CHƢƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU
3.2 Các loại nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn sau 1975 viết về chiến
3.2.1. Nhân vật người lính
Sau năm 1975,truyện ngắn miêu tả về ngƣời lính trong chiến tranh biên giới với thiếu thốn, hi sinh bằng nhãn quan thực tế. Đặc biệt, sau 1986, nhân vật là nơi thể hiện tập trung, rõ nét nhất thay đổi quan điểm nghệ thuật về con ngƣời. Nhà văn Batsarop cho rằng: “mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại cái anh hùng, vứt bỏ tất cả những cái khác có nghĩa là bỏ rơi rất nhiều bài học chiến tranh” [151]. Giới sáng tác Việt Nam đã có những nỗ lực vƣợt qua lối viết còn nhiều phiến diện của giai đoạn trƣớc. Nhân vật xuất hiện không còn “đơn phiến” mà “đa diện” với nhiều gƣơng mặt khác nhau bên trong một con ngƣời ở những thời điểm khác nhau. Sau khi chiến tranh kết thúc đã xuất hiện những nhân vật “đa trị”, “lƣỡng diện”, mang nhiều gƣơng mặt, khó phân định và đoán biết nhƣ hoạ sĩ (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu), Trí (Hai người trở lại
trung đoàn – Thái Bá Lợi) sớm đề cập đến những phức tạp trong cuộc sống
thời chiến và diễn biến tâm trạng ngƣời lính khi vừa bƣớc sang hoà bình. Càng về sau, truyện ngắn càng bổ sung thêm nhiều nhân vật nhƣ: vị tƣớng (Ai
biết mộ liệt sĩ ở đâu? - Văn Chinh), Lâm (Truyền thuyết về Quán Tiên - Xuân
Thiều), hắn (Họ đã trở thành đàn ông - Phạm Ngọc Tiến) ... gợi mở trƣờng phản ánh rộng hơn về con ngƣời trong chiến tranh.Không còn là sản phẩm của tinh thần lý tƣởng hoá cao độ, họ hiện lên với trạng thái đời thƣờng nhất của con ngƣời, có sai lầm, thiên kiến cá nhân, khoảnh khắc hèn nhát, bản năng lấn át lí trí... Những con ngƣời đầy “bí ẩn”, bất ngờ, không thể đoán biết. Việc nhà văn “đặc tả” con ngƣời ở nhiều chiều kích một cách khách quan dẫn đến sự xuất hiện của nhân vật “lƣỡng diện” trong văn học nói chung và truyện ngắn về chiến tranh nói riêng. Ngƣời lính vì vậy mang diện mạo, tính cách,
hành vi ứng xử đa dạng, nhiều phƣơng diện, gần gũi, sắc nét và chân thực hơn.
Không phủ nhận những mặt tích cực, phẩm chất cao đẹp, truyện ngắn bổ sung vào bức chân dung ngƣời lính cái nhìn toàn cảnh đồng thời nhấn mạnh điểm cá biệt để mỗi nhân vật trở nên sống động và tạo những hiệu ứng thẩm mĩ sâu sắc. Đây cũng là nét mới trong miêu tả ngƣời lính khác với giai đoạn trong chiến tranh.Do sự chi phối của ý thức hệ thời chiến, diễn ngôn trung tâm của văn học là ngợi ca, nêu gƣơng, cổ vũ nên ngƣời lính thƣờng đƣợc miêu tả thuần chất, con ngƣời của cộng đồng và lý tƣởng, con ngƣời đổi đời nhờ cách mạng. Sau giải phóng, dù còn phải tiếp tục chiến tranh biên giới, diễn ngôn về số phận cá nhân trở thành trung tâm nên nhân vật đƣợc soi ngắm từ những góc độ tinh vi, phức tạp vốn có. Điều đó thể hiện tƣ duy khách quan lịch sử của nhà văn đƣơng đại, khát vọng phản ánh một cách đầy đủ trên tinh thần xây dựng về hiện thực và con ngƣời trong sự tác động của chiến tranh.
