Chương 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý.
Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 1 cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và 10 lối mở biên giới với Trung Quốc.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn.
Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dòng sông chảy ngược. Nó bắt nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hướng Nam - Bắc về huyện Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách biên giới Việt Trung 18 km. Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng. Thành phố nằm trên nền đá cổ, có độ cao trung bình 250 m so với mực nước biển, gồm các kiểu địa hình: Xâm thực bóc mòn, cacxtơ và đá vôi, tích tụ. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được quy
hoạch thành một nút trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, thành một động lực kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, vùng Đông Bắc Việt Nam, và sau năm 2010 trở thành một cực của Tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).
Theo Nghị định 82/2002/NĐ-CP, ranh giới thành phố Lạng Sơn được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng – huyện Cao Lộc.
- Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch – huyện Cao Lộc và xã Vân Thủy - huyện Chi Lăng
- Phía Đông giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên – huyện Cao Lộc.
- Phía Tây giáp xã Xuân Long –huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp – huyện Văn Quan.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.918,5 ha (79,185 km2
), trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 1.240,56 ha, chiếm 15,66% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp đã sử dụng 1.803,7 ha, chiếm 22,78% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng 631,37 ha, chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên.
- Tài nguyên nước: Thành phố Lạng Sơn có sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận Thành phố dài 19 km, lưu lượng trung bình là 2.300 m³/s, có suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa ra sông Kỳ Cùng và suối Quảng Lạc dài 97 km, rộng 6 – 8 m. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hồ đập vừa và nhỏ như hồ Nà Tâm, hồ Thẩm Sỉnh, Bó Diêm, Lẩu Xá, Bá Chủng, Pò Luông.
- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, đá cuội, sỏi... Có 2 mỏ đá vôi chưa xác định được trữ lượng, nhưng chất lượng đá vôi có hàm lượng Cacbonac canxi rất cao đủ điều kiện để sản xuất xi măng. Mỏ đất sét có trữ lượng trên 22 triệu tấn, dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có một trữ lượng nhỏ vàng sa khoáng, kim loại đen (Mangan), bôxit...
1.1.1.3. Khí hậu, thời tiết.[3]
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm môi trường không khí. Dựa vào nhiệt độ không khí có thể tính toán được mức độ lan truyền các chất ô nhiễm môi trường không khí và thiết kế hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C. Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất: 28,9°C. Nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất: 17°C.
b. Lượng mưa.
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Lạng Sơn (2005-2010): 1200–1600 mm với 126 ngày mưa trong một năm, có khoảng 13- 17 ngày/tháng và tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 (lượng mưa các tháng này đều trên 10mm) với 1230.1mm, chiếm 90,68% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 với lượng
mưa 126,4mm chiếm 9,3% lượng mưa cả năm, ít hơn 9,7 lần lượng mưa trong mùa mưa và không có tháng nào đạt được 40mm/tháng. Số ngày mưa trung bình năm: 126 ngày. Lượng mưa ngày lớn nhất quan sát được: 120mm.
Bảng 2.1. Lượng mưa tháng trong năm tại Lạng Sơn.
Tháng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TB 1 20 13 11 21 36 22 21 2 43 42 38 4 68 40 39 3 65 37 29 45 24 36 39 4 145 51 10 42 58 33 57 5 228 124 83 297 198 203 189 6 115 273 243 338 173 224 228 7 333 163 316 325 240 236 269 8 316 217 311 258 304 285 282 9 68 224 64 137 86 78 110 10 0 0 50 79 73 62 44 11 22 125 24 73 2 14 43 12 33 27 3 39 1 21 21
(Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2010) c. Độ ẩm.
Độ ẩm không khí là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm môi trường không khí. Độ ẩm càng cao thì khả
năng phát tán các chất khí gây ô nhiễm càng thấp và ngược lại, tại khu vực thành phố lạng Sơn có độ ẩm như sau: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%, độ ẩm thấp tuyệt đối: 25%
Độ ẩm thường lớn trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 4, cao nhất vào tháng 2 và tháng 3, với giá trị tại nhiều thời điểm lên tới 99%.
d. Chế độ gió.
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.