trời bé con của tơi- Thùy Linh), bé

trai ( Bí ẩn của làn nước - Bảo Ninh)....

Những nhân vật này thƣờng xuất hiện với tƣ cách là nhân vật thứ chính hoặc nhân vật phụ, là điểm nhấn trong truyện ngắn về chiến tranh. Nếu nhân vật thiếu nhi trong văn học thời kháng chiến thƣờng là những “mầm non cách mạng”, “chiến sĩ nhỏ” anh dũngthì trong truyện ngắn sau chiến tranh thƣờng xuất hiện là những nạn nhân chiến tranh. Họ có thể bị chiến tranh cƣớp đi tính mạng (Sám hối, Mặt trời bé con của tơi), vì ảnh hƣởng chất độc chiến tranh mà không thể chào đời lành lặn (Bến đàn bà, Tiếng lục lạc), vì chiến tranh mà trở thành trẻ mồ côi (Trên mái nhà người phụ nữ, Thanh

minh trời trong sáng), phải trải qua cú sốc tinh thần khủng khiếp (Em bé câm trước đền Ăng-ko - Lê Lựu)... Ở đây thể hiện sự thay đổi trong tƣ tƣởng sáng

tạo của ngƣời cầm bút. Nhân vật trẻ thơ đƣợc quan tâm miêu tả nhƣ một đối tƣợng cần đƣợc chăm sóc, ni dƣỡng thì lại phải rơi vào những bi kịch bởi chiến tranh.Từ đó cho thấy tính chất phi nhân đạo của hành động phát động chiến tranh xâm lƣợc. Nó khơng chỉ hủy diệt mơi trƣờng sống an bình mà cịn đe dọa cả tƣơng lai con trẻ.

Nhân vật ông già cũng xuất hiện trong nhiều truyện ngắn tạo nên những “điểm nhấn” về con ngƣời trong và sau chiến tranh. Đó là ơng già ngƣời Gia Rai trong Đêm nguyệt thực (Trung Trung Đỉnh) - ngƣời cứu sống, làm điểm tựa cho anh thƣơng binh rồi sau này trở thành bố vợ của anh. Là nhân vật kỳ ảo - cụ già râu tóc bạc phơ (Bến trần gian - Lƣu Sơn Minh) có thể tạo nên phép màu đƣa linh hồn anh lính về q; là ơng Vui (Vịt trời lơng tía bay về - Hồng Nhu) xƣa trốn đi lính quốc gia và nay khơng cho con đi bộ đội nhƣng trƣớc quyết tâm của vợ con, ơng cũng n lịng. Đó cịn là ngƣời ơng với sở

thích trồng hoa là lời nhắn nhủ, tâm niệm, thông báo gián tiếp về chiến tranh của ngƣời cháu - anh lính biền biệt ở chiến trƣờng (Người trồng địa lan - Dƣơng Duy Ngữ). Nhân vật ông lão trong truyện Ngôi sao vô danh (Bảo

Ninh) vẫn ngỡ đang cịn chiến tranh dù hồ bình đã về, nhất định sống ở vùng đất xƣa với công việc “gác ghi” dù thực tế ga tàu đã khơng cịn từ lâu... Mỗi nhân vật xuất hiện trong truyện để lại những ấn tƣợng, ám ảnh bởi họ là ngƣời “đặc biệt” hoặc qua nhiều trải nghiệm sống nên điềm tĩnh, quyết đoán, sâu sắc, bảo lƣu cách sống - lẽ sống của riêng mình trƣớc những biến động của thời cuộc. Những nhân vật này thƣờng đƣợc miêu tả nhƣ đại diện của một lớp ngƣời giàu vốn sống, để lại một dấu ấn, kỉ niệm đặc biệt nào đó trong cuộc đời ngƣời lính.

Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chọn và đi sâu khảo sát hai kiểu nhân vật tiểu biểu, xuất hiện với tần xuất nhiều nhất trong tác phẩm, đó là ngƣời lính và ngƣời phụ nữ. Trong đó nhân vật lại đƣợc thể hiện rất đa dạng với nhiều kiểu loại tính cách, phẩm chất. Xét trong mối tƣơng quan với chiến tranh, những ngƣời lính là lực lƣợng trực tiếp hoạt động trên mặt trận nên họ là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nặng nề, dai dẳng nhất. Chính vì vậy, họ là ngun mẫu, nhân vật chính và trung tâm của nhiều tác phẩm. Bên cạnh đó, một bộ phận đơng đảo phụ nữ là những ngƣời bà, ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời yêu... phải chia biệt ngƣời thân vì chiến tranh. Họ có thể khơng trở về hoặc trở về trong thƣơng tật, đổi thay nên có thể nói phụ nữ là đối tƣợng thứ hai chịu ảnh hƣởng nặng nề, lâu dài bởi chiến tranh. Nhân vật phụ nữ xuất hiện trong truyện ngắn về chiến tranh với mật độ lớn, nhiều số phận bị vịng xốy chiến tranh tác động. Đặc biệt, một số trƣờng hợp phụ nữ cũng là ngƣời lính nhƣng trong cách phân loại này, chúng tơi xếp vào hệ thống nhân vật phụ nữ. Bởi dù là ngƣời lính, họ cũng mang những đặc trƣng thiên tính nữ và nét riêng của

ngƣời phụ nữ Á Đơng. Điều đó quy định hành vi, tính cách, số phận của nhân vật trong tác phẩm.

3.2.1. Nhân vật người lính

Sau năm 1975,truyện ngắn miêu tả về ngƣời lính trong chiến tranh biên giới với thiếu thốn, hi sinh bằng nhãn quan thực tế. Đặc biệt, sau 1986, nhân vật là nơi thể hiện tập trung, rõ nét nhất thay đổi quan điểm nghệ thuật về con ngƣời. Nhà văn Batsarop cho rằng: “mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh” [151]. Giới sáng tác Việt Nam đã có những nỗ lực vƣợt qua lối viết còn nhiều phiến diện của giai đoạn trƣớc. Nhân vật xuất hiện khơng cịn “đơn phiến” mà “đa diện” với nhiều gƣơng mặt khác nhau bên trong một con ngƣời ở những thời điểm khác nhau. Sau khi chiến tranh kết thúc đã xuất hiện những nhân vật “đa trị”, “lƣỡng diện”, mang nhiều gƣơng mặt, khó phân định và đoán biết nhƣ hoạ sĩ (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu), Trí (Hai người trở lại

trung đoàn – Thái Bá Lợi) sớm đề cập đến những phức tạp trong cuộc sống

thời chiến và diễn biến tâm trạng ngƣời lính khi vừa bƣớc sang hồ bình. Càng về sau, truyện ngắn càng bổ sung thêm nhiều nhân vật nhƣ: vị tƣớng (Ai

biết mộ liệt sĩ ở đâu? - Văn Chinh), Lâm (Truyền thuyết về Quán Tiên - Xuân

Thiều), hắn (Họ đã trở thành đàn ông - Phạm Ngọc Tiến) ... gợi mở trƣờng phản ánh rộng hơn về con ngƣời trong chiến tranh.Khơng cịn là sản phẩm của tinh thần lý tƣởng hoá cao độ, họ hiện lên với trạng thái đời thƣờng nhất của con ngƣời, có sai lầm, thiên kiến cá nhân, khoảnh khắc hèn nhát, bản năng lấn át lí trí... Những con ngƣời đầy “bí ẩn”, bất ngờ, khơng thể đốn biết. Việc nhà văn “đặc tả” con ngƣời ở nhiều chiều kích một cách khách quan dẫn đến sự xuất hiện của nhân vật “lƣỡng diện” trong văn học nói chung và truyện ngắn về chiến tranh nói riêng. Ngƣời lính vì vậy mang diện mạo, tính cách,

hành vi ứng xử đa dạng, nhiều phƣơng diện, gần gũi, sắc nét và chân thực hơn.

