Sơ đồ cơ chế hình thành CaF2

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sử dụng véc ni fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng (Trang 51 - 54)

Rolla và cs chỉ ra rằng nguồn cung cấp của các ion canxi và phosphate từ nước bọt thường bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự hình thành của CaF2. Đa số véc-ni fluor chỉ chứa fluor mà không có canxi và phosphate, vì vậy cần bổ xung thêm canxi cũng như phosphate nhằm tạo điều kiện hoàn hảo cho sự hình thành có hiệu lực của lớp CaF2.

Nước bọt là nguồn cung trực tiếp các ion canxi, các ion fluor và các ion phosphate vào men răng.

CaF2 là nguồn lưu trữ tốt hơn trên các bề mặt khử khoáng. Nếu độ pH thuộc phạm vi có tính acid, lớp CaF2 phát hành các ion canxi và fluor. Những ion này được thả vào nước bọt và hình thành một kho chứa của các ion chống lại sự hủy khoáng tốt hơn, hoặc nó đóng góp cho sự hình thành của Fluorapatite hay Fluor hydroxy apatit. Bằng cách thay thế của một ion hydro bằng một ion fluor trong hydroxy biến apatit men răng thành một tổ chức có đề kháng cao hơn với sự tấn công của axid.

Sự hình thành của CaF2 trên lớp bề mặt cũng như kết hợp của các ion fluor vào Hydroxy apatit góp phần tăng cường hiệu quả tái khoáng, phòng ngừa sâu răng và chống ăn mòn răng.

1.4.1.2. Phòng chống sâu răng của véc-ni fluor

Lớp CaF2 cũng góp phần bảo vệ răng chống sâu răng trong dài hạn [30].

Ở pH trung tính, gần như không hòa tan CaF2 và có thể vẫn ổn định trong nhiều tháng. Trong một môi trường acid, các ion fluor được phát hành vào men và

nước bọt. Các ion này bảo vệ các mô răng cứng chống lại các cuộc tấn công hủy khoáng bằng cách tăng tái khoáng và ức chế các vi khuẩn trao đổi chất.

1.4.1.3. Bảo vệ chống lại sự hủy khoáng và xói mòn men răng

Các nghiên cứu về hiệu quả của fluor dưới dạng phức hợp để tái khoáng hoá tổn thương mất khoáng đã được nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy: việc tiếp xúc của răng với điều kiện đặc biệt có tính acid, có thể gây ra tổn thất đáng kể về cấu trúc răng, gây mất mô cứng của răng (hiện tượng này còn được gọi là sự xói mòn). Tăng cường men răng do kết hợp của các ion fluor, các ion canxi và các ion phosphate vào hydroxy apatit tạo thành kho lưu trữ CaF2 trên bề mặt răng cũng có thể giúp ức chế sự xói mòn răng [30].

1.4.2. Phân loại véc-ni fluor

- Véc-ni fluor được phát triển và đưa ra thị trường dưới dạng sodium fluor vào cuối những năm 1960 (Duraphat – Colgate) và trong những năm 1970 dưới dạng silane fluor (Fluor Protector – Ivoclar Vivadent), những năm 1980 được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu [72].

- Tại Đức có đến 90% trẻ em dưới 18 tuổi được cung cấp véc-ni fluor trong phòng chống sâu răng.

- Tại Mỹ, FDA (U.S Food and Drug Administration) chấp nhận sử dụng rộng rãi trong điều trị sâu răng và nhạy cảm ngà vào những năm 1990, hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ chứng thực việc sử dụng véc-ni fluor cho trẻ em có nguy cơ cao [105]; hiện hay trên thị trường có hơn 30 loại [69]; với các dạng chính sau [72]:

Tên thƣơng mại

Hãng sản

xuất Đóng gói Hàm lƣợng Miligram

Enamelast Ultradent Vỉ 0,4 ml 5% NaF (2,26% F-, 226

mg/mL F- , 22.600 ppm 0,3 – 0,5 Duraphat Colgate Oral Phamaceutical Ống 10ml 5% NaF (2,26% F-, 226 mg/mL F- , 22.600 ppm 6,8 – 11,3 Durafol Pharmscience Inc. Ống 10ml 5% NaF (2,26% F-, 226 mg/mL F-, 22.600 ppm 6,8 – 11,3 Fluor Protector Ivoclar –

