THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
3.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 01 bãi chôn lấp chất thải rắn tại huyện Văn Lãng; 01 bãi rác tại huyện Lộc Bình và 01 bãi chôn lấp rác thải huyện Chi Lăng đang được cải tạo, nâng cấp. Tuy nhiên, cả 3 bãi rác này đều chưa hợp vệ sinh. Qua phân tích các điều kiện về địa hình và thủy văn thì kết quả chỉ có khu vực thung lũng Khau Pháo- huyên Văn Lãng là hội tụ khá đầy đủ các điều kiện phù hợp cho việc xây dựng bãi chôn lấp. Khu vực này cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 30km về phía Bắc. Đây là khu vực ít dân cư, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển CTRSH, điều kiện về địa hình và thủy văn phù hợp cho việc đặt BCL (thung lũng nằm sâu trong các quả đồi cao cách xa khu dân cư trên 3km). Ngoài ra, việc đặt BCL tại đây còn tận dụng được địa thế là thung lung, không cần tạo dựng vành đai xanh xung quanh BCL.
Khu vực thung lũng Khau Pháo, xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Trùng Quán.
- Phía Tây giáp với xã Tân Tác. - Phía Đông giáp với xã An Hùng.
- Phía Nam giáp với xã Thanh Hòa.
Về địa hình:
Bãi chôn lấp rác dự tính xây dựng nằm trong thung lũng, xung quanh được bao phủ bởi đồi núi. Địa hình khu vực thấp nhất của bãi chôn lấp là +30m, khu vực cao nhất là +80m.
Về điều kiện khí hậu: [11]
Huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm được thể hiện 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; mùa động lạnh, khô hanh và ít mưa.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng là 24oC.
Lượng mưa trung bình năm là 1540 mm số ngày mưa trong năm là 134 ngày. Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Độ ẩm không khí bình quân từ 82% trở lên.
Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Đây là vùng không khí bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho trồng các loại cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 768 mm. Lượng bốc hơi thấp nhất ở các tháng 1 và tháng 3 từ 31 đến 47 mm/ tháng (2009-2010). Các tháng còn lại giao động từ 62mm đến 97 mm/tháng.
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khu vực đạt 1 314 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm là tháng 9, đạt trung bình 173 giờ/tháng.
Tốc độ gió trung bình trong năm biến đổi từ 1-2 m/s.
3.2. Dự tính lượng chất thải phát sinh.
Lượng CTRSH thay đổi qua từng giai đoạn, vì dân số, tỷ lệ phát sinh và thu gom qua từng giai đoạn cũng thay đổi.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ gia tăng dân số chung của toàn thành phố. Đồng thời, tỷ lệ thu gom CTRSH lại phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư của thành phố cho việc thu gom và xử lý CTRSH. Theo định hướng thì trong khoảng 5-10 năm tới, tỉnh Lạng Sơn nói chung sẽ tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý CTR, nhưng riêng với khu vực thành phố Lạng Sơn chưa có kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý hay tái chế CTR đặt trên địa bàn thành phố. Chính vì vậy toàn bộ lượng CTRSH thu gom sẽ được đem chôn lấp toàn bộ, đồng thời tỉ lệ thu gom sẽ được nâng lên dần qua các năm, cụ thể: Thu gom 80-90% rác trong giai đoạn 2016-2019 và 100% trong giai đoạn 2020-2024. Ta có bảng dự tính lượng chất thải phát sinh như sau:
Bảng 3.1 Dự tính lượng CTRSH phát sinh trong 10 năm của T.p Lạng Sơn.
Năm (người) Dân số Lượng rác phát sinh (kg)
Lượng rác thu gom (kg)
Lượng rác chôn lấp (tấn)
Giai đoạn 1 (ô chôn lấp số 1)
2014 196055 45082815 31557970 31558 2015 197859 45497577 34123183 34123 2015 197859 45497577 34123183 34123 2016 199679 45916154 36732924 36733 2017 201516 46338583 39387796 39388 2018 203370 46764898 42088408 42088 2019 205241 47195135 44835378 44835 Tổng 228725658 228726
Giai đoạn 2 (ô chôn lấp số 2)
2020 207129 60481689 60481689 60482 2021 209035 61038121 61038121 61038 2021 209035 61038121 61038121 61038 2022 210958 61599671 61599671 61600 2023 212899 62166388 62166388 62166 2024 214857 62738319 62738319 62738 Tổng 308024189 308024
Vậy tổng số rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phố trong giai đoạn 2014- 2024 là: 536 750 (tấn).
