Hệ thống Inspector ™ Pro

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sử dụng véc ni fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng (Trang 43 - 44)

Kỹ thuật QLF thân thiện với người dùng, nó phù hợp với trẻ em bởi vì không gây đau và dễ dàng gắn vào miệng, nó giúp đạt được sự hợp tác của trẻ con và đạt được chất lượng cao hình ảnh [95].

1.3.6. Laser huỳnh quang

Vào những năm 90, các nhà nghiên cứu quan sát dưới ánh sáng đỏ thấy có sự truyền các hạt Photon huỳnh quang ở răng. Sau đó Hibst và Gall thấy khi truyền laser có bước sóng 655nm qua một cái lọc sẽ thu được một tín hiệu huỳnh quang có bước sóng lớn hơn. Từ kết quả nghiên cứu này hãng Kavo (Biberach, Đức) đã

nghiên cứu và sản xuất ra một thiết bị chẩn đoán sâu răng đặc biệt là máy Diagnodent, đến nay hãng này vẫn liên tục cải tiến và cho ra nhiều thế hệ máy mới có tính năng ưu việt hơn như Diagnodent pen 2190.

* Nguyên lý hoạt động Diagnodent pen 2190

Nguyên lý dựa vào khả năng đáp ứng hấp thụ năng lượng, khuyếch tán và phản xạ ánh sáng laser huỳnh quang của mô răng.

Ánh sáng laser đỏ (= 655 nm) được thiết bị phát ra thông qua sợi quang và đầu dò đến tổn thương sâu răng (Hình 1.19). Khi ánh sáng tương tác với một số phân tử hữu cơ đã được hấp thụ vào cấu trúc xốp, ánh sáng được phát lại dưới dạng huỳnh quang vô hình trong vùng NIR. Huỳnh quang NIR được cho là bắt nguồn từ protoporphyrin IX và các sản phẩm trao đổi chất liên quan của vi khuẩn miệng: những sản phẩm này chịu trách nhiệm chính cho sự hấp thụ ánh sáng đỏ. Ánh sáng phát ra được truyền qua tay khoan đến máy dò và hiển thị kỹ thuật số trên màn hình (0 - 99) [89]. Giá trị được chẩn đoán là có tổn thương sâu răng khi con số hiển thị trên màn hình lớn hơn 14.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu sử dụng véc ni fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)