Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 117 - 123)

CHƢƠNG 3 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT CHỦ YẾU

4.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong

Trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam, sử dụng phƣơng thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất là sự kế thừa truyền thống và phù hợp với xu hƣớng thể hiện con ngƣời cá nhân, thể hiện cá tính sáng tạo trong không khí dân chủ của thời đại mới. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất (sau đây viết tắt là NKC NT1) còn gọi là “ngƣời kể tƣờng minh” hay “ngƣời kể lộ diện” kể về những gì mình đã trải qua - cái tôi trải nghiệm hoặc chứng kiến - cái tôi nhân chứng. Với đề tài chiến tranh, theo khảo sát của chúng tôi, NKC NT1 trong truyện ngắn chiếm tỉ lệ vƣợt trội hơn cả so với trần thuật từ các ngôi khác. Gắn với ngôi kể này là điểm nhìn hƣớng nội, điểm nhìn bên trong nhằm bộc lộ thế giới nội tâm đầy bề bộn, trắc ẩn trong và sau chiến tranh. Đó hẳn là sự lựa chọn không ngẫu nhiên của nhà văn bởi loại hình kể chuyện này tạo độ tin cậy, gần gũi giữa độc giả với câu chuyện đƣợc kể. Nhƣ Maugham lý giải: “nếu có ai nói một điều gì xảy ra với chính họ, bạn sẽ dễ tin hơn là nghe họ kể về một chuyện xảy ra với ngƣời khác” [158, tr. 165].

Không còn bó hẹp tồn tại chủ yếu ở thể loại ký trong văn học truyền thống, NKC NT1 trong truyện ngắn thể hiện xu hƣớng cá thể hoá trong phƣơng thức trần thuật. Với đặc trƣng của thể loại hƣ cấu, NKC NT1 không

phải lúc nào cũng đáng tin cậy mà còn tạo ra sự hoài nghi có chủ ý trong cách kể lại chuyện. Điều đó cũng đem lại màu sắc mới cho truyện ngắn.

Trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, NKC NT1 là cái tôi - trải nghiệm và cái tôi - nhân chứng chiếm tỉ lệ gần nhƣ ngang bằng. Chiến tranh vốn là trạng thái hiện thực “đặc biệt”, “bất thƣờng”, lối kể từ ngôi thứ nhất lấy điểm nhìn từ cái tôi cá nhân, kể câu chuyện của thế hệ mình và mình chứng kiến là hình thức phổ biến. Điều đó dƣờng nhƣ để lại dấu ấn tác giả một cách chủ tâm trong tác phẩm rõ nét hơn. Theo lý thuyết tự sự học, ngƣời kể chuyện có điểm nhìn bên trong khi ngƣời đó là nhân vật ngay trong câu chuyện. Đây cũng là kiểu trần thuật phổ biến của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Đó là hệ quả của sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật, hƣớng đến con ngƣời cá nhân và đề cao vai trò của chủ thể sáng tạo. Với lối trần thuật từ ngôi thứ nhất, ngƣời kể chuyện chi phối tổ chức tác phẩm và miêu tả nhân vật khác từ điểm nhìn của mình. Theo lý thuyết của G. Genette, khảo sát truyện ngắn về chiến tranh đƣơng đại với dạng thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong có thể chia thành hai loại: ngƣời kể chuyện kể tất cả mọi chuyện (ngƣời kể chuyện cố định) và nhiều ngƣời kể chuyện cùng kể lại một câu chuyện duy nhất (ngƣời kể chuyện đa thức).

Lựa chọn NKC NT1 là nhân vật chính - ngƣời kể chuyện kể tất cả mọi chuyện từ đầu đến cuối. Lối kể thƣờng sử dụng nhiều độc thoại, nhật ký dẫn dắt độc giả theo những tâm tƣ, trải nghiệm của mình và qua đó khắc hoạ chân dung, cuộc đời nhân vật. Ngƣời kể chuyện trùng khít với nhân vật, “tôi” tự kể chuyện của mình và những gì liên quan đến mình. Qua đó, quan điểm sáng tạo, thái độ của tác giả thể hiện linh hoạt trong phát ngôn của ngƣời kể chuyện.

