Nhân vật người phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 97 - 114)

CHƢƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU

3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến

3.2.2 Nhân vật người phụ nữ

Từ xƣa, trong văn học dân gian, trung đại Việt Nam, ngƣời phụ nữ thƣờng đƣợc xây dựng với vẻ đẹp tính nết, tâm hồn nhƣng còn chịu nhiều truân chuyên, không tự định đoạt đƣợc cuộc đời mình, phải đấu tranh, oán thán trƣớc những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Văn học hiện đại tiếp tục phản chiếu số phận ngƣời phụ nữ từng bƣớc tự chủ, tham gia công cuộc kháng chiến. Trong văn học về chiến tranh, nhân vật phụ nữ đƣợc dành một sự quan tâm và vị trí đặc biệt. Bởi họ là hậu phƣơng, cội nguồn, động lực, tình thƣơng yêu của những ngƣời lính. Họ cũng trực tiếp góp phần làm nên chiến thắng và chịu ảnh hƣởng nặng nề khi chiến tranh đi qua. Nói nhƣ nhà văn Xô - Viết Boris Vasilyev: “Những cuộc chiến tranh có bắt đầu nhƣng chắng có kết thúc. Nó dai dẳng trên nƣớc mắt những ngƣời vợ góa, ngƣời mẹ, nỗi buồn của trẻ mồ côi, tiếng rên rỉ của ngƣời lính bị thƣơng” [176]. Trải qua 30 năm kháng chiến trong thế kỷ XX và tiếp tục thời kỳ chiến đấu bảo vệ biên giới, tƣ tƣởng này càng trở nên thấm thía. Đặc biệt, với phụ nữ Việt Nam mang trong mình nếp sống Á Đông và theo truyền thống ngàn đời của dân tộc - giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, thuỷ chung son sắt... Sau 1975còn xuất hiện nhân vật phụ nữ Campuchia trong tác phẩm viết về chiến tranh biên giới Tây Nam với những phẩm chất tốt đẹp và cả sự tha hóa, bi kịch. Họ thƣờng đƣợc khắc họa trong mối liên hệ đầy ân tình với ngƣời lính Việt Nam chiến đấu trên đất bạn. Nhìn chung, trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại, hình tƣợng ngƣời phụ nữ chiếm vị trí trung tâm, đƣợc nhiều tác giả lựa chọn ký thác tƣ tƣởng về chiến tranh. Điều dễ nhận thấy là, các kiểu nhân vật này phong phú, mang diện mạo mới so với mẫu hình phụ nữ thời chiến.

Trong văn học trƣớc 1975, nhân vật phụ nữ xuất hiện với hình dung khác. Họ là những ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời yêu làm hậu phƣơng vững chắc cho chồng con ra trận, họ cũng là những ngƣời tham gia cách mạng ở địa phƣơng, đảm đang việc gia đình. Họ là con ngƣời của phong trào “thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang”, để phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh, theo mẫu hình “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Những ngƣời mẹ có chồng con ra trận là niềm tự hào, điều tất yếu. Các cô gái tiễn chồng hoặc ngƣời yêu ra trận, tham gia thanh niên xung phong với niềm lạc quan phơi phới, coi nhẹ gian khổ hi sinh. Những khó khăn, mất mát nếu có cũng trở thành cội nguồn nghị lực sống của họ. Đó là những ngƣời nhƣ má Bảy (Gia đình má Bảy - Phan Tứ), chị Nhặt (Vợ chồng xã đội - Lê Khánh), Mai, Dít (Rừng xà nu -

Nguyễn Trung Thành), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu), chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn đất - Anh Đức)... Ở bối cảnh mà “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhân vật phụ nữ cũng nhƣ mọi công dân của quốc gia bị xâm lƣợc, đặt việc nƣớc lên hàng đầu, hƣớng đến ngày giải phóng. Nhƣng khi kết thúc chiến tranh, họ rơi vào nhiều cảnh huống éo le, thƣơng tổn, dở dang...

