Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 103 - 123)

giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò của dân chủ trong giáo dục; nội

dung dân chủ trong giáo dục; yêu cầu, biện pháp thực hiện dân chủ trong giáo dục. Đây là di sản vô cùng quý báu mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Qua các thời kỳ cách mạng, trên cơ sở tư tưởng của Người, Đảng ta đã đề ra đường lối lãnh đạo xây dựng một nền giáo dục mới, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và đã đạt được nhiều thành quả. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số định hướng sau:

Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng ở các nhà trường Quân đội về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục.

Nhận thức có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn của mỗi tổ chức, mỗi con người, bởi có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Vì vậy, để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đề cao được trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong mỗi nhà trường Quân đội đối với vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục cần tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và có sự thống nhất cả trong nhận thức và hành động. Đây chính là cơ sở tạo nên sự chuyển biến tích cực, đồng bộ, thống nhất trong các nhà trường Quân đội về quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục.

Các tổ chức, lực lượng ở mỗi nhà trường Quân đội cần phải thấu hiểu một cách khoa học và chính xác vị trí, vai trò, nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và sự cần thiết vận dụng tư tưởng này của Người trong thực tiễn GD&ĐT hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục được hình thành không chỉ trên những cơ sở tư tưởng, lý luận về dân chủ trong giáo dục của dân tộc Việt Nam và nhân loại; mà còn là sự tham khảo, đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục của các nước tư bản phát triển và thành tựu đạt được trong thực tiễn xây dựng nền giáo dục

mới của hệ thống các nước XHCN mà Người đã trực tiếp khảo sát. Vì vậy, những quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục là khoa học, cách mạng, không chỉ có giá trị lịch sử to lớn, mà còn có giá trị hiện thực lớn lao, mãi mãi là cơ sở, nền tảng soi đường cho sự nghiệp giáo dục của đất nước, Quân đội phát triển.

Thực tiễn phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại nói chung, giáo dục trong Quân đội nói riêng đã khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và vai trò của việc thực hành dân chủ trong giáo dục đối đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ qua các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, khoa học và công nghệ đã đạt được những thành tựu nhảy vọt, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, tạo điều kiện cho tất cả các quốc gia và các cá nhân được tiếp cận các nguồn tri thức và lượng thông tin khoa học khổng lồ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học, cũng như tiếp thu những phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả. Do đó, để khai thác thế mạnh của thời đại, tận dụng hiệu quả các cơ hội đã có, đồng thời khắc phục những nguy cơ, thách thức nhằm thúc đẩy giáo dục trong Quân đội cần thiết phải khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của mỗi cá nhân và từng tập thể nhà trường. Muốn vậy, tất yếu phải xây dựng và mở rộng dân chủ ở các nhà trường Quân đội.

Các tổ chức, lực lượng ở mỗi nhà trường Quân đội phải quán triệt một cách có hệ thống, sâu, kỹ các chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư, hướng dẫn, quy chế quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về giáo dục và dân chủ để nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, qua đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục. Đồng thời, đi sâu phân tích đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục ở các nhà trường Quân đội thời gian qua. Những ưu

điểm, hạn chế trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội cần được khẳng định rõ. Mọi biểu hiện xem xét, đánh giá thiếu khách quan, chỉ nhấn mạnh một chiều những ưu điểm hoặc hạn chế, yếu kém việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội đều phải được chấn chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Theo đó, đòi hỏi các cấp lãnh đạo trong các nhà trường Quân đội phải có thái độ khách quan, khoa học, nhìn thẳng vào sự thật thấy hết những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những ưu điểm, hạn chế đó.

Bên cạnh đó, các nhà trường Quân đội cần phải kiên quyết đấu tranh với biểu hiện lệch lạc về nhận thức, việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục. Theo đó, cần tiến hành tốt các đợt sinh hoạt chính trị, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình. Trong các đợt sinh hoạt chính trị phải quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục; quan điểm, đường lối của Đảng, của Quân đội về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT với liên hệ kiểm điểm trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, khoa, đơn vị trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục. Chỉ rõ nguồn gốc, nguyên nhân của những biểu hiện sai trái, đồng thời chỉ ra phương hướng, biện pháp để đấu tranh, khắc phục. Nguyên tắc tập trung dân chủ phải được quán triệt và thực hiện tốt trên tất cả các khâu, các bước. Tiến hành phê bình và tự phê bình phải dựa trên cơ sở đề cao ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên; phát huy những mặt đã làm tốt và đấu tranh với những tư tưởng bảo thủ, nhận thức giản đơn, biểu hiện độc đoán, gia trưởng. Những biểu hiện lệch lạc về nhận thức, việc làm sai trái, thiếu trách nhiệm trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục cần phải được phê phán, kiểm điểm nghiêm túc. Phê bình và tự phê bình phải hướng đến tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của các tổ

chức, lực lượng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục ở các nhà trường Quân đội.

Thứ hai, bảo đảm tính chỉnh thể hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và thực tiễn các nhà trường Quân đội, qua đó góp phần phát triển tư tưởng của Người.