Không phủ nhận những mặt tích cực, phẩm chất cao đẹp, truyện ngắn bổ sung vào bức chân dung ngƣời lính cái nhìn tồn cảnh đồng thời nhấn mạnh điểm cá biệt để mỗi nhân vật trở nên sống động và tạo những hiệu ứng thẩm mĩ sâu sắc. Đây cũng là nét mới trong miêu tả ngƣời lính khác với giai đoạn trong chiến tranh.Do sự chi phối của ý thức hệ thời chiến, diễn ngôn trung tâm của văn học là ngợi ca, nêu gƣơng, cổ vũ nên ngƣời lính thƣờng đƣợc miêu tả thuần chất, con ngƣời của cộng đồng và lý tƣởng, con ngƣời đổi đời nhờ cách mạng. Sau giải phóng, dù cịn phải tiếp tục chiến tranh biên giới, diễn ngơn về số phận cá nhân trở thành trung tâm nên nhân vật đƣợc soi ngắm từ những góc độ tinh vi, phức tạp vốn có. Điều đó thể hiện tƣ duy khách quan lịch sử của nhà văn đƣơng đại, khát vọng phản ánh một cách đầy đủ trên tinh thần xây dựng về hiện thực và con ngƣời trong sự tác động của chiến tranh.

3.2.1.1 Nhân vật người lính tự ý thức

Gắn với cảm quan mới về chiến tranh, sự hi sinh, đau thƣơng là một mặt khác của những chiến cơng, anh hùng. Vì thế, truyện ngắn thời kỳ này viết về ngƣời lính với nhiều mất mát, hi sinh và những nỗi đau hết sức con ngƣời (điều này ít thấy trong văn học giai đoạn trƣớc). Chính vì vậy, quan tâm đến những vết thƣơng chiến tranh của mỗi con ngƣời là cảm hứng lớn của truyện ngắn thời kỳ này. Ngƣời lính đƣợc xây dựng trong tâm thế tự ý thức về mình để sống và vƣợt lên nghịch cảnh sau chiến tranh. Khơng ít ngƣời trong hàng quân hào hùng, say mê lý tƣởng năm xƣa nay rơi vào bi kịch, bế tắc... Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu: “Xƣa nay, đất dƣới chân những ngƣời thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa… Bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực nhƣ bƣớc vào một cuộc chiến tranh” (Miền

Dù gặp những mất mát, thiệt thòi, nghịch cảnh nhƣng hình tƣợng ngƣời lính vẫn đem đến cho ngƣời đọc sự khâm phục, cảm động. Vẻ đẹp của ngƣời chiến sĩ bƣớc ra khỏi chiến tranh đƣợc tôn lên khi họ biết vƣợt qua những bi kịch cá nhân để khẳng định phẩm chất - lí tƣởng sống của mình. Sau chiến tranh, họ là những ngƣời bị đánh mất hạnh phúc hoặc không thể mang lại hạnh phúc cho ngƣời khác. Bị đặt vào những cảnh huống éo le, bất đắc dĩ trong đời sống cá nhân do chiến tranh đƣa lại nhƣng họ một lần nữa khơng gục ngã mà âm thầm đƣơng đầu với nó một cách kiên cƣờng.

Đó là Lực (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu) đã bị báo tử, cha già và vợ ở cùng chồng mới, sự trở về của anh đặt ra tình huống khó xử. Anh chọn cách chấp nhận thực trạng đó, sống với việc tìm hài cốt đồng đội. Ngƣời lính ấy một lần nữa hi sinh hạnh phúc cá nhân trong hồ bình vì ngƣời khác, quyết đốn và rộng lƣợng. Cịn nhân vật “anh” (Đêm nguyệt thực - Trung Trung Đỉnh) bị thƣơng nặng, khơng cịn giấy tờ gì, anh sống lặng lẽ ở Tây Nguyên chứ không muốn trở về làm gánh nặng cho vợ và gia đình. Anh chấp nhận mọi sự an bài và bị ghi danh liệt sĩ khi đang cịn sống. Thƣơng tật, khó khăn đã đẩy anh vào cảnh tƣởng chừng khơng lối thốt, chỉ sống qua ngày đoạn tháng nhƣng hạnh phúc lại một lần nữa mỉm cƣời trƣớc nghị lực sống và sự hi sinh thầm lặng.

