CHƢƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU
4.3 Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện
4.3.2 Một số tình huống tiêu biểu
4.3.2.1 Tình huống bi kịch
Kiểu tình huống này bao hàm các xung đột đời sống mang tính kịch cao, sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay gắt và bị dồn nén trong một không gian, thời gian và hành động theo quy tắc của kịch. Tình huống bi kịch đƣợc tạo dựng để khai thác chiều sâu tính cách, tâm hồn con ngƣời trƣớc bất hạnh của số phận. Ở đó mang những xung đột giữa khát vọng và hoàn cảnh, giữa thiện và ác và nhƣng ƣớc muốn chân chính của con ngƣời bị sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chi phối. Dạng tình huống này thƣờng gặp trong cốt truyện hành động, sự kiện - tâm lý.
Tình huống bi kịch cho thấy sự bất lực của con ngƣời trƣớc hoàn cảnh, sự khốc liệt của chiến tranh chi phối, ảnh hƣởng dai dẳng đến cuộc đời biết bao con ngƣời góp phần thể hiện cái nhìn mới mẻ của các nhà văn về chiến tranh khi lịch sử đã sang trang mới. Điều đó bắt nguồn từ góc nhìn đa diện, đa chiều, tinh tế, nhạy cảm của tác giả về cuộc đời. Con ngƣời đƣợc nhìn từ góc độ số phận cá nhân với những hạnh phúc và bất hạnh, đƣợc và mất, cao cả và thấp hèn, khao khát và tuyệt vọng, sức mạnh và sự bất lực, bóng tối và ánh sáng…
Trong truyện ngắn Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), các nhân vật đƣợc đặt
vào tình huống bi kịch: ngƣời chồng trở về sau chiến tranh thì vợ đã có gia đình mới vì đƣợc tin chồng đã hi sinh. Cả ba ngƣời trong cuộc đều không thể
thay đổi hồn cảnh để có đƣợc hạnh phúc. Phần đời cịn lại của Lực phải sống trong tình trạng khơng thể gắn liền, vừa khơng thể cắt lìa với q khứ. Anh khơng thể đồn tụ với vợ dù đó là khát vọng của cả hai ngƣời. Thai cũng rơi vào tình thế khơng lối thốt, khơng thể vì trở về sum vầy bên ngƣời chồng mình yêu thƣơng mà làm khổ bao nhiêu ngƣời khác, dù có ý định đó nhƣng cơ khơng thể thay đổi đƣợc hồn cảnh. Nhân vật thứ ba - ngƣời chồng mới càng lo lắng, tuyệt vọng vì sự trở về của Lực. Quảng càng thấy khơng thể níu giữ và hi vọng có đƣợc sự n ổn, hạnh phúc và tình u.
Trái ngƣợc với chuyện của Thai, trong Ba người trên sân ga (Hữu Phƣơng), bà Cảnh bị đặt vào tình huống bi đát khi đợi mãi chồng về sau chiến tranh thì bà đã ngồi năm mƣơi tuổi. Ơng đã có vợ bé rất trẻ trong khi bà khơng cịn sức sống của tuổi thanh xn. Ghen tng, cố giành ơng về phía mình nhƣng cuối cùng bà cũng chấp nhận để ông đi một lần nữa dù chiến tranh đã qua.
Nhìn chung, tình huống bi kịch chiếm tỉ lệ lớn trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh bởi nhìn từ hồ bình, chiến tranh để lại những hậu quả khơn lƣờng. Đó là tình huống trong các truyện khác nhƣ: Thím Hng (Ma Văn
Kháng), Em bé câm trước đền Angko (Lê Lựu),Tình yêu một đời (Nguyễn Ngọc Chụ), Tiếng chuông trôi trên sông (Vũ Hồng), Người sau cùng trở về
làng Vọc (Hoàng Phƣơng Nhâm ), Vết chim trời (Nguyễn Ngọc Tƣ), Những
bóng người trên đất (Trịnh Sơn), Biển cứu rỗi (Võ Thị Hảo)... Nếu chiến
tranh là một thử thách lớn với con ngƣời thì đứng trƣớc bi kịch trong cuộc sống đời thƣờng cũng là hoàn cảnh để con ngƣời khẳng định tinh thần đấu tranh vƣợt lên số phận để hay để lại chiêm nghiệm về những giới hạn không thể vƣợt qua trong cuộc đời.