3.2.2.1 Nhân vật phụ nữ thuỷ chung chờ đợi

Từ trong văn học dân gian của nhiều nƣớc châu Á trong đó có Việt Nam, câu chuyện về hòn Vọng Phu đƣợc lƣu truyền trở thành biểu tƣợng của ngƣời phụ nữ thuỷ chung chờ chồng bất chấp thời gian. Lịch sử của nƣớc ta gắn với thời gian dài kháng chiến chống ngoại xâm. Trong bối cảnh ấy, biết bao thanh niên ra trận, dấn thân vào nguy hiểm, khổ cực. Vì vậy mà suốt chiều dài đất nƣớc, ở đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh những ngƣời vợ bất hạnh đứng trông chồng, trở thành những “Hòn Vọng Phu” từ thuở xa xƣa đến thời hiện đại. Môtip nhân vật phụ nữ thuỷ chung chờ đợi xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn về chiến tranh từ sau 1975. Nếu trong văn họckháng chiến, họ đợi

chờ chồng trong hẹn ƣớc đến ngày chiến thắng, lấy đó làm động lực để gắng sức ở hậu phƣơng và tiền tuyến. Khi đó, cảm xúc, tình cảm cá nhân trong đợi chờ không đƣợc đề cập nhiều bởi chiến tranh ngày càng khốc liệt và kéo dài mới là mối bận tâm trƣớc hết, “nƣớc mất, nhà tan”.

Chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ biên cƣơng kết thúc nhƣng trong mỗi số phận vẫn đang tiếp diễn. Chiến tranh có thể cuốn đi không hẹn ƣớc ngƣời chồng, ngƣời yêu nhƣng ngƣời phụ nữ Việt Nam vẫn lặng lẽ đợi chờ với vọng loé lên, vụt tắt rồi lại âm ỉ nhen nhóm. Mặc dù hoà bình đã lâu, họ cũng đã qua thời thanh xuân, có ngƣời vẫn nuôi hi vọng và cũng có ngƣời đã thôi không hi vọng. Điểm chung của họ là chờ đợi thời gian quá dài, thậm chí hơn nửa đời ngƣời, họ vẫn luôn giữ mối chung tình với ngƣời đi xa dù có thể còn chƣa một lời thề nguyền hẹn ƣớc. Có lẽ ở đất nƣớc này, nhiều ngƣời phụ nữ đƣợc phú cho đức tính thuỷ chung vô hạn và niềm hi vọng bất tận để họ có thể đợi chờ. Đó là Ân và Mật trong Hai người đàn bà xóm Trại của Nguyễn Quang Thiều, đợi chồng từ lúc ngoài hai mƣơi tuổi đến khi trở thành hai bà lão. Dù chồng đã có giấy báo tử về nhƣng họ vẫn giữ thói quen chờ đợi, hi vọng đến tết, nhỡ đâu họ về. Đất nƣớc đi qua chiến tranh đã để lại biết bao nhiêu ngƣời phụ nữ sống trong chờ đợi nhƣ vậy. Họ trở thành mẫu hình nhân vật gợi nhiều chua xót và kỳ lạ về sức chịu đựng và tình cảm của con ngƣời. Đó còn là Hai Mật (Trên mái nhà người phụ nữ - Dạ Ngân), những ngƣời lính xuất hiện trong đời chị và ra đi vĩnh viễn nhƣ một quy luật tàn khốc của chiến tranh. Hai mƣơi năm đợi chờ, hi vọng, chị vẫn là con gái, vẫn lẻ bóng khi đứa con nuôi đã là thiếu nữ và hiểu trong đôi mắt mở hằng đêm nhìn lên mái nhà của má “chiến tranh chƣa hề nguội lạnh”. Có thể nhận thấy nhiều nhân vật phụ nữ kiểu này trong truyện ngắn đƣơng đại nhƣ bà Rúm (Vĩnh biệt mười

chín con gà trống - Nguyễn Quang Lập), mƣời chín năm đợi chồng chỉ biết

Còn chị Tuân (Những giấc mơ có thực - Vũ Thị Hồng) thậm chí còn đợi chờ và khi còn chút hi vọng cũng đi tìm ngƣời chiến sĩ chị thầm thƣơng mến mà cả hai chƣa kịp ngỏ lời gì. Và rất nhiều nhân vật khác nhƣ Hiên (Dòng sông

trinh nữ - Sƣơng Nguyệt Minh), My (Hoa gạo tháng 3 - Trần Thanh Cảnh),

cô gái ở làng chiến khu (Giếng trong - Lê Tuấn Hiển), Xoan (Tình yêu một đời của Nguyễn Ngọc Chụ)... đều dành gần trọn cuộc đời để đợi chờ ngƣời mình thƣơng mến và hầu hết là kết thúc không có hậu.

