Cân bằng nước và sự hình thành nước rác trong BCL.

Một phần của tài liệu Thuyết Minh Đồ Án Tốt Nghiệp : Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2014 2024 (Trang 50 - 53)

b. Đối với ô chôn lấp số 2.

3.5.1 Cân bằng nước và sự hình thành nước rác trong BCL.

Sự hình thành nước rác có thể được dự báo qua vận chuyển cân bằng nước trong bãi rác.

Hình 3.4 Sơ đồ cân bằng nước trong BCL. [10]

Nước đi vào bãi chôn lấp.

- ước đi vào từ phí trên BCL: Chủ yếu là nước mưa ngấm qua lớp vật liệu phủ đi vào bãi rác. Một trong những khía cạnh quyết đinh nhất trong việc tính cân bằng nước cho BCL là xác định lượng nước mưa ngấm qua lớp vật liệu phủ.

- ước trong CTR: Nước đưa vào BCL cùng với CTR là lượng ẩm gắn liền với CTR. Lượng ẩm này có thể gia tăng hay mất đi trong quá trình vận chuyển CTR phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.

- ước đi vào do phun dung dịch EM: Lượng nước này chỉ có trong quá trình vận hành BCL. Trong quá trình vận hành BCL người ta tiến hành phun dung dich EM có tác dụng khử mùi tiêu diệt côn trùng đồng thời giúp cho quá trình phân hủy chất hữu cơ trong rác được dễ dàng hơn. Lượng nước này phụ thuộc vào đặc điểm thành phần rá và cách thức vận hành của từng BCL.

- ước đi vào cùng với vật liệu bao phủ(VLP): Lượng nước đi vào vật liệu bao phủ phụ thuộc vào loại và nguồn vật liệu bao phủ đồng thời phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, mùa trong năm. Thường vật liệu bao phủ thường là cát có độ ẩm trung bình 6 – 12 %, là đất sét có độ ẩm trung bình từ 23 – 31 %.

Nước đi ra khỏi BCL.

- ước đi ra từ phía đáy CL: Nước đi ra từ phía đáy và đi vào hệ thống thu nước rác đặt dưới đáy BCL. Đây chính là lượng nước rác cần phải xử lý.

- ước tiêu hao trong quá trình hình thành khí bãi chôn lấp: Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong CTR sinh hoạt hình thành khí bãi chôn lấp cần tiêu thụ một lượng nước. Lượng nước này có thể tính toán theo phương trình phân hủy:

Nước từ CTR

Nước tiêu thụ trong quá trình hình thành khí thải

Nước có trong EM Nước từ vật liệu phủ bên trên

Nước thoát ra từ phía đáy Nước thải phía trên bãi rác

Nước bay hơi Vật liệu phủ trung gian

CaHbOcN + 4 2 3 4 a b  cd H2O = 4 2 3 8 a b  cd CH4 + 4 2 3 8 a b  cd CO2 + dNH3

- ước bay hơi cùng khí CL: Khí bãi chôn lấp thường được bão hòa hơi nước vì vậy lượng hơi nước thoát ra khỏi BCL được tính theo phương trình trạng thái khí:

Trong đó:

+ p: áp suất hơi nước ở nhiệt độ T, atm. + V: thể tích khí, m3.

+ N: số mol. + R: Hầng số khí. + T: Nhiệt độ, oK.

- ước tích trữ trong rác:CTR có khả năng tích trữ nước, lượng nước này được tính theo công thức:

Gn.giữ = FC x Gr.khô [1] Trong đó:

- Gn: Lượng nước tích trữ trong CTR

- Gr.khô: Khối lượng khô của CTR đem chôn - FC: hệ số biểu thị khả năng giữ ẩm của CTR

FC = 0.6-0.55(Gtb/(10000+Gtb)

- Gtb: Khối lượng CTR và lớp phủ ở vị trí trung bình của lớp CTR.

Như vậy, lượng nước rác được tính theo phương trình cân bằng nước:

Nước rác = [(Nước đi vào từ phía trên lớp rác + nước trong rác + nước đi vào cùng vật liệu phủ) – (nước tiêu hao trong quá trình hình thành khí + nước bay hơi cùng khí BCL + nước tích trữ trong rác)].

3.5.2.Xác định lượng nước rác hình thành ở BCL.

3.5.2.1. Đối với ô chôn lấp số 1.

Thời gian chôn lấp là 6 năm. Lượng rác trung bình chôn hàng tháng là 2135.08 tấn/ tháng. Có thể mô phỏng lượng rác sinh theo thời gian như sau:

Đối với lớp rác trên cùng:

Hình 3.5 Sơ đồ cân bằng nước rác đối với lớp rác trên cùng (mới chôn).

Gn.rác = Gn.mưa +Gn.EM + Gẩm – Gn.tiêu hao – Gn.bay hơi – Gn.giữ [1] Trong đó:

Gn.rác : Khối lượng nước rác sinh ra (tấn).

Gn.EM : Khối lượng nước do tưới dung dịch EM (tấn).

Gn.mưa : Khối lượng nước mưa ngấm vào bề mặt ô chôn lấp (tấn). Gẩm : Khối lượng ẩm có trong rác (tấn).

Một phần của tài liệu Thuyết Minh Đồ Án Tốt Nghiệp : Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2014 2024 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)