giáo dục
1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, mục tiêu của dânchủ trong giáo dục chủ trong giáo dục
Trong di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ chiếm vị trí quan trọng. Theo Người, dân chủ là “của quý báu nhất của nhân dân”, là điều “trăn trở” suốt đời của Người. Trong đó, dân chủ trong giáo dục được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, là phương thức giáo dục hiệu quả nhất. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, dân chủ trong giáo dục bị hạn chế tối đa, bởi chính quyền thực dân, phong kiến luôn duy trì lối dạy học “nhồi sọ”, một chiều, áp đặt, phiến diện nhằm đào tạo ra đội ngũ quan lại làm tay sai cho chúng. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một trang mới cho nền giáo dục của nước nhà. Trước đòi hỏi cấp bách của cách mạng là tiến hành cải cách giáo dục, Hồ Chí Minh chỉ rõ một trong những nội dung rất quan trọng là phải thực hành dân chủ trong giáo dục, bởi theo Người “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [74, tr.7]. Đây là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong giáo dục của Hồ Chí Minh.
Dân chủ trong giáo dục là chiến lược “trăm năm trồng người”. Dân
chủ trong giáo dục có ý nghĩa đích thực là sự dân chủ, bình đẳng thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác như sự trao truyền tri thức,
kinh nghiệm giữa con người với con người, nhất là từ thế hệ trước sang thế hệ sau, giúp cho xã hội loài người ngày càng phát triển. Nhưng khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện “chính sách ngu dân”, hạn chế và làm biến tướng nền giáo dục ở Việt Nam, hòng dễ bề duy trì ách thống trị.
Nhận rõ và đanh thép những tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, Hồ Chí Minh chỉ rõ, không chỉ thiếu dân chủ trong giáo dục mà chúng còn “gieo rắc một nền giáo dục xảo trá và nguy hiểm hơn cả dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ làm hư hỏng, mất tính nết của người đi học, chỉ dạy cho họ một lòng trung thực giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình. Nền giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu ngốc” [31, tr.424]. Hồ Chí Minh đã khởi đầu sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người từ đòi quyền dân chủ cơ bản cho người dân thuộc địa, như quyền được lập hội, tự do ngôn luận, quyền được giáo dục cho đến việc tuyên truyền giáo dục cách mạng để thức tỉnh quần chúng nhân dân ý thức rõ nỗi đau của người dân mất nước và có niềm tin vào sức mạnh to lớn của chính bản thân khi họ được tổ chức lại trong một khối đoàn kết chặt chẽ, cùng tranh đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng theo con đường cách mạng đúng đắn. Người coi “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, dốt nát cũng là một kẻ địch. Kẻ địch này câu kết cùng với giặc ngoại xâm chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời, Hồ Chí Minh đã thực hiện xác định một chiến dịch chống nạn mù chữ, diệt giặc dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của đất nước, đồng thời với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và giặc đói. Người chỉ rõ: một là, cần “mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”, hai là, cần “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” [37, tr.7].
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh càng chú trọng chỉ ra vai trò đi đầu, đi trước của dân chủ trong giáo dục. Nói chuyện với cán bộ giảng dạy và học viên lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp 1 (ngày 12/6/1956), Người chỉ ra rằng: “Bây giờ xây dựng kinh tế không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu” [60, tr.345]. Nói chuyện với giáo viên cấp 2, 3 toàn miền Bắc (9/1958), Người yêu cầu phải phát huy dân chủ trong nhà trường để “…đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà... Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm trọn nhiệm vụ” [50, tr.528].