3.2.1.1 Nhân vật người lính tự ý thức
Gắn với cảm quan mới về chiến tranh, sự hi sinh, đau thƣơng là một mặt khác của những chiến công, anh hùng. Vì thế, truyện ngắn thời kỳ này viết về ngƣời lính với nhiều mất mát, hi sinh và những nỗi đau hết sức con ngƣời (điều này ít thấy trong văn học giai đoạn trƣớc). Chính vì vậy, quan tâm đến những vết thƣơng chiến tranh của mỗi con ngƣời là cảm hứng lớn của truyện ngắn thời kỳ này. Ngƣời lính đƣợc xây dựng trong tâm thế tự ý thức về mình để sống và vƣợt lên nghịch cảnh sau chiến tranh. Không ít ngƣời trong hàng quân hào hùng, say mê lý tƣởng năm xƣa nay rơi vào bi kịch, bế tắc... Nói nhƣ Nguyễn Minh Châu: “Xƣa nay, đất dƣới chân những ngƣời thắng giặc có bao giờ nở sẵn đầy hoa… Bƣớc ra khỏi cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực nhƣ bƣớc vào một cuộc chiến tranh” (Miền cháy).
Dù gặp những mất mát, thiệt thòi, nghịch cảnh nhƣng hình tƣợng ngƣời lính vẫn đem đến cho ngƣời đọc sự khâm phục, cảm động. Vẻ đẹp của ngƣời chiến sĩ bƣớc ra khỏi chiến tranh đƣợc tôn lên khi họ biết vƣợt qua những bi kịch cá nhân để khẳng định phẩm chất - lí tƣởng sống của mình. Sau chiến tranh, họ là những ngƣời bị đánh mất hạnh phúc hoặc không thể mang lại hạnh phúc cho ngƣời khác. Bị đặt vào những cảnh huống éo le, bất đắc dĩ trong đời sống cá nhân do chiến tranh đƣa lại nhƣng họ một lần nữa không gục ngã mà âm thầm đƣơng đầu với nó một cách kiên cƣờng.
Đó là Lực (Cỏ lau - Nguyễn Minh Châu) đã bị báo tử, cha già và vợ ở cùng chồng mới, sự trở về của anh đặt ra tình huống khó xử. Anh chọn cách chấp nhận thực trạng đó, sống với việc tìm hài cốt đồng đội. Ngƣời lính ấy một lần nữa hi sinh hạnh phúc cá nhân trong hoà bình vì ngƣời khác, quyết đoán và rộng lƣợng. Còn nhân vật “anh” (Đêm nguyệt thực - Trung Trung Đỉnh) bị thƣơng nặng, không còn giấy tờ gì, anh sống lặng lẽ ở Tây Nguyên chứ không muốn trở về làm gánh nặng cho vợ và gia đình. Anh chấp nhận mọi sự an bài và bị ghi danh liệt sĩ khi đang còn sống. Thƣơng tật, khó khăn đã đẩy anh vào cảnh tƣởng chừng không lối thoát, chỉ sống qua ngày đoạn tháng nhƣng hạnh phúc lại một lần nữa mỉm cƣời trƣớc nghị lực sống và sự hi sinh thầm lặng.
Có thể thấy, nhà văn đã miêu tả trực diện thử thách với ngƣời lính trở về có khi nhƣ “sóng ngầm”, lúc lại nhƣ “lũ quét” mà chỉ có bản lĩnh và sự cao thƣợng cùng với những phẩm chất đã tôi luyện qua chiến tranh mới giúp họ vƣợt qua, tìm lại cuộc sống cân bằng. Kiểu nhân vật này chiếm số lƣợng lớn trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh. Từ đó tiếp tục khẳng định một chân lý “con ngƣời có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất phục”. Họ hiện diện trong nhiều truyện khác nhƣ Trần Năng (Tình yêu một đời- Nguyễn Ngọc Chụ), Thao (Miền cỏ hoang - Trần Thanh Hà), Toại (Ngủ giữa hoa sen
- Nguyễn Anh Vũ), Năm Dũng (Những bóng người trên đất - Trịnh Sơn), Trung (Chuyện ở Pai-lin - Dạ Ngân)... Ngƣời lính đƣợc miêu tả đậm chất đời thƣờng. Khác với thời bom đạn, họ đƣợc đặc tả trong một cuộc chiến mới âm thầm nhƣng không kém phần khốc liệt với những trớ trêu của hoàn cảnh khi trở về với cuộc sống thƣờng ngày. Không đƣợc tập trung khắc họaở những phẩm chất, tinh hoa của cộng đồng, ngƣời lính tự ý thức đƣợc khai thác ở bản lĩnh chấp nhận và vƣợt qua những điều nhỏ nhặt, tầm thƣờng, tổn thƣơng mà chiến tranh để lại.