Với đề tài chiến tranh, nhà văn không chỉ phản ánh mà suy nghĩ, trăn trở về hiện thực. Lựa chọn ngôi kể này cũng thể hiện cảm thức của một lớp nhà

văn bƣớc ra từ chiến tranh. Họ không chỉ là nguyên mẫu, đối tƣợng mà muốn viết về chiến tranh với vốn sống, ký ức tƣơi mới, sống động của mình trƣớc một đề tài không thể thờ ơ. Tâm thế chung của nhà văn khi đứng trƣớc đề tài này là truyền tới độc giả những câu chuyện về cái bi hùng, niềm vui chiến thắng và “nỗi buồn chiến tranh” mà NKC NT1 kể chuyện của mình là một hình thức kể đắc dụng và gần gũi.

Chiều vô danh của Hoàng Dân đƣợc kể bởi nhân vật “tôi”. Câu chuyện về

cuộc đời nhân vật trải qua ngày tháng cuối cùng khốc liệt của chiến tranh với những đồng đội dũng cảm hi sinh trƣớc ngày chiến thắng. Những cảm xúc, ám ảnh, chiêm nghiệm của “tôi” làm hiện lên chân dung, tính cách nhân vật và các chiến hữu. Còn ngƣời kể chuyện xƣng “tôi” trong Một quãng đời và cả

cuộc đời của Phạm Duy Tƣơng lại kể lại diễn biến hành động, tâm trạng của

ngƣời lính sau chiến tranh trƣớc việc tha thứ hay không cho ngƣời vợ đã mắc sai lầm khi xa chồng. Rất nhiều truyện ngắn về chiến tranh khác nhƣ: Người vãi linh hồn (Vũ Bão), Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh), Tiếng rừng (Hiền Phƣơng), Người đàn bà sau chiến tranh (Từ Nguyên Tĩnh), Thím Thoải

(Hạnh Lê), Con gà rừng (Đoàn Lê), Chăn tha (Trần Thùy Mai), Em bé câm trước đền Ăng ko (Lê Lựu)... đều đƣợc kể lại từ ngƣời kể chuyện cố định. Nhiều truyện tạo cảm giác đồng nhất giữa ngƣời kể chuyện và tác giả. Tuy nhiên, dấu ấn chân thực của nhà văn đậm nhạt khác nhau trong mỗi tác phẩm. Với đặc trƣng của thể loại hƣ cấu, sự thật trải nghiệm của cá nhân thƣờng không còn giữ nguyên vẹn khi nhập vào ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”. Không giống nhƣ NKC NT1 trong thể ký, trong truyện ngắn sau 1975 về chiến tranh, ngƣời kể chuyện kiểu này vừa cuốn hút độc giả vào trƣờng nhìn của mình vừa có một khoảng cách nhất định.

Để tránh sự đơn điệu, văn xuôi đƣơng đại nói chung và truyện ngắn về chiến tranh nói riêng đã có sự làm mới phƣơng thức trần thuật từ ngôi thứ

nhất. Trong nhiều tác phẩm, có nhiều vai ở ngôi thứ nhất kể từ những điểm nhìn khác nhau tạo nên kiểu ngƣời kể chuyện đa thức. Điểm nhìn bên trong của “tôi” nhiều khi hạn chế vì không phải là ngƣời kể chuyện toàn tri, biết hết mọi chuyện. “Tôi” có thể biết rõ về mình nhƣng không tƣờng tận đƣợc chuyện của ngƣời khác với những bí ẩn trong thế giới nội tâm. Do vậy, tác giả tổ chức nhiều cái tôi để kể chuyện. Mỗi cái tôi này mang cái nhìn “hạn tri” nên cùng một câu chuyện nhƣng mỗi chủ thể trần thuật kể một cách riêng. Qua lời của nhiều ngƣời kể bổ sung, xen kẽ, điểm nhìn di động từ cái “tôi” này sang cái “tôi” khác. Nhà văn cùng một lúc đặt vào nhiều nhân vật điểm nhìn trần thuật. Điều đó tạo nên tính đa thanh, phức điệu, phá vỡ tính đơn thanh của văn bản. Đề tài chiến tranh đƣợc nhìn từ nhiều phía.