“Vì lợi ích thì phải mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [60, tr.528], với Hồ Chí Minh, dân chủ trong giáo dục luôn có vai trò chiến lược xuyên suốt, có vị trí đứng đầu, là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới tiến bộ, văn minh hơn. Độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân, sự hưng thịnh của đất nước sẽ không thực hiện được nếu thiếu sự tham gia của dân chủ trong giáo dục nói riêng và giáo dục nói chung. Đầu tư cho dân chủ trong giáo dục là đầu tư cho tương lai phát triển mạnh mẽ và bền vững, bởi dân chủ là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề, trong đó có giáo dục. Do đó, sứ mệnh của dân chủ trong giáo dục không chỉ là chiến lược “trăm năm” mà nó còn có ý nghĩa vô cùng trọng đại, mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Dân chủ trong giáo dục sẽ quyết định trực tiếp đến nâng cao dân trí, đào tạo ra những con người hữu ích cho dân tộc. Cách mạng Tháng Tám năm
1945 thành công, đất nước đứng trước biết bao thử thách, các thế lực phản động trong và ngoài nước phá hoại điên cuồng, chúng trực tiếp xâm lược miền Nam và ráo riết tiến hành các hoạt động lật đổ tại miền Bắc. Kinh tế tài chính kiệt quệ, nạn đói khủng khiếp hoành hành. Trong cơn sóng gió như vậy, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh chèo lái con thuyền cách mạng và thật sự sáng suốt khi Người không đặt công việc văn hóa giáo dục ở thứ bậc bình thường.
Trong phiên họp đầu tiên của chế độ dân chủ mới, ngày 3/9/1945, Người đã nói với các vị Bộ trưởng trong Hội đồng Chính phủ lâm thời về vấn đề giáo dục, về phát huy dân chủ, về quyền và nghĩa vụ công dân trong công tác giáo dục: “…nạn dốt - Là một trong những phương pháp tội ác mà bọn thực dân Pháp dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là chúng ta đủ để học đọc, học viết tiếng ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [37, tr.7]. Người phân tích, dốt nát là nguyên nhân cơ bản của yếu hèn và sai lầm. Dốt thì dại, dại thì hèn. Vì thế, Người khẩn thiết yêu cầu: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là “Mở chiến dịch chống nạn mù chữ” để nâng cao dân trí, bởi không một quốc gia nào có thể tiến hành xây dựng một chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc thành công trong điều kiện văn hóa, dân trí, đạo đức, tinh thần xã hội thấp kém.
Năm ngày sau phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời, chỉ trong ngày 8/9/1945 đã có 3 sắc lệnh của Chính phủ được ban hành đặt sự nghiệp bình dân học vụ, vừa là một phong trào cách mạng, vừa là một thiết chế văn hóa giáo dục của Nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó, tháng 10/1945, Người ra lời kêu gọi toàn dân đi học, nhắc nhở mọi công dân hiểu nhiệm vụ học tập của mình, biết làm chủ việc xóa mù chữ cho mình và toàn xã hội cùng ra sức chăm lo chống nạn thất học.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, từ năm 1954 khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, rồi đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược cho đến lúc Người đi xa, hầu như không năm nào Người lại không gửi thư cho ngành giáo dục hoặc đến thăm các trường học. Ở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm yêu thương, sự động viên ân cần, lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của các thầy, cô giáo và học sinh ở các lớp học bình dân và bổ túc văn hóa để có chủ trương, kế hoạch giáo dục phù hợp với thực tiễn đất nước.
Từ những bức thư, những lời phát biểu của Người khi đến thăm các trường, cũng như những lần làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục, với các cấp ủy đảng và chính quyền về công tác diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, Hồ Chí Minh đều kiên trì quan điểm, với người còn mù chữ thì phải dạy cho họ biết chữ; đối với người biết chữ rồi thì phải dạy cho họ thường thức vệ sinh, thường thức khoa học, bốn phép tính lịch sử và địa dư, đạo đức công dân để người dân bớt ốm đau, bớt mê tín nhảm, làm ăn có ngăn nắp, nâng cao lòng yêu nước, trở thành người công dân hiểu biết đúng đắn quyền lợi và bổn phận; đối với thanh niên và cán bộ thì phải bổ túc cho họ cả lý luận, kỹ thuật chuyên môn, văn hóa để thúc đẩy sản xuất.