Chính bởi vậy, hệ thống nhân vật này đem lại cho truyện ngắn về chiến tranh màu sắc lạc quan với hi vọng về tƣơng lai đƣợc gây dựng lại từ đổ nát, tàn tích chiến tranh. Những phẩm chất đáng quý của ngƣời Việt Nam là cội rễ của tinh thần đó. Sự kiên trì, bền bỉ, đức hi sinh, lòng nhân ái, sợi dây kết nối tình thân gia đình, dòng họ, làng mạc... là sức mạnh nâng đỡ con ngƣời đi qua thăng trầm sau chiến tranh. Họ luôn ý thức vƣơn tới hoàn thiện và vƣợt qua nghịch cảnh. Trong mỗi câu chuyện về họ cũng chứa đựng nỗi đau không dễ nói thành lời của ngƣời lính sau chiến tranh. Gắn với cảm hứng bi tráng, nhân vật ngƣời lính đƣợc đặt vào tình cảnh sự trở về không thay đổi đƣợc gì cho số phận của mình nhƣng lại làm xáo trộn của sống của nhiều ngƣời khác. Đó là sản phẩm tất yếu của sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật và cảm thức ngƣời cầm bút đƣơng đại. Nhân vật đƣợc xây dựng dựa trên những mâu thuẫn, xung đột giữa con ngƣời và hoàn cảnh, mong ƣớc và thực tế. Điều này chỉ có ở nhân vật ngƣời lính trong văn học sau giải phóng.Qua đó, nhà văn thể hiện cách nhìn nhận, lí giải vấn đề theo cách riêng của mình.
Tự ý thức còn là trạng thái tinh thần để con ngƣời chiêm nghiệm, suy ngẫm lại hành động của mình. Từ đó có thể dẫn đến những thay đổi trong tƣ tƣởng, hành vi với những ngƣời từng làm điều sai trái trong quá khứ. Chiến tranh mang gƣơng mặt bạo tàn, không ít con ngƣời trong đó phải đóng vai trò
công cụ thực thi tội ác hoặc “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Cảm thức tự thú, sám hối thƣờng xuất hiện ở những ngƣời từng mắc sai lầm, tội lỗi - điều mà trong chiến tranh gieo rắc ở khắp nơi bởi khi môi trƣờng sống đầy những bất trắc, khác thƣờng của bom đạn, chết chóc, hành vi tàn sát vô nhân đạo hay ích kỷ cá nhân là chuyện thƣờng ngày. Phải điềm tĩnh lại, ngƣời trong cuộc mới đủ lí trí để chiêm nghiệm lại và để cho tiếng nói chân chính cất lên từ sâu thẳm tâm hồn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ can đảm để tự nhận thức và mong muốn tìm sự giải thoát, thanh thản sau hành vi sai trái của mình.