3.3. Xác định một số thông số cơ bản của BCL.
3.3.1. Xác định diện tích cần thiết của bãi chôn lấp.
Dân số trung bình của toàn thành phố từ năm 2014 – 2024 khoảng 2.258.596người và lượng rác phát sinh nằm trong khoảng 20.000-65.000 tấn/năm. Căn cứ theo bảng 4- TCXDVN 261/2001: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế thì diện tích bãi chôn lấp cần xây dựng nằm trong khoảng 5.000-10.000 m2. Với quy mô như vậy thì bãi chôn lấp thuộc loại vừa căn cứ theo bảng. [3]
3.3.2 Xác định diện tích bãi chôn lấp.
Giai đoạn 1: 2014-2019 Giai đoạn 2: 2020-2024
Đối với mỗi giai đoạn sẽ sử dụng 1 ô chôn lấp riêng. Lựa chọn các thông số kỹ thuật:
+ Khối lượng riêng của rác trong ô chôn lấp sau khi nén: ρrác = 0,6 (tấn/m³) + Mỗi lớp rác hình thành với chiều cao trung bình h=1.5 (m)
+ Sau khi đổ đầy lớp thì phủ một lớp phủ trung gian là đất sét pha có chiều dày 0.15 (m).
+ Số lớp trong 1 ô: 12 lớp đối với ô số 1 và 10 lớp đối với ô số 2 (6 tháng hình thành 1 lớp). Chiều dày lớp phủ trên cùng là 0.8 (m).
Ô chôn lấp số 1:
- Lượng CTRSH đem đi chôn lấp là: Grác = 228 726 (tấn). Thể tích CTRSH trong 1 lớp của ô chôn lấp là:
V = Grác/ (ρrác x số lớp rác) = 228 726 / (0.6 x 12) = 31 767.5 (m3). Diện tích ô chôn lấp số 1:
S = V/h = 31 767.5 /1.5 = 21 178.33 (m2).
Vậy tổng diện tích ô chôn lấp số 1 cần: S = 21 178.33 (m2).
Lựa chọn kích thước thiết kế cho ô chôn lấp số 1:
Diện tích: 22 000 m2. Chiều rộng: 110 m. Chiều dài: 200 m.
Tính toán tương tự cho ô chôn lấp thứ 2.
Bảng 3.2 Kích thước các ô chôn lấp.
Kích thước ô chôn lấp Đơn vị tính Giá trị
Ô chôn lấp số 1
Diện tích tính toán m2 21178
Diện tích lựa chọn thiết kế m2 22 000
Chiều rộng m 110
Chiều dài m 200
Ô chôn lấp số 2
Diện tích tính toán m2 28521
Diện tích lựa chọn thiết kế m2 30 000
Chiều rộng m 150
Chiều dài m 200
Tổng diện tích các ô chôn lấp: 52 000 m2.
Diện tích các ô chôn lấp chiếm khoảng 75% tổng diện tích BCL [6], do đó diện tích tổng thể của BCL là: 52 000/0.75 = 69 333.33 (m2).
Độ sâu trung bình của ô chôn lấp số 1 là: 12 x (1.5+0.15)+0.8 = 20.6 (m). Độ sâu trung bình của ô chôn lấp số 2 là: 10 x (1.5+0.15)+0.8 = 17.3 (m).
3.4. Tính toán hệ thống thu gom khí gas.
3.4.1 Xác định lượng khí gas hình thành.
Lượng khí sinh ra phụ thuộc thành phần, đặc tính của rác thải, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu như độ ẩm nhiệt độ… Do đó, để xác định lượng khí sinh ra trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong rác, cần xác định lượng khí sinh ra từ phân hủy nhânh (PHN) và phân huy chậm (PHC). Dựa vào thành phần rác thải đem đi chôn lấp ta có thể xác định được thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học.
Bảng 3.3 Đặc tính cơ bản của rác thải hữu cơ thành phố Lạng Sơn. Thành phần % khối lượng Độ ẩm % Thành phần hữu cơ PHN Rác hữu cơ 55 75 Giấy vụn 3 6 Lá cây 2.5 60 Tổng cộng: 60.5 Thành phần hữu cơ PHC Vải 0.7 10 Gỗ 1.2 2 Nilon, đồ nhựa 4 1.2 Cao su 1 1 Tổng cộng: 6.9
[Nguồn: PTN hóa – lý nghiệp vụ và phân tích môi trường t.p Lạng Sơn, 2011]
Bảng 3.4 Thành phần hóa học của rác thải đô thị. [10]
Thành phần % khối lượng khô
C H O N S Tro Rác hữu cơ 48 6.4 37.6 2.6 0.4 5 Giấy vụn 43.4 5.8 44.3 0.3 0.2 6 Lá cây 47.8 6 38 3.4 0.3 4.5 Vải 48.9 5.5 40 2.2 0.2 3.2 Gỗ 47.8 6 38 3.4 0.3 4.5
Nilon, đồ nhựa (chất dẻo) 60 7.2 22.8 - - 10
Cao su 69.7 8.7 - - 1.6 20