Họ tạo thành hệ thống nhân vật “vọng phu” nhiều dáng vẻ, điển hình cho nhân cách, phẩm chất, cách ứng phó với cuộc sống sau chiến tranh của không ít phụ nữ Việt Nam. Kiểu nhân vật đợi chờ này không chỉ là biểu tƣợng của lòng thuỷ chung, kiên nhẫn mà còn là tiếng nói về hậu quả chiến tranh để lại với những con ngƣời nặng tình và sự khắc nghiệt của thời gian. Xây dựng nhân vật kiểu này thể hiện cái nhìn thấu hiểu, sẻ chia của nhà văn về ngƣời phụ nữ Việt Nam đi qua chiến tranh. Qua đó cũng thể hiện bản sắc riêng của ngƣời phụ nữ Á Đông với những đặc trƣng tính cách truyền thống và môi trƣờng văn hoá.

3.2.2.2 Nhân vật phụ nữ với bi kịch chiến tranh

Khởi nguồn từ sự thay đổi cảm hứng sáng tạo nhƣ đã trình bày ở chƣơng trƣớc, cảm hứng bi kịchtrở thành một trong những dòng mạch nổi bật trong văn học Việt Nam sau 1975. Bên cạnh những mâu thuẫn, cảnh huống trớ trêu do cuộc sống hiện đại, thời hậu chiến với nhiều phức tạp, bất cập là tiền đề xuất hiện cảm hứng này.

Truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh đã khắc họa hình tƣợng những ngƣời phụ nữ từ góc độ đời tƣ, bi kịch cá nhân. Bởi đầu tiên, họ là nạn nhân chiến tranh cần đƣợc quan tâm khi chiến tranh biên giới còn tiếp diễn hơn một thập kỉ và cuộc kháng chiến giải phóng vừa kết thúc. Tiếp cận con ngƣời ở từng số phận cá nhân, nhân vật phụ nữ hiện lên với bi kịch mất con,

trở thành ngƣời đàn bà goá bụa hoặc chịu thƣơng tật di chứng chiến tranh, không đƣợc làm mẹ... Viết về họ, dƣờng nhƣ rất ít bom đạn, chiến trƣờng, trận đánh... mà là những nỗi đau âm thầm, dữ dội qua nhiều năm tháng. Bi kịch của họ cũng là bi kịch chung của con ngƣời đi qua chiến tranh.

Nhiều nhân vật ngƣời mẹ xuất hiện trong truyện ngắn thời kỳ này với nỗi đau không gì khỏa lấp khi mất đi những đứa con. Họ tiễn con đi dù biết có thể không có ngày trở về nhƣng thật khó khănkhi phải đối diện với sự thật đó. Không chỉ phải chịu đựng nỗi đau mất đi một phần máu thịt mà họ còn đau đáu tìm đƣợc hài cốt con về rồi bao nhiêu xúc cảm đeo đẳng suốt phần đời còn lại. Nhân vật ngƣời bà (Nắng chiều - Thụy Anh) đã 80 tuổi, kiệt sức sau nhiều năm hỏi han tin tức cậu Bình, vẫn phấn chấn nhƣ hồi sinh khi tìm đƣợc ngƣời tổ chức đoàn đi tìm mộ con vào Quảng Ngãi rồi khi biết ngôi mộ đã có ngƣời chuyển ra Huế thì lại tiếp tục lần theo. Bà gặp một bà mẹ liệt sĩ khác và đƣợc đề nghị coi là con chung, không làm động đến mồ mả nữa. Chỉ có chiến tranh mới gây ra tình cảnh trớ trêu mà xúc động đến vậy. Ở đâu trên khắp tổ quốc này đều có những ngƣời mẹ hiến dâng con mình và họ sẻ chia, đồng cảm cho ngƣời cùng cảnh ngộ với mình. Cũng rơi vào hoàn cảnh ấy là bà cu ̣ Ngƣ̣ - mẹ Lộc, đổ bệnh đã lâu mà hài cốt con vẫn chƣa đƣợc quy tập dù đã mấy chục năm sau chiến tranh (Đất ấm - Đỗ Văn Nhâm). Có lẽ may mắn hơn, nhân vật bà cụ Lăng (Bến trần gian - Lƣu Sơn Minh) đƣợc gặp lại con mình khi hồn ma anh trở về, trò chuyện với con và giấu nỗi thƣơng nhớ để cho con đi thanh thản, không luấn quấn trần gian nữa. Bà thƣờng khóc thầm khi nhớ con trong cảnh sống đơn độc nhƣng vẫn tỏ ra cứng rắn, mạnh mẽ. Đó còn là ngƣời mẹ mà niềm tin mạnh hơn cả cái chết, không bao giờ vơi cạn dù mòn mỏi chờ con, tự dối lòng mình (Bà Thỏn - Trần Thanh Hà). Đặc biệt hơn, có ngƣời mẹ bày đồ cúng con trên máy bay trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hi sinh gần ba mƣơi năm trƣớc (Mây trắng còn bay - Bảo Ninh). Lặng lẽ âm