Những nhân vật này thể hiện con ngƣời có tính hƣớng thiện nên có sự cắn rứt lƣơng tâm. Việc tự thú, sám hối có thể diễn ra trong chính tâm hồn hoặc biến thành hành động, lời nói bên ngoài. Phần lớn là nhân vật ngƣời lính bên kia chiến tuyến.Dù ý thức đƣợc mình làm việc phi lí nhƣng có ngƣời tìm đƣợc ngã rẽ tốt đẹp hơn, có ngƣời không bao giờ còn cơ hội đó. Họ cũng chỉ là công cụ của kẻ xâm lƣợc trong cuộc chiến, có thể bị hủy diệt bất cứ lúc nào vì toan tính của nhà cầm quyền, nhiều ngƣời bị xô đẩy vào cuộc chiến và rơi vào bi kịch. Đó là tên lính da trắng (Sám hối - Phùng Văn Khai) lạnh lùng, tàn nhẫn trong chiến tranh nhƣng sau đó luôn tự giày vò vì hành động vô nhân đạo của mình và vì những đứa con không lành lặn do hắn nhiễm độc; Phúc (Thời tiết của ký ức - Bảo Ninh) sau khi lĩnh án tù vì làm việc cho Mỹ thì sống cuộc đời cô độc, biết vẫn còn con gái cũng không đủ can đảm gặp lại con; John Smith (Chú lùn thứ bảy - Lƣu Sơn Minh) là kẻ trực tiếp thực hiện mệnh lệnh chiến tranh nhƣng luôn hoang mang về lí do chiến đấu của mình, ám ảnh về sự man rợ của cuộc chiến, những mất mát và chấn thƣơng của bạn bè... Đó còn là anh em Huỳnh và Phấn (Đất ấm - Đỗ Văn Nhâm), Thái (Giấc
mơ kí ức - Phan Đức Nam), hắn (Hoài vọng - Văn Xƣơng)... Những nhân vật
này dẫn dắt độc giả đến với tƣ tƣởng sâu sắc về chiến tranh: không phải ai ở hàng ngũ địch cũng hiếu chiến, khát máu, tàn ác. Dù ở chiến tuyến nào cũng
là con ngƣời, cũng chịu tổn thƣơng mất mát và bi kịch, nhiều khi không đƣợc phép lựa chọn. Ra khỏi chiến tranh, hầu hết họ sống trong cảm thức giằng xé, bất an - trạng thái tinh thần của con ngƣời còn có lƣơng tri.
Bên cạnh đó, có cả nhân vật tự thú là ngƣời lính cách mạng. Đó là “ngƣời khách” - anh lính năm xƣa trở về với sự “day dứt, luôn trách mình bạc tình bạc nghĩa”, tự nhận mình không phải là ngƣời cao thƣợng khi vì sự an toàn mà bỏ lại xác ngƣời yêu, ngƣời nuôi giấu mình, nhiều năm sau giải phóng mới quay lại vùng đồi cát này (Hồn cát - Nguyễn Hiê ̣p). Còn Lực (Cỏ lau), quyết định “nói hết tất cả sự thật tôi là một con ngƣời của chiến tranh”, tự thú trƣớc Phi Phi và đông đảo mọi ngƣời về cái chết của ngƣời yêu cô - cấp dƣới của anh: “chỉ vì một cơn giận với ngƣời khác, lại một chút tƣ thù đầy nhỏ nhen với ngƣời lính mà tôi đã đƣa ngƣời lính đi vào chỗ chết của” [122, tr. 175]. Ngƣời hoạ sĩ (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu) tự thấy trong mình có cả “rồng phƣợng lẫn rắn rết”, ông Hoán (Người không đi qua hoàng cung – Chu Lai)mang theo sự áy náy trƣớc cái chết của ngƣời lính bởi “suốt cuộc đời binh nghiệp, ông chƣa bao giờ sai sót khi đứng trƣớc kẻ thù nhƣng lại để xảy ra lỡ lầm, lỡ lầm không thể tha thứ đƣợc với đồng đội”[75, tr. 89]... Các nhân vật đều có chung đặc điểm là sự chiêm nghiệm về quá khứ, muốn “phơi bày” ra ánh sáng những bí mật xấu xa để hoá giải ám ảnh chiến tranh. Sám hối cũng là trạng thái nhân vật hƣớng đến “cởi trói” tâm hồn mình để sống đẹp hơn, cho thấy cảm thức này trở nên quan thiết hơn với con ngƣời trong và sau chiến tranh. Dù là ở chiến tuyến nào, hành động tự thú, sám hối sau những trải nghiệm trong và sau chiến tranh trở thành nhu cầu tự thân của con ngƣời khi biết soi mình vào quá khứ và cái thiện. Con ngƣời chỉ có thể tìm lại sự tĩnh lặng trong tâm hồn và cuộc đời khi dám đƣơng đầu với cái ác và lỗi lầm trong quá khứ. Khác với những năm chiến tranh, chỉ trong truyện ngắn viết sau 1975nhà vănmới tạo ra nhiều “quãng lặng” để ngƣời lính đối diện với chính
bản thân mình nhiều hơn, bộc bạch, tự vấnvề những điều còn – mất, đúng – sai, tự đối thoại và phản tỉnh.
