1.3.7.2. Hỗ trợ chẩn đoán sâu răng theo ICDAS
Việc phát hiện các tổn thương sâu răng là một phần không thể thiếu của mỗi nha sĩ thực hành và là bước đầu tiên của một hệ thống chẩn đoán, tiếp theo là đánh giá mức độ nghiêm trọng và mức độ hoạt động. Phát hiện sớm các tổn thương có thể cho phép can thiệp không xâm lấn do đó bảo tồn cấu trúc răng và cải thiện tiên lượng lâu dài của răng.
Trong các sâu răng sớm theo ICDAS có những vấn đề còn hạn chế như việc thăm khám không thể dùng các thám châm vì nó ảnh hưởng đến làm tổn thương bề mặt men. Thêm vào đó việc chẩn đoán tổn thương đang trong giai đoạn hoạt động hoặc từ hoạt động đến không hoạt động gặp khó khăn bằng mắt thường.
Bên cạnh đó kiểm tra sâu răng bằng trực quan hạn chế chính liên quan đến chủ quan của nó, do đó có những kết quả khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu do các yếu tố phân loại và điều kiện quan sát [87]. Chính vì vậy cần tìm ra một giải pháp kết hợp, hỗ trợ kèm với quan sát bằng mắt.
Với các phương thức hỗ trợ chẩn đoán như đã trình bày thì chỉ có kỹ thuật huỳnh quang ánh sáng định lượng (QLF) và Diagnodent có hữu ích để theo dõi những thay đổi trong hoạt động tổn thương theo thời gian [74], [98]. Mặc dù phương pháp QLF có nhiều giá trị, bởi vì các thành phần cứng và phần mềm của nó, nó là một kỹ thuật khá tốn kém và hơi cồng kềnh trong môi trường nha khoa thông thường. Mặc dù đây không phải là nhược điểm lớn trong nghiên cứu lâm sàng, nhưng một thiết bị nhỏ gọn hơn, rẻ tiền hơn, chẳng hạn như DIAGNOdent, có thể sẽ được các bác sĩ lâm sàng chấp nhận nhiều hơn, để áp dụng theo dõi dọc tổn thương đối với các biện pháp phòng ngừa ở bệnh nhân có nguy cơ sâu răng. Trong các nghiên cứu hiện tại, dữ liệu thu được từ thiết bị DIAGNOdent tương đương với nghiên cứu của Sofia Tranæus (2002) [98].
Bảng 1.2. So sánh các công nghệ phát hiện sâu răng giai đoạn sớm [99]
Phƣơng pháp chẩn đoán Vị trí Độ nhạy Độ Đặc hiệu
Mắt thường Men 93 60 Ngà 52 77 X quang Thường Men 48 97 Ngà 61 95 Kỹ thuật số Men 48 97 Ngà 51 84
Đo điện trở (ECM) Men 80 71
Ngà 68 90
FOTI và DIFOTI Men 98 50
Ngà 66 96
QLF Men 74 80
Ngà 85 49
Hạn chế phát hiện sâu răng bằng X quang là hình ảnh có thể thay đổi giữa các lần thăm khám, các yếu tố kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Vị trí phát tia và thay đổi giá đỡ phim có thể ảnh hưởng đến mức độ sâu. Hơn nữa, nguy cơ liên quan đến bức xạ liều thấp, đặc biệt là trẻ em [87]. Theo Schennner thì X quang được chứng minh không có giá trị trong sâu răng sớm [95].
Việc sử dụng kỹ thuật tăng cường ánh sáng FOTI và DIFOTI đã bị hạn chế, mặc dù nó đã được quảng bá trong suốt 30 năm qua và báo cáo là tương tự hợp lệ với kiểm tra trực quan, và nhạy hơn chụp X quang để phát hiện sâu răng [90]. Việc sử dụng DIFOTI với hệ thống máy tính đi kèm sẽ rất cồng kềnh, ảnh hưởng tiến độ
công việc so với Diagnodent pent [95].
Các nghiên cứu khi so sánh kết hợp giữa QLF hoặc Diagnodent với hệ thống ICDAS cho thấy. Theo P. Rechmann Diagnodent cho thấy độ nhạy 0,87 và độ đặc hiệu là 0,66, độ nhạy QLF là 0,51 và độ đặc hiệu là 0,89. Sự kết hợp của ICDAS và Diagnodent có ý nghĩa cao trong chẩn đoán cuối cùng [93]. Sự khác biệt trên không có ý nghĩa nhiều về mặt thống kê.
Một đánh giá về công nghệ phát hiện sâu răng được công bố trên Tạp chí Nha khoa năm 2006 đã so sánh huỳnh quang laser công nghệ với các công nghệ phát hiện sâu răng khác như ECM, FOTI và QLF cho thấy rằng huỳnh quang laser công nghệ có độ đặc hiệu hoặc khả năng rất cao phát hiện sâu răng [96].