Giá trị thực tiễn

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 81 - 90)

Một là, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí, từng bước hình thành nhu cầu, khả năng tự học suốt đời của mọi công dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, dân chủ trong giáo dục nói riêng đã được chính Người hiện thực hóa trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình và để lại những mẫu mực thực tiễn về cách thức tổ chức và lựa chọn nội dung, phương pháp tiến hành.

Cùng với việc thiết lập nền dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách. Bởi vì, theo Người “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “dốt thì dại, dại thì hèn”. Vì vậy, Người kêu gọi: phải làm cho nhân dân biết đọc, biết viết, xoá nạn

mù chữ, từng bước nâng cao dân trí. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân phải lập tức tiêu diệt “giặc dốt”. Nhờ chủ trương đúng đắn đó mà lịch sử giáo dục nước nhà phát triển vượt bậc. Chỉ sau một năm (8/9/1945 đến 8/9/1946), nước ta đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ trên tổng số 22 triệu người dân. Trải qua những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ giáo dục XHCN, qua nhiều cuộc cải cách (năm 1950, 1956, 1979...) nền giáo dục nước ta đều đạt được những thành tựu đáng tự hào. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, sự nghiệp giáo dục từ phổ thông đến đại học không những được duy trì và không ngừng phát triển mà còn có sự biến đổi về chất. Các trường từ giáo dục phổ thông đến đại học đều giảng dạy bằng tiếng Việt. Sau những năm phát triển giáo dục trong điều kiện hòa bình, nạn mù chữ đã được thanh toán trên toàn miền Bắc. Hệ thống trường bổ túc công nông, trường phổ thông lao động được phát triển mạnh. Ở miền Bắc, mỗi ngày hàng triệu học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo đội mũ rơm, khắc phục muôn vàn khó khăn đến trường học tập, giảng dạy. Hàng loạt trường trung học chuyên nghiệp mới được mở ra ở cả trung ương và địa phương. Mạng lưới các trường đại học và quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh dân về dân chủ trong giáo dục đã đạt kết quả cao trong công tác xoá mù chữ, nâng cao dân trí, hệ thống học tập chính quy và không chính quy đã đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân lao động, cho mọi lứa tuổi. Kết quả nước ta đã có được một đội ngũ trí thức công nông lớn mạnh, có ý chí độc lập, tự chủ, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, vững vàng, có tinh thần vượt khó vươn lên làm chủ các kiến thức khoa học, kỹ thuật, phục vụ hết mình vì sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Cũng từ chủ trương này, hàng vạn thanh niên tiêu biểu của cả nước đã được cử ra nước ngoài học tập trở thành những trí thức, nhà khoa học là nguồn lực to lớn, góp phần phụng sự kháng chiến thắng lợi, xây dựng Tổ quốc Việt

Nam XHCN. Thành tích đua tài của học sinh Việt Nam ở các kỳ thi Ôlimpic quốc tế, thi tay nghề của các thợ trong khu vực, mức độ phấn đấu của những sinh viên du học thường vươn lên tốp cao, cống hiến của các nhà khoa học Việt kiều nơi đất khách thường rất đáng nể trọng. Đó quả thực là một kỳ tích của sự nghiệp phát triển nền giáo dục Việt Nam, là hệ quả tất yếu của một nền giáo dục được đặt trên bệ phóng từ tư tưởng dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh, từ quan điểm nhất quán của Đảng ta - coi giáo dục là đại kế trăm năm.

Tự học, tự đào tạo là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Con đường dẫn Người trở thành nhà sáng lập nền giáo dục cách mạng, danh nhân văn hóa kiệt xuất chủ yếu là tự học, tự đào tạo, khổ công học luyện. Ngay cả trong thời gian ở trường, Người vẫn tự học tập, nghiên cứu là chủ yếu. Vì vậy, không chỉ quan tâm hoàn thiện thể chế và bộ máy của nền giáo dục mới, Hồ Chí Minh còn khởi động cho toàn dân thấm nhuần tư tưởng “dân mạnh thì nước giàu”, “dân cường thì nước thịnh”, và Người kêu gọi mọi người phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Để đạt được mục tiêu cao cả đó, theo Hồ Chí Minh: “trước hết là tạo ra ở người học một cái nhìn bao quát về ý thức tự chủ học tập, ngày nay gọi là quyền học tập, gắn liền với quyền sống cũng như quyền căn bản khác của con người” và “trong cách học phải lấy tự học làm cốt”.