Xây dựng nhân vật kiểu này cũng thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn về trạng thái tâm lí đầy ám ảnh của con ngƣời trong và sau chiến tranh, dù đó là ai, đứng ở vị trí nào. Đó cũng là hƣớng biểu đạt con ngƣời với chiều sâu phức tạp, ngƣời lính với những “chấn thƣơng” tinh thần và số phận. Đồng thời thể hiện cái nhìn thẳng thắn, khách quan và nhân văn về con ngƣời. Loại hình nhân vật tự ý thức xuất hiện nhiều trong văn học sau 1975 nói chung gắn với cảm hứng nghiền ngẫm, nhận thức lại hiện thực, tái hiện con ngƣời phức điệu.
3.2.1.2 Nhân vật người lính cô đơn
Bên cạnh và đối lập với kiểu nhân vật vƣợt lên trên nghịch cảnh là nhân vật không dung hoà đƣợc với cuộc sống sau chiến tranh, trở nên lạc lõng trƣớc thời cuộc. Nếu trong tiểu thuyết, ngƣời lính thƣờng đƣợc miêu tả trọn vẹn hành trình cuộc đời cả trong và sau chiến tranh thì ở truyện ngắn chỉ tập trung đặc tả một thời điểm của nhân vật. Vì vậy, sau 1975, bên cạnh một số tác phẩm viết cuối thập kỷ 70, đầu thập kỉ 80 về ngƣời lính trong chiến tranh biên giới, phần lớn khai thác số phận ngƣời lính sau chiến tranh, không khí chiến trận đƣợc tái hiện qua những hồi ức về quá khứ. Trong khúc ca khải hoàn của dân tộc, ngƣời lính bỏ lại sau lƣng chiến trƣờng khói lửa để trở về với cuộc sống thƣờng ngày. Mang theo những điều còn mất từ chiến tranh, nhiều ngƣời rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng giữa cộng đồng và thời cuộc. Đó là tƣớng Thuấn (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp) bị chiến tranh định hình nếp tƣ duy, ứng xử khiến ông không thể sống hoà hợp với cuộc sống kinh tế thị trƣờng mà các con, anh em đang trong guồng quay tính toán bằng mọi cách kiếm chác lợi lộc, tiền bạc. Ông đã phải thốt lên “Sao tôi cứ nhƣ lạc loài?”. Cái chết của ông ở phần kết truyện là hồi chuông cảnh báo về một bi kịch mới của ngƣời anh hùng bƣớc ra khỏi chiến tranh. Còn nhân vật ngƣời
lính tên Châu (Bóng ma đói quê hương - Vũ Bão) trở về quê sau hai mƣơi năm xa cách nhƣng phải sống vật vờ nhƣ một bóng ma bởi xƣơng cốt của anh đã đƣợc chi kinh phí tìm về an táng ở nghĩa trang liệt sĩ, vợ đƣợc dựng nhà tình nghĩa, con đƣợc đi lao động nƣớc ngoài, anh không thể làm đảo lộn cuộc sống của mọi ngƣời vì sự hiện diện của mình. Đó là bi kịch của một bộ phận không nhỏ ngƣời lính bƣớc ra khỏi chiến tranh đƣợc thể hiện trong truyện ngắn nói riêng và văn học thời kỳ này nói chung.
Ở một cảnh ngộ khác, nhân vật Mộc (Trại “Bảy chú lùn” - Bảo Ninh) khi chiến tranh kết thúc, anh ngỡ ngàng, cô độc, không còn ngƣời thân, gia đình. Anh mất thăng bằng trƣớc thời bình, không thích nghi với cuộc sống ngoài khu rừng già, đến 1982 anh vẫn đang ở giữa cánh rừng vắng lặng, cô quạnh. Lời hẹn ở lại rừng để ngƣời phụ nữ anh thầm yêu có thể quay lại đón đứa con anh nuôi hộ là sự ràng buộc quan trọng nhất của anh với ngƣời khác. Rơi vào trạng thái cô đơn đến bế tắc, ngƣời lính (Vết chim trời - Nguyễn Ngọc Tƣ) lại mang nỗi oan ức khi hết chiến tranh trở về bị mẹ dằn vặt vì cho rằng chính