Người đặc biệt coi trọng và kịp thời động viên khuyến khích hình thức đào tạo vừa học vừa làm, khẳng định đây là phương thức của dân chủ trong giáo dục hết sức đúng đắn và hiệu quả, giúp thanh niên, cán bộ vừa có văn hóa, vừa có kỹ thuật, vừa giỏi lao động. Bởi có như vậy mới phát huy tối đa sức người, sức của phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Thấu hiểu công việc dạy bình dân học vụ, bổ túc văn hóa có nhiều khó khăn, Người khuyên nhủ thầy trò phải luôn luôn biết đoàn kết, thương yêu, lắng nghe, hiểu biết lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau dạy tốt, học tốt. Người chỉ rõ, nếu biết bàn bạc dân chủ thì nhất định thành công: “Đồng bào ta rất ham học, ... Nếu cán bộ cố gắng, trau dồi kinh nghiệm, trao đổi ý kiến, bàn bạc với nhau nhất định làm được” [51, tr.371]. Chính bình dân học vụ và bổ túc văn hóa góp phần đáng kể trong quá trình diệt “giặc dốt”, từ một nước hơn 90% dân số mù chữ, nhiều làng xã đã xóa nạn mù chữ, nhiều “chiến sĩ diệt dốt” đã được vinh danh. Sự bất bình đẳng về giáo dục được giảm dần, san lấp dần sự cách biệt về trình độ học vấn giữa các tầng lớp xã hội, góp phần tạo nên sự hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Không chỉ nâng cao dân trí, Người còn chỉ rõ, dân chủ trong giáo dục phải góp phần “đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta,… đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” [75, tr.508]. Đó là những người lao động mới có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”, có đạo đức cách mạng trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ hi sinh, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khỏe để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, “những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” [73, tr.622].
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước đây, cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [38, tr.34].
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện dân chủ trong giáo dục, Người luôn đề cao vai trò của đội ngũ thầy, cô giáo. Theo Người, mỗi thầy, cô giáo phải là những chiến sĩ trên mặt trận giáo dục; là “những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh”. Cùng với đó, Hồ Chí Minh luôn có sự tin tưởng và mong muốn các thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành những người có ích cho Tổ quốc.
Dân chủ trong giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục mới theo hướng dân tộc, hiện đại và nhân văn, lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm nền tảng. Không chỉ coi trọng phát huy dân chủ trong giáo dục để
nâng cao dân trí, Hồ Chí Minh còn chủ trương xây dựng một nền giáo dục dân chủ hướng vào các giá trị dân tộc, hiện đại và nhân văn, một nền giáo dục
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khẳng định vị trí, vai trò của nền giáo dục dân chủ mới là tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại. Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một địa vị quan trọng, hết sức đề cao tinh thần khoa học, nhằm giúp học sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và tổng hợp, tinh thần sáng tạo và óc thực tế. Về tổ chức, nền giáo dục mới là một nền giáo dục duy nhất chung cho toàn thể nhân dân Việt Nam.
Nhận thức đúng đắn mục tiêu của dân chủ trong giáo dục sau khi đất nước giành được độc lập, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học văn khoa, Sắc lệnh thành lập Hội đồng cố vấn học chính,… từng bước định hình nền giáo dục dân chủ mới, với một hệ thống quan điểm hiện đại, đó là: dân chủ hóa về mục tiêu phát triển; dân tộc và đại chúng hóa về tổ chức đào tạo; nhân văn hóa về nội dung đào tạo; khoa học hóa về phương pháp đào tạo; xã hội hóa về quản lý đào tạo.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn khởi động cho toàn dân thấm nhuần tư tưởng “dân mạnh thì nước giàu”, “dân cường thì nước thịnh”, và Người kêu gọi mọi người phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.
Hồ Chí Minh lên án nền giáo dục thực dân cũ là thiếu dân chủ, chỉ nhằm mục đích ngu dân, gieo nọc độc, làm cho thanh niên Việt Nam quên Tổ quốc, xa giống nòi, quên thân phận nô lệ, tách rời khỏi cuộc đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc. Bởi vậy, sau Cách mạng Tháng Tám, Người chủ trương xây dựng một nền giáo dục dân chủ mới, đào tạo các em trở thành những công dân hữu ích cho nước Việt Nam, học để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Để đạt được mục tiêu đó, Hồ Chí Minh phát động phong trào chống nạn mù chữ, thất học, làm cho mọi người
dân đều “biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” [38, tr.40]. Người yêu cầu phải sửa đổi triệt để nội dung chương trình, sách giáo khoa cho phù hợp với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Phải làm sao cho việc giảng dạy, đào tạo của nhà trường luôn gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân. Phải tẩy sạch ảnh hưởng của nền giáo dục thực dân còn sót lại như: Học để