Vai trò của tình huống trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 137 - 139)

CHƢƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU

4.3 Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện

4.3.1 Vai trò của tình huống trong truyện ngắn

Có thể nói, khi bƣớc vào một truyện ngắn ngƣời đọc cần phải nắm đƣợc giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động đó. Nhƣng nếu chƣa nắm đƣợc tình huống thì xem nhƣ chƣa nắm đƣợc chiếc chìa khóa để mở vào một thế giới bí ẩn của truyện ngắn.

Theo Hegel: “Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành đƣợc quy định. Tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có đƣợc một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật” [155]. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng nhận định: “Tình huống giúp cho những gì còn

nằm trong hình thức chƣa phát triển nay đƣợc bộc lộ và hoạt động tích cực. Tình huống là một tình trạng có tính chất riêng biệt. Tình huống trở thành xung đột. Tình huống là bƣớc trung gian (giữa tình trạng im lìm và tình trạng hành động)” [155, tr. 96].

“Mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống, vì thế tình huống tiêu biểu phải cùng lúc thực hiện các nhiệm vụ nghệ thuật là: gắn kết các nhân vật cùng tham gia một sự kiện, biến cố có ý nghĩa nào đó, bộc lộ quan hệ và tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề” [61, tr. 263]. Tình huống là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự nói chung. Dù là những cốt truyện giàu kịch tính hay cốt truyện không có biến cố, truyện ngắn vẫn phải dựa vào một tình huống nhất định. Việc phát hiện và xây dựng những tình huống hay sẽ làm bộc lộ những nét cơ bản của những tính cách, số phận trong tác phẩm, làm nổi bật một vấn đề, hiện tƣợng xã hội nào đó.

Tình huống trong truyện ngắn giữ vai trò là “hạt nhân” của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng đƣợc tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tƣ tƣởng của tác giả cũng đƣợc bộc lộ sắc nét nhất. Vai trò của tình huống truyện luôn đƣợc ngƣời viết truyện đề cao. Chính vì thế với truyện ngắn cần một tình huống, một khoảnh khắc giàu ý nghĩa giống nhƣ cái trục xoay quần tụ mọi chi tiết của tác phẩm làm bùng nổ tƣ tƣởng của tác giả.

Bàn về nghệ thuật truyện ngắn, nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh vai trò của tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải… ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt. Trên cơ thể con ngƣời cũng nhƣ trên cơ thể cuộc sống, có những huyệt, điểm vào đó, có thể làm rung động toàn thể. Truyện ngắn nhằm vào đó. Truyện ngắn điểm huyệt hiện thực bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhƣng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày. Nhìn

chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng đƣợc xây dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy” [39, tr. 355].

Có thể thấy, tình huống là yếu tố quan trọng trong truyện ngắn, thậm chí truyện có thể bị “phá vỡ” nếu chọn và khai thác tình huống không phù hợp với đặc trƣng thể loại. Trong truyện ngắn từ sau 1975 viết về chiến tranh, có thể chia thành nhiều kiểu tình huống khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 137 - 139)