Chƣơng 4 : BÀN LUẬN
4.3.3. Hiệu quả sử dụng véc-nifluor đối với tổn thương sâu răng sớm trên
nghiệm
Trước khử khoáng, tất cả các răng của nhóm nghiên cứu có chỉ số Diagnodent nằm trong giới hạn bình thường 9,6 ± 2,3 (<14, răng không bị sâu). Sau chu trình khử khoáng, các răng có chỉ số Diagnodent 18,2 ± 1,3 (Bảng 3.40) nằm trong giới hạn sâu mức D1 (chỉ số Diagnodent trong khoảng 14-21), tương đương với ICDAS mã số 1 trên lâm sàng. Trong 2 nhóm nghiên cứu thì chỉ số Dignodent của 2 nhóm A là 18,20, của nhóm B là 18,27 (Bảng 3.42), . Sự chênh lệch về chỉ số Diagnodent của nhóm A và nhóm B trước khử khoáng không có ý nghĩa thống kê với p=0,1 ( kiểm định t- test).
Sau khử khoáng, các răng có chỉ số Diagnodent trung bình của nhóm răng trong nghiên cứu là 18,2 ± 1,3 (Bảng 3.40), là chỉ số nằm trong giới hạn sâu răng mức D1 (chỉ số Diagnodent trong khoảng 14-21), tương đương với ICDAS mã số 1 trên lâm sàng. Sự chênh lệch về chỉ số Diagnodent của nhóm A và nhóm B sau khử khoáng không có ý nghĩa thống kê với p=0,1 (Bảng 3.43).
Các răng sau khi khử khoáng được chia làm hai nhóm để thực hiện quá trình tái khoáng. Tái khoáng là quá trình hấp thu trở lại các chất khoáng đã bị mất đi. Sau khi tiến hành can thiệp bôi kem chải răng Colgate Kids thì chỉ số Diagnodent trung bình của nhóm là 16,8 ± 1,0, tương đương mức D1. Còn chỉ số Diagnodent trung bình của nhóm bôi véc-ni Enamelast 22,6 mg florua là 11,7 ± 1,1, tương đương mức D0 (Bảng 3.43). Sự chênh lệch về chỉ số Diagnodent của nhóm A và nhóm B sau tái khoáng có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Như vậy các tổn thương sâu răng sớm nếu được phát hiện và sử dụng véc-ni fluor 5%, trên thực tế mắt thường quan sát thấy các đóm trắng, vết trắng bị mờ hoặc mất đi. Và khi kiểm tra bằng Diagnodent thì chỉ số <14 ( tương đương mức không sâu răng D0). Với kết quả lâm sàng trên nghiên cứu này chúng tôi đã khẳng định vai trò kiểm soát và điều trị sâu răng ở giai đoạn đốm trắng đục (sau khi thồi khô 5 giây), tương tự nghiên cứu của Fernanda Alavares năm 2019 [109] cho thấy hiệu quả vượt trội của Enamelast (Ultraden Product) so với Duraphat (Colgate-Palmolive) và Clinpro White Varnish (3M ESPE). Theo các tài liệu nghiên cứu khác [80], [81] các tổn thương mới chớm này (carie incipiet, carie initial), giới hạn ở mô men, được đặc trưng bởi bề mặt men còn nguyên vẹn nhưng tổn thương lớp dưới bề mặt xốp . Lỗ sâu chỉ được hình thành khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt hủy khoáng nhiều tới mức sập lớp men bề mặt [41]. Trên lâm sàng các tổn thương mới chớm này có thể phát hiện được khi thổi khô bề mặt răng. Khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt được hydrate hóa rất khó phát hiện trên lâm sàng vì men xốp lúc này trở nên trong suốt. Các tổn thương mới chớm có khả năng tái khoáng hóa và hồi phục. Trong quá trình hồi phục, các sắc tố từ thành phần trong chế độ ăn uống có thể được đưa vào tổn thương. Điểm trắng sau đó trở thành điểm nâu (Hình 1.7).
bằng kem chải kem đánh răng Colgate Kids, nhiều tinh thể men chưa được tái khoáng hóa, bề mặt men răng vẫn còn nhiều hố, hốc ở độ phóng đại x2000 (Hình 3.4). Hình ảnh chụp nghiêng cắt dọc qua vùng tái khoáng thân răng cho thấy, nhiều trụ men bị phá hủy chưa được tái khoáng. Bề mặt men răng vẫn còn nhiều vùng lỗ chỗ, nham nhở như ngọn “núi lửa” ở độ phóng đại x2000 (Hình 3.5). Như vậy, kem chải răng có tác dụng tái khoáng hóa một phần tổn thương, nhưng do thiếu các thành phần ion, đặc biệt là ion fluor, ion calci, ion phosphate và một số chất nền khác để tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng hóa, nên kem đánh răng không có tác dụng tái khoáng hóa đầy đủ và hoàn toàn như véc-ni fluor.
Còn đối với nhóm A, sau khi bôi véc-ni fluor, bề mặt men răng vùng khử khoáng trở nên mịn, đồng nhất, không còn thấy các khe, các hốc trên bề mặt men (Hình 3.6). Hình ảnh cắt dọc qua vùng tái khoáng cho thấy các trụ men đã được tái khoáng hóa hoàn toàn ở độ phóng đại x1000 (Hình 3.7). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên thực nghiệm cho thấy véc-ni Enamelast 22,6 mg florua có tác dụng tái khoáng hóa các tổn thương sâu răng vĩnh viễn sớm trên thực nghiệm. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Praphasri Rirattanapong và cộng sự (2014) tại Thái Lan [123]. Qua nghiên cứu này có thể nhận định có bằng chứng thuyết phục về việc sử dụng véc-ni fluor 5% điều trị và dự phòng sâu răng, nhất là các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trên lâm sàng.