Vivadent Liều đơn 0.4ml 1% difluorsilante (0,1% F- , 1mg/mLF- , 1000 ppm 0,3 – 0,5 Clinpro White Varnish (3M ESPE) Liều đơn 0,5ml 5% NaF with TCP 0,3 – 0,5

- Theo nghiên cứu của Godoi, Fernanda Alvarez de và cộng sự năm 2018 cho thấy hiệu quả vượt trội của Enamelast trong nồng độ fluor hòa tan và không hòa tan cao hơn so với các véc-ni Duraphat (Colgate) và Clinpro (3M ESPE) [109].

- Một ưu điểm rất lớn so với các loại Véc-ni fluor khác khi dùng cho trẻ em (các loại véc-ni có pH acid chỉ giải phóng ion fluor tối đa khi tiếp xúc với răng mà vẫn giữ ở mức pH này, vì vậy không thích hợp cho răng của trẻ em do cấu trúc men răng non có nhiều tinh thể Carbonat cũng như Hydroxyapatite dễ bị tan và hủy khoáng trong môi trường acid, nếu tinh thể men tan quá nhiều sẽ không còn khung để tái khoáng thuận lợi), chúng tôi lựa chọn loại véc-ni có pH trung tính nhằm tập trung vào hiệu quả khoáng hóa của Fluor trên các tổn thương sâu răng sớm có sẵn trên men răng cũng như dựa vào đặc điểm của men răng của học sinh là những răng vĩnh viễn mới mọc, khoảng cách các tinh thể còn lớn là điều kiện rất thuận lợi cho ion fluor ngấm sâu vào men mà không cần dùng loại có pH acid để tạo đường vào cho ion fluor.

1.4.3. Một số ngiên cứu về sử dụng véc-ni fluor phòng sâu răng

1.4.3.1. Nghiên cứu tại nước ngoài

- Theo ADA 2006 [116] khuyến cáo:

+ Bôi véc-ni fluor lên răng mỗi 6 tháng là có hiệu quả dự phòng sâu răng ở cả hệ răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ em và thanh thiếu niên.

+ Bôi véc-ni fluor tối thiểu 2 lần/năm là có hiệu quả để dự phòng sâu răng ở nhóm dân số có nguy cơ sâu răng cao.

+ Bôi véc-ni fluor tiết kiệm thời gian hơn, ít gây khó chịu cho bệnh nhân hơn là dùng gel fluor.

- Theo nghiên cứu của Marinho VC và cộng sự 2009 [71], với 12455 người tham gia ngẫu nhiên (trong đó 9595 được sử dụng phân tích), chỉ số D(M)FS giảm 43%.

1.4.3.2. Nghiên cứu trong nước

- Tại Việt Nam, đứng trước thực trạng sâu răng đang có chiều hướng gia tăng, Việt Nam đã tích cực triển khai các chương trình dự phòng sâu răng như: Nha học đường, fluor hóa nước cấp công cộng, đưa fluor vào muối ăn. Tuy nhiên do điều kiện còn khó khăn về kinh tế và nhân lực nên mức độ phủ rộng của các

chương trình này còn rất hạn chế. Chính vì vậy việc kết hợp thêm các biện pháp phòng sâu răng bằng fluor theo con đường tại chỗ như Gel fluor, véc-ni fluor v.v… nhằm hạ thấp tỷ lệ bệnh răng miệng trong cộng đồng như các nước tiên tiến đã làm là hết sức cần thiết.

- Theo nguyên cứu của Hoàng Đào Bảo Trâm [30] cho thấy véc-ni fluor 5% do Việt Nam sản xuất không những có tác dụng bảo vệ men răng tránh bị “mềm” đi do axit trong môi trường khử khoáng, mà còn tác dụng làm lớp men bề mặt trở nên cứng chắc hơn.

- Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào về tác dụng của véc-ni fluor Enamelast NaF 5% trên men răng.

1.5. Nghiên cứu về sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm trên thực nghiệm

1.5.1. Vai trò của chu trình pH trong thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sử dụng véc ni fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)