Từ quyền dân chủ trong giáo dục được khởi xướng trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gửi đến Hội nghị Vécxây năm 1919, cho đến khi Người qua đời, tư tưởng và hành động của Người đã thức tỉnh, thôi thúc và hình thành nên nhu cầu học tập của mọi công dân qua các thời kỳ cách mạng. Những tấm gương sáng về học tập suốt đời trong thời đại Hồ Chí Minh như: Trần Đại nghĩa, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hiến Lê, Hữu Ngọc, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Phan Ngọc, Trần Văn Khê, Ngô Bảo Châu .... là minh chứng cho việc siêng năng, cần cù chịu khó học tập và học tập suốt đời, để có được chỗ đứng trong xã hội, để phục vụ tốt nhất lợi ích dân tộc và lợi ích của nhân dân. Ngày nay, trong thời đại nền kinh

tế tri thức, trong tiến trình đổi mới đất nước, trong điều kiện KH&CN phát triển mạnh mẽ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì việc học tập và học tập suốt đời đang đặt ra cho chúng ta những thách thức to lớn. Sự nghiệp “trồng người”, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành mối quan tâm chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Sự nghiệp ấy đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã và đang thấm sâu vào từng gia đình, từng dòng họ, từng khu dân cư, từng cơ sở đào tạo, từng vùng, miền... Bằng chứng là từ nhiều năm nay, nhiều nơi trong cả nước, từ Trung ương đến các địa phương đã xây dựng và duy trì có hiệu quả “Quỹ Khuyến học”- một nét đẹp trong cộng đồng, khu dân cư, tạo nên một phong trào to lớn, có sức lan tỏa rộng rãi tới khắp các vùng miền trong cả nước. Hệ thống Hội khuyến học đã phủ kín từ cấp tỉnh đến cấp xã, hội viên là các cựu giáo viên, các nhà hoạt động chính trị, xã hội quan tâm thúc đẩy sự nghiệp học tập cho mọi lứa tuổi. Phong trào ấy không chỉ là nhu cầu tự thân của từng cá nhân, từng tập thể, từng gia đình, dòng họ, mà nó còn là ý thức và trách nhiệm của cộng đồng và xã hội. Sự ra đời của các mô hình học tập: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”,… là sự cụ thể hóa chủ trương “xã hội học tập” theo tâm nguyện của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục đã phát huy trí tuệ, sự đóng góp to lớn của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục của đất nước qua các thời kỳ cách mạng.

Cùng với việc nâng cao dân trí, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục đã phát huy trí tuệ, sự đóng góp to lớn của toàn xã hội vào sự nghiệp cách mạng. Giáo dục theo quan điểm của Hồ Chí Minh sẽ tạo ra tính liên tục của cách mạng. Với việc nâng cao dân trí, nhân dân sẽ biết quyền lợi, bổn phận, có kiến thức mới để tham gia vào công việc của cách mạng. Với mục đích: về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập, Hồ Chí Minh đã xúc tiến việc trang bị lý luận cách mạng cho quần chúng thông qua con đường tuyên truyền, giáo dục. Để

thực hiện được nhiệm vụ tối quan trọng đó trong điều kiện đất nước lúc bấy giờ là hết sức khó khăn nếu như không có cách làm sáng tạo với sự tham gia của đội ngũ cán bộ cốt cán do Người trực tiếp huấn luyện, đào tạo.

Để tạo nguồn cán bộ, Hồ Chí Minh đã trực tiếp mở nhiều lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ, thông qua các lớp huấn luyện để tập hợp lực lượng, đào tạo những người Việt Nam yêu nước thành những người cách mạng kiên trung. Tháng 11-1924, Người về Quảng Châu tập hợp những thanh niên yêu nước tiến bộ thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Từ năm 1925 đến năm 1927, các lớp học do Người tổ chức đã đào tạo được hơn 200 hội viên, một số hội viên xuất sắc được gửi đi học ở các trường đại học của Liên Xô và Trung Quốc, số còn lại thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” của Hội. Thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, hội viên của Hội bằng những hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin và hành động gương mẫu của mình đã đi vào hầm mỏ, nhà máy, đồn điền để tuyên truyền, vận động, thức tỉnh quần chúng.