Sự hình thành của CaF2 trên lớp bề mặt cũng như kết hợp của các ion fluor vào Hydroxy apatit góp phần tăng cường hiệu quả tái khoáng, phòng ngừa sâu răng và chống ăn mòn răng.Theo các kết quả nghiện cứu thực nghiệm khác trên thế giới: Santos Lde M1
và cộng sự [106], nghiên cứu trên 108 răng xác định sự kháng axit của 9 sản phẩm: 1) Kem đánh răng không chứa fluor; 2) 1.23% véc-nifluo ; 3) Duraflur véc-nifluor; 4) Duraphat véc-ni fluor; 5) Fluorniz véc-nifluor; 6) Fluorphat véc-ni fluor; 7) Duofluoridvéc-ni fluor; 8) 12% silver fluoride diamine (Cariestop); 9) Kem đánh răng trẻ em (500 ppm). Kết quả giá trị tổn thương soi mòn như sau: 318 MICROM + / - 39 ( nhóm chứng) , 213 MICROM + / - 27 (fluoride véc-ni) , 203 MICROM + / - 34 (Duraflur) , 133 MICROM + / - 25 (Duraphat) , 207 MICROM + / - 27 (Fluor - niz) , 212 MICROM + / - 27
(Fluorphat) , 210 + / - 28 (Duofluorid) , 146 + / - 31 (Cariestop) và 228 + / - 24 (fluoride kem đánh răng). Như vậy véc-ni fluor cho hiệu quả chống soi mòn cao nhất.
Ogaard B và cộng sự [84], khi sử dụng Microradiography định lượng (TMR) và kính hiển vi điện tử quét laser (CLSM) để đánh giá tổn thương trên men răng cho thấy khi điều trị bằng Duraphat giảm đáng kể 48% so với không điều trị.
Theo nguyên cứu của Hoàng Đạo Bảo Trâm [30] cho thấy véc-ni fluor không những có tác dụng bảo vệ men răng tránh bị “mềm” đi do axit trong môi trường khử khoáng, mà còn tác dụng làm lớp men bề mặt trở nên cứng chắc hơn.
Các tổn thương ở bề mặt nhẵn cũng như các khe kẽ có mô bệnh học giống nhau, trên kính hiển vi điện tử từ ngoài vào trong có 4 lớp do ( Hình 1.10, Hình 1.11, Hình 1.12) mức độ hủy khoáng ở mỗi vùng khác nhau làm cho tính chất quang học khác nhau [41], [80], [82].
+Vùng bề mặt: không khác nhiều so với men răng, các lỗ trên men răng tăng từ 0.1% (bình thường) lên 1 – 5 %. Chỉ có sự thay đổi về thành phần men ở lớp sâu.
+ Vùng trung tâm: bên dưới bề mặt là lõi của vùng tổn thương, vùng rộng nhất. Ở ngoại vi thể tích lỗ rỗng là 5%, ở trung tâm là 25% hoặc lớn hơn. Sự kết hợp bên trong của men răng vẫn đủ để ngăn ngừa sự xâm nhập, nhưng sau khi mất khoáng chất đáng kể, việc sử dụng một lực bên ngoài có thể làm cho bề mặt sụp đổ, dẫn đến hình thành lỗ sâu không hoàn nguyên.
+ Vùng tối (dark zone): có khối lượng lỗ rỗng 2-4%.
+ Vùng trong mờ (translucent zone): các lỗ trên men răng chiếm khoảng 1% thể tích men, nhiều hơn 10 lần so với men lành.
Thời gian cho một tổn thương tiến triển từ sâu răng giai đoạn sớm (tương ứng với chỉ số ICDAS là 1 hoặc 2) cho tới lúc hình thành lỗ sâu trên lâm sàng có thể thay đổi, tùy thuộc vào sự cân bằng của hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng.
Nếu việc hủy khoáng không dừng lại, tổn thương sớm dưới bề mặt sẽ chuyển thành lỗ sâu, gây tổn thương ngà răng (Hình 1.15), và tủy răng (Hình 1.16).
Theo nghiên cứu của Basker Dirks nhận thấy rằng trong vòng 7 năm, 10% tổn thương ban đầu trên bề mặt nhẵn của trẻ em bị xâm thực, 40% không thay đổi và 50% không thể tách rời khỏi men xung quanh. Trong một nghiên cứu khác, trong vòng 3 năm, xấp xỉ 15% men răng các tổn thương đã lành sau khi áp dụng phương pháp phòng ngừa bệnh, 35% đã ổn định và 50% đã tiến triển [80].
Như vậy kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng véc-nio fluor có hiệu quả tái khoáng trên bề mặt men, ở các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (ICDAS 1 và ICDAS2). Các kết quả này tương tự và phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, điều này khẳng định vai trò của vec-ni fluor giúp ngăn ngừa, kiểm soát và điều trị sâu răng. Tuy nhiên nghiên cứu còn nhiều hạn chế như chu trình pH, nước bọt nhân tạo, các yếu tố tác động môi trường bên ngoài ... gây các yếu tố nhiễu không sát với quá trình diễn ra trong khoang miệng. Vì vậy cần phải thêm những nghiên cứu trên lâm sàng để đánh giá đầy đủ hiệu quả của sản phẩm.