Bảo đảm tính chỉnh thể hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục. Thực tiễn xây dựng, phát triển nền giáo dục ở

nước ta nói chung, trong Quân đội nói riêng đã khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và vai trò của việc thực hành dân chủ trong giáo dục đối việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, Quân đội; xây dựng và phát triển con người mới, con người phát triển toàn diện, có năng lực làm chủ bản thân và tập thể. Do đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ, sâu sắc hơn những quan điểm, tư tưởng của Người về dân chủ trong giáo dục ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh nào, vì sao Hồ Chí Minh đề cập đến quan điểm, tư tưởng đó. Chỉ có như vậy, chúng ta mới hiểu đúng, nắm vững tinh thần cơ bản, cốt lõi trong những quan điểm cũng như giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục để vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn; khắc phục được lối suy diễn chủ quan, duy ý chí, thêm bớt hoặc cắt xén dẫn đến làm sai lệch bản chất tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục là hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh nằm trong một chỉnh thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau. Hồ Chí Minh đã đưa ra những chỉ dẫn hết sức quý báu và toàn diện về dân chủ trong giáo dục. Đó là những quan điểm về vị trí, vai trò của dân chủ trong giáo dục; nội dung dân chủ trong giáo dục; yêu cầu, biện pháp thực hiện dân chủ trong giáo dục,… Những quan điểm đó là để

hướng vào xây dựng một nền giáo dục mới mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng, một nền giáo dục phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đó là một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của người học, tôn trọng nhân cách, rèn luyện lý tưởng cách mạng, phát triển tài năng của người học để phụng sự cách mạng và góp phần vào hành trình tiến hóa chung của nhân loại. Đó là một nền giáo dục để đào tạo ra những công dân hữu ích, có tri thức, đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ; chú trọng thực học, tránh lối nhồi sọ, học thuộc lòng từng câu chữ, phần về chuyên môn nghề nghiệp phải giữ vị trí quan trọng; đề cao tinh thần khoa học, nhằm giúp người học có phương pháp nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, phân tích và tổng hợp, tinh thần sáng tạo và óc thực tế. Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay phải bảo đảm tính toàn diện, chỉnh thể của các quan điểm về dân chủ trong giáo dục trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

Mặt khác, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục, dân chủ, đạo đức. Nên khi nghiên cứu và vận dụng tư tưởng về dân chủ trong giáo dục của Hồ Chí Minh trong các nhà trường Quân đội hiện nay, còn cần phải đặt trong tính hệ thống chỉnh thể có liên quan đến tư tưởng của Người về những vấn đề khác như tư tưởng về dân chủ, tư tưởng về quân sự, tư tưởng về văn hóa, về đạo đức, về con người và xây dựng con người mới, nhất là GD&ĐT và xây dựng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực hoạt động quân sự,... Theo đó, chúng ta không chỉ tập trung ở một số quan điểm, lĩnh vực nhất định mà cần phải bảo đảm tính toàn diện, trong mối quan hệ với những vấn đề khác, lĩnh vực khác. Sinh thời, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xem xét, đánh giá bất kỳ sự vật, hiện tượng gì, dù là xã hội hay con người thì Người cũng luôn đặt trong các mối quan hệ nhiều chiều để thấy được tính toàn diện vấn đề. Bởi

theo Người, có vậy mới “thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm” [42, tr.619].

Đặt trong thực tiễn GD&ĐT của các nhà trường Quân đội hiện nay, qua đó góp phần phát triển tư tưởng của Người. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

giáo dục nói chung, tư tưởng của Người về dân chủ trong giáo dục nói riêng, chúng ta thấy Người luôn xuất phát từ thực tiễn, gắn bó mật thiết với thực tiễn để hình thành nên quan điểm của mình về dân chủ trong giáo dục. Cũng chính thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát triển nền giáo dục cách mạng của đất nước đã chứng minh tính khoa học, cách mạng, khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và tư tưởng của Người luôn dẫn dắt, mở đường cho thực tiễn nền giáo dục Việt Nam phát triển.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay, yêu cầu chúng ta phải thực hiện tốt định hướng có tính nguyên tắc cơ bản nhất, cũng là triết lý quan trọng và bao trùm nhất của giáo dục, đào tạo, đó là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn GD&ĐT của Quân đội hiện nay, mà thực chất đó chính là xuất phát từ nhu cầu của việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ Quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những năm tới. Mục tiêu và cách thức sử dụng đội ngũ cán bộ là cái quyết định đối với mục tiêu và cách thức GD&ĐT của các nhà trường Quân đội. Để đạt mục tiêu ấy, yêu cầu đặt ra đối với từng nhà trường Quân đội là phải phát huy dân chủ trong xác định mục tiêu, mô hình giáo dục, đào tạo; xây dựng, phát triển, hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo, lấy việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực độc lập sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn quân sự và khả năng tự đào tạo, bồi dưỡng và tự hoàn thiện của mỗi sĩ quan sau khi ra trường để thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ của hiện thực quân sự khu vực, thế giới.

Mặt khác, GD&ĐT là hoạt động mang tính chất sáng tạo, thực hiện dân chủ trong GD&ĐT là nhằm tạo ra những sản phẩm thông minh, sáng tạo hơn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn căn dặn đội ngũ cán bộ, đảng viên học tập lý luận và kinh nghiệm của các nước trên thế giới không phải là để tin theo một cách mù quáng, áp dụng một cách giáo điều mà đòi hỏi cần có sự tư duy độc lập, sáng tạo, vận dụng linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tiễn, có như thế mới tránh vấp váp, sai lầm. Do đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay, chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc bám sát thực tiễn đời sống quân sự, không được giáo điều, rập khuôn, phải hướng mạnh tới mục tiêu đào tạo ra những cán bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Có vậy, mới khắc phục tận gốc được những biểu hiện như bệnh hình thức, bệnh thành tích, bệnh chạy theo bằng cấp, bệnh gian lận trong giáo dục và đào tạo, hay chỉ đào tạo những gì mà nhà trường mạnh, chứ không phải là đơn vị cần.

Giáo dục, đào tạo của các nhà trường Quân đội có sứ mệnh nâng cao trình độ, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực hoạt động quân sự, góp phần quan trọng xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội trong điều kiện mới phải hướng tới vấn đề đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ Quân đội vừa hồng vừa chuyên, trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để “Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, … tinh, gọn, mạnh, tạo tiến đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 103 - 123)