thầm là ngƣời mẹ gần năm mƣơi tuổi đã mù loà - ngƣời dì của Tƣ (Hữu khuynh - Bảo Ninh), phải sống nƣơng nhờ vào cháu vì hai đứa con là những tên lính ngụy sát nhân khét tiếng đã chết trẻ. Và một ngƣời mẹ khác đau đáu tìm tung tích của con đến chết vì sự ra đi của nó còn có những lời đồn đoán không minh bạch (Thời gian - Cao Duy Thảo). Đó còn là ngƣời mẹ “nhƣ hóa dại”, “ngửa cổ thét lên một tiếng khóc dài” khi hai ngƣời con lần lƣợt hi sinh ở chiến trƣờng biên giới phía Bắc (Chuyện Nguyên Phong- Doãn Dũng). Ngƣời Việt Nam vốn duy tình và tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng đến mức ngƣời mẹ có thể hi sinh bản thân mình nhƣ câu tục ngữ “cá chuối đắm đuối vì con”. Vì vậy, có thể lý giải đƣợc tình cảnh ngƣời mẹ sức tàn lực kiệt vẫn bận lòng vì đứa con đã hi sinh dù chiến tranh tƣởng chừng đã kết thúc.

Bên cạnh những ngƣời mẹ mất con là những ngƣời vợ tiễn chồng ra trận. Họ phải mang gánh nặng lo âu mất đi một nửa gia đình, đứt gánh giữa đƣờng để sống trong đợi chờ. Bởi truyền thống và nếp nghĩ của phụ nữ Việt Nam giàu lòng thuỷ chung, đức hi sinh và niềm hi vọng vô bờ nên đa số nhân vật phụ nữ khi chồng thành liệt sĩ thì họ sống một mình nuôi con hoặc cô quạnh. Đó là nhân vật mẹ của tôi (Chuyện xưa kết đi, được chưa? - Bảo Ninh) ở vậy nuôi dạy ba con trƣởng thành và đƣợc sự giúp đỡ của đồng đội chồng. Bà sống với sự khắc cốt ghi tâm tình nghĩa đó và dƣờng nhƣ không còn nghĩ đến tình cảm riêng tƣ của bản thân mình. Còn ngƣời mẹ trẻ và đứa con gái - “hai cái bóng trơ vơ” đi thăm mộ chồng là liệt sĩ trong Thanh minh trời trong sáng

của Ma Văn Kháng là cảnh ngộ của bao phụ nữ Việt Nam thời kỳ đó. Chồng tranh thủ đi phép ra Bắc cƣới vợ rồi hi sinh sau đó không lâu, ngƣời vợ tần tảo nuôi con và tìm hài cốt chồng. Bi đát hơn, ngƣời goá phụ trong Trận gió màu

xanh rêu của Võ Thị Hảo trở nên điên dại, không tin ngƣời chồng đã chết sau

theo bà dạt đến làng Đẽo làm thuê sống qua ngày. Ở đó, họ đƣợc đùm bọc, xoa dịu vết thƣơng bởi những ngƣời đàn bà goá khác - nhiều ngƣời chồng chết trận.