Chị dâu (Hoàng Tuấn) đƣợc “tôi” kể lại về chị dâu khi nhận đƣợc tin chị

mất. Cuộc đời chị đảm đang, tần tảo chăm sóc gia đình chồng, đợi chồng đi bộ đội... hiện lên. Sau đó chuyển sang ngƣời anh trai xƣng “tôi” kể về vợ, sự vô tâm của anh khi mặc nhiên chỉ lo công việc mà không chia sẻ với vợ gánh nặng gia đình. Khi vợ ốm nặng và qua đời anh mới nhận ra thì đã muộn. Qua lời của hai ngƣời kể chuyện xƣng tôi bộc lộ những xúc động chân thực, suy ngẫm đầy triết lý qua cuộc đời ngƣời phụ nữ này: “Cuộc chiến tranh đã làm bao ngƣời ngã xuống, để lại bao nỗi đau và cuộc chiến ấy cũng tạo nên biết bao những anh hùng. Nhƣng phía sau những anh hùng ấy là những ngƣời phụ nữ nhƣ chị dâu tôi. Họ yêu thƣơng, mòn mỏi trông chờ, hy sinh tất cả. Họ không cần đến những tấm huân chƣơng, những chức vị mà chỉ ƣớc ao một câu nói dịu dàng của ngƣời chồng...” [111, tr. 249]

Trong truyện Anh Sức (Khuất Quang Thụy), NKC NT1 xƣng tôi – bộ đội lái xe tăng xuất ngũ, thƣơng binh, đi xin việc khắp nơi. Đến nông trƣờng nọ thì đƣợc giao làm tổ trƣởng tổ xe bò kéo, dặn coi chừng anh Sức - ngƣời từng bán hết xe vải để chia nhau, bị kỉ luật nên về làm ở đội xe này. Tôi kể việc đi

cùng nhóm xe của anh Sức trong một chuyến chở hàng, nói chuyện với anh. Từ đó câu chuyện đƣợc chuyển cho ngôi kể của anh Sức - nhân vật xƣng tôi thứ hai. Tôi tự thú về sự gian lận và trở về nhƣ tội phạm. Sau khi ốm 2 tháng, tôi quyết tâm đến gặp bạn nhờ giúp vốn rồi lên vùng Ba Vì đi trồng sắn, lúa rồi đƣa vợ con lên định cƣ, cơ ngơi khang trang. Trong câu chuyện đan xen cái nhìn, cảm nhận của ngƣời xƣng tôi thứ nhất làm hiện lên đầy đủ câu chuyện về anh Sức với hoàn cảnh, tâm trạng, nghị lực của ngƣời lính sau chiến tranh.

Đặc biệt, trong Hồn cát của Nguyễn Hiê ̣p có bốn nhân vật xƣng tôi: ngƣời thợ ảnh xƣng tôi kể về công việc và cuộc gặp gỡ với ông khách già. Ngƣời khách xƣng tôi kể về câu chuyện năm xƣa liên quan đến cha con già Kha ở đồi cát này. Trong câu chuyện, già Kha xƣng tôi kể về cô con gái câm xinh đẹp và những kẻ gây phiền nhiễu cuộc sống của hai cha con. Gần kết chuyện, cô gái câm xuất hiện trong ảo giác xƣng tôi trò chuyện và giải đáp những câu hỏi của anh thợ ảnh. Đan xen trong mạch chuyện là những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhân vật tôi - thợ ảnh, tôi - ông khách. Cùng một câu chuyện về những con ngƣời ở đồi cát nhƣng mỗi ngƣời góp một góc nhìn (cái nhìn này có sự thay đổi theo thời gian và không gian) làm nổi bật thông điệp về con ngƣời trong và sau chiến tranh với nhiều day dứt, cả những thiếu sót, sai lầm.