4.3.2.2 Tình huống tâm trạng
Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thƣờng dẫn tới một kiểu nhân vật là con ngƣời tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật đƣợc hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tƣợng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Cịn các khía cạnh khác nhƣ ngoại hình, hành động, lí tính… ít đƣợc quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện, gắn với loại truyện ngắn trữ tình. Dạng thức tình huống này cũng đƣợc sử dụng với mật độ cao trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh bởi cái nhìn trƣớc đề tài này khơng cịn thiên về tính sự kiện, thời sự, cổ vũ kháng chiến mà dõi theo những diễn biến phức tạp của số phận mỗi con ngƣời. Nhà văn thƣờng từ một sự kiện nào đó khơi nguồn cho mạch tâm trạng, những điều ẩn sâu trong tiềm thức con ngƣời hiện lên rõ nét.
Mỗi tháng có một rằm (Lê Hoài Lƣơng) đƣợc xây dựng từ tình huống
“bà” biết chồng đi chùa tối rằm hàng tháng là để ra bến sơng ngồi cùng ngƣời tình cũ. Biết bao cảm xúc diễn ra trong tâm trí: bà suy nghĩ về chồng, thời gian sống chung với nhau và mối tình xƣa ơng đã kể cho bà vì chiến tranh mà chia biệt, về ngƣời đàn bà “đặc biệt” kia.“Bà chỉ ý thức mơ hồ rằng mình khơng có quyền làm kinh động giờ phút sống trong hoài niệm của trái tim sừng sững kia..” [112, tr. 40]. Dòng chảy tâm trạng chất chứa sự chịu đựng, nhẫn nhịn, “khiếp sợ và kính phục” trƣớc ngƣời tình cũ của chồng bà.
Một số lƣợng không nhỏ truyện ngắn về chiến tranh triển khai trên tình huống kiểu này. Phải kể đến Hai người đàn bà xóm Trại (Nguyễn Quang Thiều), Dịng sơng trinh nữ (Sƣơng Nguyệt Minh), Thảm cỏ trên trời (Ngô
Thị Kim Cúc), Tiếng rừng (Hiền Phƣơng), Chị dâu (Hoàng Tuấn), Người khơng đi qua hồng cung (Chu Lai)...
Viết về những ngƣời đi qua chiến tranh, một tình huống thƣờngxuất hiện trong truyện ngắn là để nhân vật gặp lại một kỷ niệm, con ngƣời nào đó và từ đó dịng tâm trạng, ký ức hiện về. Sự tƣơng tác cảm xúc quá khứ với hiện tại làm sắc nét những điều sâu kín, tinh vi và phức tạp trong tâm hồn con ngƣời sau chiến tranh. Đó là ngƣời khách khi về thăm lại khu đồi cát và bao hoài niệm, tâm trạng vị xé trong lịng ơng (Hồn cát - Nguyễn Hiệp). Là ông Phúc (Thời tiết của ký ức - Bảo Ninh) nhận đƣợc phong thƣ của Hạnh - cô con gái mà ông chƣa đủ can đảm gặp để nhận con. Ơng khơng ngủ đƣợc và ký ức bốn mƣơi năm cuộc đời trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử hiện về. “Những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lƣợt hiện hình, lần lƣợt trơi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn” [130, tr. 87]. Là hoạ sĩ Lƣu An (Bức chân dung của người đàn bà lạ - Chu Lai) với tình huống gặp ngƣời đàn bà đặc biệt. Sau đó là dịng cảm nhận, suy nghĩ, hồi tƣởng và hình ảnh trong tiềm thức ùa về, nhen nhóm lên trong ơng hi vọng và tâm trạng khác lạ. Đó cịn là tình huống mà nhân vật “tơi” (Chiều
vơ danh - Hoàng Dân), “chị” (Bến đàn bà - Nguyễn Mạnh Hùng), Tuân
(Những giấc mơ có thực - Vũ Thị Hồng)... đƣợc đặt vào để câu chuyện cuộc đời mỗi ngƣời xuất hiện theo dòng tâm tƣởng.
Tình huống tâm lý trong truyện nhiều khi khó nhận biết nhƣng lại gây ra những hiệu ứng cảm xúc mạnh với độc giả. Có thể nói, dạng tình huống này trở thành “chìa khố” mở ra cánh cửa tâm hồn con ngƣời với biết bao điều ẩn chứa sau chiến tranh. Vì vậy cũng tạo nên những thiên truyện ngắn giàu chất thơ, thế giới tâm hồn, tâm linh bí ẩn của con ngƣời đƣợc bộc lộ.