Có thể thấy, nhà văn đã miêu tả trực diện thử thách với ngƣời lính trở về có khi nhƣ “sóng ngầm”, lúc lại nhƣ “lũ quét” mà chỉ có bản lĩnh và sự cao thƣợng cùng với những phẩm chất đã tôi luyện qua chiến tranh mới giúp họ vƣợt qua, tìm lại cuộc sống cân bằng. Kiểu nhân vật này chiếm số lƣợng lớn trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh. Từ đó tiếp tục khẳng định một chân lý “con ngƣời có thể bị huỷ diệt chứ khơng chịu khuất phục”. Họ hiện diện trong nhiều truyện khác nhƣ Trần Năng (Tình yêu một đời- Nguyễn Ngọc Chụ), Thao (Miền cỏ hoang - Trần Thanh Hà), Toại (Ngủ giữa hoa sen

- Nguyễn Anh Vũ), Năm Dũng (Những bóng người trên đất - Trịnh Sơn), Trung (Chuyện ở Pai-lin - Dạ Ngân)... Ngƣời lính đƣợc miêu tả đậm chất đời thƣờng. Khác với thời bom đạn, họ đƣợc đặc tả trong một cuộc chiến mới âm thầm nhƣng không kém phần khốc liệt với những trớ trêu của hoàn cảnh khi trở về với cuộc sống thƣờng ngày. Không đƣợc tập trung khắc họaở những phẩm chất, tinh hoa của cộng đồng, ngƣời lính tự ý thức đƣợc khai thác ở bản lĩnh chấp nhận và vƣợt qua những điều nhỏ nhặt, tầm thƣờng, tổn thƣơng mà chiến tranh để lại.

Chính bởi vậy, hệ thống nhân vật này đem lại cho truyện ngắn về chiến tranh màu sắc lạc quan với hi vọng về tƣơng lai đƣợc gây dựng lại từ đổ nát, tàn tích chiến tranh. Những phẩm chất đáng quý của ngƣời Việt Nam là cội rễ của tinh thần đó. Sự kiên trì, bền bỉ, đức hi sinh, lịng nhân ái, sợi dây kết nối tình thân gia đình, dịng họ, làng mạc... là sức mạnh nâng đỡ con ngƣời đi qua thăng trầm sau chiến tranh. Họ ln ý thức vƣơn tới hồn thiện và vƣợt qua nghịch cảnh. Trong mỗi câu chuyện về họ cũng chứa đựng nỗi đau khơng dễ nói thành lời của ngƣời lính sau chiến tranh. Gắn với cảm hứng bi tráng, nhân vật ngƣời lính đƣợc đặt vào tình cảnh sự trở về khơng thay đổi đƣợc gì cho số phận của mình nhƣng lại làm xáo trộn của sống của nhiều ngƣời khác. Đó là sản phẩm tất yếu của sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật và cảm thức ngƣời cầm bút đƣơng đại. Nhân vật đƣợc xây dựng dựa trên những mâu thuẫn, xung đột giữa con ngƣời và hoàn cảnh, mong ƣớc và thực tế. Điều này chỉ có ở nhân vật ngƣời lính trong văn học sau giải phóng.Qua đó, nhà văn thể hiện cách nhìn nhận, lí giải vấn đề theo cách riêng của mình.

Tự ý thức còn là trạng thái tinh thần để con ngƣời chiêm nghiệm, suy ngẫm lại hành động của mình. Từ đó có thể dẫn đến những thay đổi trong tƣ tƣởng, hành vi với những ngƣời từng làm điều sai trái trong quá khứ. Chiến tranh mang gƣơng mặt bạo tàn, khơng ít con ngƣời trong đó phải đóng vai trị

cơng cụ thực thi tội ác hoặc “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Cảm thức tự thú, sám hối thƣờng xuất hiện ở những ngƣời từng mắc sai lầm, tội lỗi - điều mà trong chiến tranh gieo rắc ở khắp nơi bởi khi môi trƣờng sống đầy những bất trắc, khác thƣờng của bom đạn, chết chóc, hành vi tàn sát vơ nhân đạo hay ích kỷ cá nhân là chuyện thƣờng ngày. Phải điềm tĩnh lại, ngƣời trong cuộc mới đủ lí trí để chiêm nghiệm lại và để cho tiếng nói chân chính cất lên từ sâu thẳm tâm hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm để tự nhận thức và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 81)