Còn có thể gặp nhiều nhân vật phụ nữ mất chồng bởi chiến tranh nhƣ ngƣời em (Đi thăm chồng - Dạ Ngân) và rất nhiều phụ nữ trong Người sau

cùng trở về làng Vọc (Hoàng Phƣơng Nhâm). Họ mòn mỏi đợi ngƣời thân dù

biết chắc không trở về nữa “Ho ̣ giấu nƣớc mắt trong va ̣t áo ba ̣c , cất tuổi thanh xuân trong vóc dáng hao gầy , trong mái tóc ngày mô ̣t mỏng đi và ho ̣ go ̣i nhƣ̃ng sợi tóc trắng trên đầu là tóc sâu” [117, tr. 420].

Một cảnh ngộ trớ trêu và bi kịch khác của ngƣời phụ nữ sau chiến tranh là dù chồng họ có trở về cũng mang thƣơng tích nặng hoặc không thể có những đứa con lành lặn. Mong ƣớc giản đơn trong cuộc sống là có một gia đình đủ đầy bình thƣờng cũng là điều ngoài tầm với của họ. Nhân vật Sao (Mười ba

bến nước - Sƣơng Nguyệt Minh) là số phận đầy cám cảnh của cô gái lấy

chồng xong chƣa kịp quen hơi chồng đã đi xa, ngày xum họp lại bắt đầu chuỗi thời gian đầy tuyệt vọng khi sinh ra những thứ không mang hình hài con ngƣời. Bi kịch hơn là phải lấy vợ khác cho chồng rồi cũng không thoát ra khỏi sự đeo đẳng của chất độc chiến tranh.Hoà bình cũng ẩn chứa biết bao sóng ngầm, ngƣời phụ nữ ở đây chênh vênh trên bến tình ngƣời. Cũng rơi vào cảnh tƣơng tự là nhân vật tôi (Người đàn bà sau chiến tranh - Từ Nguyên Tĩnh) bị giày vò khi nghĩ đến có một đứa con với Dũng và phải chia tay Phúc (cô yêu cả hai ngƣời hồi chiến tranh nhƣng lấy Phúc vì đƣợc tin Dũng hi sinh). Sau chiến tranh đã 10 năm không có con vì chồng bị ảnh hƣởng từ sóng điện từ và bảo vợ đi kiếm con. “Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhƣng những cuộc chiến tranh còn găm lại mãi trong lòng ngƣời” [122, tr. 332]. Và cô khát khao rất đời thƣờng, chỉ là một ngƣời đàn bà sau chiến tranh. Câu hỏi: “chẳng lẽ tôi không có quyền làm mẹ, sinh nở cho mình một đứa con, dẫu chúng hƣ hỏng

cũng đƣợc, đằng nào tôi cũng biết mình là mẹ” [122, tr. 330] nhƣ tiếng nói thống thiết về thiên chức của ngƣời phụ nữ bị chiến tranh đặt vào tình cảnh bất thƣờng. Cùng chung cảnh ngộ với họ là chị Lành trong Tiếng lục lạc của Nguyễn Quang Lập, 46 tuổi nên thuốc thang mãi chị mới có thai nhƣng chị sinh ra một hình hài dị dạng vì bị nhiễm chất độc điôxin. Tiếng lục lạc của ngƣời cha rung lên tƣởng chừng báo hiệu thành công nhƣ ý nghĩa của nó nhƣng lại để lại khoảng lặng phía cuối chuyện về nỗi đau của ngƣời phụ nữ không thể làm mẹ. Còn nhân vật “chị” (Bến đàn bà - Nguyễn Mạnh Hùng) trong mơ thƣờng gặp hai ấu hồn con chị với câu hỏi mà chị không thể trả lời: “Sao chúng con lại không có hình hài con ngƣời hả mẹ?” [126, tr. 114].

Và còn nhiều ngƣời phụ nữ khác gắn bó phần đời còn lại với ngƣời chồng thƣơng tật nặng nề nhƣ nhân vật Thắm (Những bóng người người trên đất -

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 97 - 114)