4.3.2.3 Tình huống tự ý thức
Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật đƣợc đẩy tới một tình thế bất thƣờng khi đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề về nhân sinh, về nghệ thuật... cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng
tình huống này thƣờng là nhân vật tƣ tƣởng. Nghĩa là kiểu nhân vật đƣợc khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lý tính của nó. Chất liệu cơ bản để tạo nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lý, đúc kết, chiêm nghiệm… Mà trƣờng hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống nhƣ một tƣ tƣởng đƣợc nhân vật hoá. Diện mạo của loại truyện ngắn này vì thế thƣờng là nghiêng về triết luận.
Thơng thƣờng, kiểu tình huống này trong những cốt truyện tâm lý, sự kiện - tâm lý và cốt truyện luận đề. Tình huống đƣợc tạo dựng với những xung đột gay gắt đặt nhân vật vào thế buộc phải suy ngẫm, tự nhìn nhận lại, điều chỉnh quan niệm sống, hành vi của mình và đấu tranh trong nhận thức để vƣơn đến sự hoàn thiện. Nhân vật Thái (Vở nhạc kịch dâng mẹ - Trầm Hƣơng) xa lánh, ốn trách mẹ vì tuổi thơ khơng đƣợc mẹ chăm sóc mà bà đi kháng chiến biền biệt, hết chiến tranh thì chồng chết, bà đi bƣớc nữa. Đặt trong tình huống ngƣời mẹ bỏ đi từ sáng sớm, đọc đƣợc lá thƣ và những bài thơ, dòng chữ viết bằng máu trong quyển sổ cũ, anh thấy mình ích kỷ, “vơ tâm đến nỗi khơng muốn nhìn thấy gì khác hơn ngồi nỗi đau khổ của chính mình” [121, tr. 22]. Anh tìm ra nguồn mạch để viết vở nhạc kịch về mẹ. Những suy nghĩ trẻ con, hẹp hòi của lớp ngƣời trẻ chỉ có sự “phản tỉnh” khi có tình thế buộc họ phải nhìn lại mình.
Nhiều nhân vật trong truyện ngắn khác nhƣ Tiếng vạc sành (Phạm Trung
Khâu), Truyện rất khó viết (Nguyễn Đông Thức), Vịt trời lơng tía bay về
(Hồng Nhu), Trang bản thảo chép thuê (Chu Lai)... đều có sự thay đổi quan
điểm, tƣ tƣởng hay lẽ sống của mình sau khi đối diện với sự kiện “bất thƣờng” nào đó rồi tự soi chiếu, ngẫm ngợi.
Tình huống tự ý thức cũng gắn với những nhân vật ăn năn, sám hối. Bởi chỉ khi nhận thức lại chính mình, họ mới nhận chân đƣợc giá trị của cuộc đời và sự đúng sai trong hành động để từ đó tìm thấy sự thanh thản, thay đổi tình
cảnh của mình. Đó là tình thế của nhân vật “hắn” (Tiếng chuông chiều - Lê Hồi Lƣơng), Thái (Giấc mơ kí ức - Phan Đức Nam), “tơi” (Con gà rừng - Đồn Lê)... Những tình huống nhận thức chính là khoảng lặng cần thiết trong cuộc sống con ngƣời để nhìn lại chính mình, soi vào q khứ để tiếp tục tiến về phía trƣớc, hƣớng tới chân giá trị của cuộc sống.
Sự phân loại nhƣ trên có tính chất tƣơng đối và viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó để xác định tác phẩm truyện ngắn có tình huống truyện nào. Tựu chung, đó là những sáng tạo tình huống nghệ thuật để biểu đạt đƣợc sự đa dạng, phức tạp của hiện thực trong và sau chiến tranh.
Đã có ý kiến cho rằng văn xi đƣơng đại có sự “giải tình huống”, việc phải sáng tạo ra tình huống hay để “neo” câu chuyện không thực sự cần thiết nữa. Bởi lối viết hiện đại, hậu hiện đại hƣớng đến “giải trung tâm”, “mờ hoá” các thành tố cơ bản của truyện. Tuy nhiên, truyện ngắn đƣơng đại vẫn chú trọng và sáng tạo tình huống giàu sức nặng, chuyển tải câu chuyện cuộc đời con ngƣời với những éo le, thƣơng tổn, tình nghĩa, xúc cảm... mang nhiều nét “dị biệt” do tác động của chiến tranh. Đây vẫn là một hƣớng sáng tác đƣợc đơng đảo độc giả đón nhận, bảo lƣu đƣợc những “hạt nhân cốt lõi” trên hành trình cách tân thể loại.