Đầu năm 1941, Người về nước hoạt động, công việc đầu tiên của Người là mở ngay lớp huấn luyện chính trị tại vùng biên giới Trung - Việt và tại Cao Bằng. Nhiều cán bộ chính trị và cán bộ quân sự đã được Người đào tạo tại các lớp huấn luyện này. Trong kháng chiến, Người cho mở Trường Đại học Y Dược (Việt Bắc); lớp toán đại cương và các trường dự bị đại học, sư phạm cao cấp (Khu IV); các trường khoa học cơ bản và sư phạm cao cấp (Khu học xá Trung ương, Quảng Tây, Trung Quốc) nhằm tạo dựng một lớp người có đủ tài và đức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Những cán bộ đã được Người đào tạo trực tiếp hoặc gián tiếp như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã trở thành những lãnh đạo ưu tú, kiên trung có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Họ chính là những nhân tài của đất nước, là những nhà giáo dục tiền bối trang bị lý luận và hướng dẫn hành động cách mạng cho quần chúng trong thực hiện sự nghiệp ba giải phóng.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngay từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, trường lớp và các phương tiện dạy học vô cùng khó khăn, đội ngũ giáo viên, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho giáo dục gần như chưa có, nhưng chính nhờ tư tưởng dân chủ đã cho phép Hồ Chí Minh dựa vào dân để phát động và tổ chức thực hiện thành công phong trào toàn dân tham gia diệt giặc dốt. Sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh Bình dân học vụ để đưa hơn 90% dân số là nạn nhân của chính sách “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp được tiếp cận được ánh sáng của nền giáo dục mới. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, cả nước sôi nổi với phong trào bình dân học vụ, diệt “giặc dốt”. Trong điều kiện khó khăn đó, các lớp học đơn sơ đã được tổ chức, đó là trụ sở của các trường phổ thông, các cơ quan chính quyền, doanh trại quân đội, nhà của người dân, đình, chùa,… nhiều trường học cho thanh thiếu niên, cho đồng bào các dân tộc, cho phụ nữ, phụ lão,… đã khai giảng. Khắp thôn cùng, xóm vắng, tỏ ánh đèn dầu sau cuối ngày tăng gia sản xuất. Người dạy dù chưa qua trường lớp sư phạm và không lương, không phụ cấp nhưng cũng nhiệt tình truyền thụ. Đó là thầy giáo dạy ở các trường học, là cán bộ các ngành, là học sinh, bộ đội, từ mọi tầng lớp nhân dân và cả những người vừa thoát nạn mù chữ, ai đọc thông viết thạo đều có thể trở thành giáo viên Bình dân học vụ. Hòn than, nền đất, thân cây là những học liệu bổ ích trong điều kiện vật chất còn thiếu thốn.

Khi phát triển lên các nhà trường chính quy, Người thường xuyên yêu cầu gia đình, toàn thể các ngành, các giới, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhất là phải “Đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân” [68, tr.508], để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giáo dục.

Trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, hệ thống trường bổ túc văn hóa công nông cùng với trường phổ thông lao động được hình thành và phát

triển rộng khắp. Với quan điểm và chính sách đúng đắn về giáo dục, suốt hai cuộc kháng chiến lâu dài đầy hy sinh, gian khổ và công cuộc xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh đã kêu gọi và huy động được mọi giai tầng trong xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của người dạy, người học và sự ra đời của hệ thống trường, lớp học và phát động nhiều hoạt động học đa dạng, đã góp phần xoá nạn mù chữ, giúp người học phát triển khả năng đọc và viết, nhất là người dân các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà cơ hội tiếp cận giáo dục còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, Việt Nam đã có được hệ thống giáo dục theo mô hình giáo dục mở, đủ năng lực GD&ĐT từ bậc học mầm non đến bậc tiến sĩ; có những ngôi trường đủ sức hội nhập với giáo dục quốc tế (như Trường Bưởi - Chu Văn An, Amxtecđam); có mối quan hệ với cả trăm quốc gia và cơ sở giáo dục nước ngoài. Việc thực hiện dân chủ trong giáo dục đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được mở rộng hơn để phục vụ con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếng nói, chữ viết của 8 dân tộc thiểu số đã được đưa vào giảng dạy ở trường tiểu học; trong đó tiếng Hoa và tiếng Khmer được dạy cả ở trường trung học cơ sở. Mạng lưới trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng được duy trì, ổn định. Mô hình hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng được duy trì, củng cố, một số địa phương đã lồng ghép các chương trình dự án với hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống và đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ở nước ta hiện nay.

Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục dân chủ là nền giáo dục đảm bảo quyền tự do học tập của nhân dân. Lực lượng tham gia giáo dục chính là nhân dân và phát huy dân chủ XHCN trong giáo dục. Trong nền giáo dục đó, phải coi trọng,

đề cao khả năng sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động, cầu tiến bộ của con người. Quá trình giáo dục phải cùng nhau trao đổi, thảo luận tìm ra chân lý, thông qua giáo dục trang bị năng lực làm chủ, năng lực tổ chức cuộc sống mới. Cùng với đó, dân chủ trong giáo dục còn là giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, hình thành nhu cầu khả năng tự học, học suốt đời. Người cho rằng, chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do, trong mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 81 - 90)