Có thể thấy một số lƣợng không nhỏ truyện ngắn đƣợc tổ chức trần thuật kiểu ngôi thứ nhất điểm nhìn đa thức này nhƣ: Chú lùn thứ bảy (Lƣu Sơn Minh), Tiếng vỹ cầm của quân xâm lăng (Bảo Ninh), Tình yêu một đời

(Nguyễn Ngọc Chụ), Tiếng chuông trôi trên sông (Vũ Hồng), Với biển (Đặng Văn Nhƣng), Sự sống còn lại (Trung Trung Đỉnh)... Cách tổ chức điểm nhìn này tạo môi trƣờng thể hiện tinh thần đối thoại và tự đối thoại cởi mở, dân chủ trong tác phẩm. Những cái “tôi” luôn vận động để nhận thức và tự ý thức. Do đó, “tôi” không chỉ kể chuyện (miêu tả điều nhìn và nghe thấy) mà còn kể tâm

trạng (kể về điều cảm thấy, suy nghĩ). Đây cũng đƣợc coi là lối kể - suy ngẫm, đối thoại. Đặt độc giả trƣớc câu chuyện mà “tôi” kể về những số phận “đặc biệt” trong sự tác động của chiến tranh, lối trần thuật này vừa tạo lòng tin về một câu chuyện xác thực vừa tạo sự hoài nghi, tranh biện, gợi mở theo trạng thái của ngƣời kể chuyện. Đó là nét mới khi sử dụng hình thức trần thuật này.

Trần thuật từ ngôi thứ nhất xƣng tôi, là “một phƣơng thức biểu đạt độc đáo mập mờ quy về cả tác giả, cả về ngƣời kể chuyện và cả về nhân vật[8, tr. 37]. Theo Roland Barthes, so với vai “nó”, vai “tôi” ít tính nƣớc đôi hơn nên lối kể chuyện từ ngôi thứ nhất xƣng tôi với điểm nhìn bên trong đáp ứng đƣợc “khát vọng giãi bày” của nhân vật ngƣời kể chuyện (phần nào đó cũng là của cái tôi nhà văn). Có lẽ, đó cũng là một cách giải thích cho số lƣợng lớn truyện ngắn về chiến tranh thời kỳ này đƣợc các nhà văn chọn lối kể chuyện từ ngôi thứ nhất.

Bên cạnh hai kiểu trần thuật trên, trong văn học Việt Nam đƣơng đại nói chung và truyện ngắn về chiến tranh nói riêng có xu hƣớng trần thuật phối hợp các ngôi kể, di động điểm nhìn. Điều này tạo ra nhiều tiếng nói, giọng điệu. Việc đổi ngôi có thể tạo nên sự luân phiên giữa điểm nhìn tác giả và nhân vật, giữa điểm nhìn bên ngoài và bên trong, dịch chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật khác. Từ đó góp phần làm đa dạng phƣơng thức trần thuật, hạn chế tính chủ quan, đơn điệu của lối kể truyền thống.

Đó là sự luân phiên giữa ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba và ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất nhƣ trong các truyện: Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thƣ), Ngủ giữa hoa sen (Nguyễn Anh Vũ), Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), Truyện rất khó viết (Nguyễn Đông Thức), Biển Hồ yên tĩnh (Mai Ngữ)... Sự thay đổi ngôi kể và dịch chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể trần thuật khác nhau đem lại cho truyện sự bất ngờ, đa âm, gợi mở đối thoại trƣớc đề tài chiến tranh. Việc tổ chức nhiều điểm nhìn trần thuật còn tạo nên hình

tƣợng ngƣời kể chuyện “không đáng tin cậy”, tin hay không, hiểu nhƣ thế nào là quyền của độc giả.

Nếu truyện ngắn trƣớc 1975 thiên về trần thuật ở ngôi thứ ba với một điềm nhìn xuyên suốt, chú trọng yếu tố cốt truyện hơn là cách kể chuyện thì sau 1975, thiên về lối trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong. Kiểu trần thuật từ ngôi thứ ba cũng đƣợc làm mới, mang lại cho truyện màu sắc hiện đại. Đây là hệ quả của sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật thể loại và trong bầu không khí dân chủ, khuyến khích cá tính sáng tạo của văn học đƣơng đại. Vì vậy, truyện ngắn về chiến tranh tạo nên đƣợc sức hấp dẫn mới, ngƣời đọc cũng đƣợc mời gọi đồng sáng tạo, lựa chọn cho mình một điểm nhìn phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn việt nam sau năm 1975 viết về chiến tranh (Trang 117 - 123)