Những yếu tố tác động và yêu cầu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 90 - 103)

Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay

* Những yếu tố tác động đến vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục trong các nhà trường Quân đội hiện nay

Một là, xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi sâu sắc về cách sống, cách làm việc trong mối quan hệ tương tác với nhau. Sự biến đổi không ngừng của hoàn cảnh xã hội đòi hỏi mỗi con người cần phải liên tục cập nhật kỹ năng, hoàn thiện mình

để thích ứng với tình hình mới. Toàn cần hóa trong lĩnh vực giáo dục giúp các nhà trường có thể nhìn nhận và tận dụng những điểm ưu việt của các nền giáo dục phát triển, nhất là khuyến khích sự sáng tạo, tìm tòi, khám phá để xây dựng nên nền tảng kiến thức vững chắc cho người học. Quan trọng hơn, tư duy giáo dục hiện đại tạo cho người học sự ham thích nghiên cứu, vượt qua các lực cản để tăng tiến tri thức của mỗi người mà không bị bó hẹp về nội dung đã định sẵn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đem đến những thay đổi sâu sắc và nhanh chóng đối với cả nhân loại; nó tác động trực tiếp đến quan niệm, lối sống và tư duy của con người; đồng thời, chi phối các mối quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội của mỗi quốc gia, tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội. Các tiến bộ về khoa học, công nghệ cho phép các cơ sở giáo dục có thể thiết kế lộ trình học tập riêng biệt phù hợp với từng ngành học, từng trường hợp cụ thể. Các phần mềm giáo dục đã được đưa vào sử dụng có khả năng thích nghi với năng lực của mỗi học viên và cho phép họ theo học với tốc độ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa giáo dục và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với công tác đào tạo ở các nhà trường quân đội. Theo đó toàn cầu hóa với mục tiêu đào tạo ra những “công dân toàn cầu” cũng đặt ra trách nhiệm của người học là phải chủ động với bản thân mình và với xã hội. Công dân toàn cầu là người có khả năng hành động hợp tác, có trách nhiệm, sáng tạo giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng, góp phần làm cho địa phương, đất nước, thế giới tốt đẹp và phát triển bền vững; giao tiếp, thích ứng trong những môi trường văn hóa khác nhau, môi trường đa văn hóa; tôn trọng quyền con người, sự đa dạng; trân trọng, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, đất nước mình, đồng thời có ý thức học hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đặc trưng cốt lõi liên quan đến trí tuệ nhân tạo, sự chia sẻ dữ liệu và quá trình tự động hóa có tác động mạnh mẽ đến giáo dục,

làm thay đổi căn bản tư duy giáo dục. Người học hoàn toàn làm chủ quá trình tiếp nhận tri thức thay vì chịu sự áp đặt từ phía người dạy. Bên cạnh đó, nhiều kiến thức cơ bản, nền tảng được mã hóa hoặc số hóa để giản tiện và dễ tiếp nhận nhất. Việc tiếp cận thông tin phục vụ cho giáo dục đào tạo trở nên dễ dàng hơn sẽ dẫn đến một câu hỏi mà các nhà giáo dục cần phải trả lời là xác định kiến thức cốt lõi mà người học cần được trang bị trong tương lai.

Vì vậy, phương pháp giảng dạy truyền thống cùng với chương trình, nội dung sẽ phải thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới. Hình thức đào tạo, giáo dục trực tuyến cũng phải được nghiên cứu, ứng dụng để từng bước thay thế việc lên lớp thường nhật của giáo viên như hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi giáo dục trong các nhà trường quân đội cần quan tâm nhiều hơn đến việc dạy, hướng dẫn người học cách tự học, cách tư duy, cách đánh giá các tình huống, các vấn đề phức tạp trong hoạt động thực tiễn ở đơn vị, qua đó hình thành phẩm chất, năng lực giải quyết vấn đề một cách khách quan, khoa học và phù hợp với thực tiễn, đem lại kết quả thực sự cho cuộc sống của con người và xã hội trong thời đại; đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong các nhà trường về khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Tóm lại, toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đối tượng trực tiếp của GD&ĐT. Sự thay đổi này đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người dạy và học cả tư duy và kiến thức, kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, tính thích ứng với thách thức và yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm mờ ranh giới giữa các quốc gia, do đó, trình độ và năng lực ngoại ngữ trở thành yêu cầu cốt lõi cho người dạy và người học. Toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thể hiện sự giao thoa về tri thức giữa các lĩnh vực khác nhau. Do đó, đội ngũ viên chức làm công tác giảng dạy nói chung, đội ngũ nhà giáo các nhà

trường quân đội nói riêng phải có vốn tri thức và kỹ năng tích hợp. Bản thân họ phải “hội nhập” trước khi dạy cho người học hội nhập. Đây là một thách thức lớn đòi hỏi phải có sự quyết tâm của các nhà trường quân đội khi xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho các đối tượng hiện nay.

Hai là, mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT của đất nước.

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là công việc hệ trọng của quốc gia. Đổi mới không chỉ liên quan đến bản thân nền giáo dục mà còn liên quan đến tương lai và khả năng phát triển đất nước theo định hướng XHCN của dân tộc Việt Nam. Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới giáo dục, chất lượng ngành giáo dục nước ta nói chung, trong Quân đội nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Theo đó, quá trình đổi mới toàn diện GD&ĐT đã làm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đã từng bước đổi mới hệ thống GD&ĐT theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Bằng giáo dục, qua giáo dục, nhờ giáo dục mà những năng lực sẵn có của người học được khơi dậy và phát huy, người học tự tin và tự chủ, làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn, có thêm tri thức và kỹ năng sống và phẩm chất công dân cần có của một xã hội hiện đại, văn minh, dân chủ.

Điểm nổi bật trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đó là vấn đề dân chủ. Theo đó, công cuộc phát triển GD&ĐT là sự nghiệp của toàn dân. Đó là nền GD&ĐT đa dạng để mọi người có khả năng và điều kiện học tập suốt đời. GD&ĐT có nội dung, mục tiêu trang bị giá trị, kinh nghiệm dân chủ, tri thức dân chủ, thái độ, kỹ năng, năng lực làm chủ (làm chủ tự nhiên, làm chủ tri thức, kỹ thuật, làm chủ kinh tế, làm chủ chính trị, văn hóa, xã hội...) cho người học để hướng đến xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội. Trong nền giáo dục mới,

mỗi chủ thể (cá nhân, tổ chức) tham gia quá trình GD&ĐT được tự chủ, tự do phát huy năng lực sáng tạo đa dạng của mình (người dạy, người học, nhà quản lý, nhà giáo, Nhà nước, nhà trường, gia đình, người sử dụng dụng lao động...). Cùng với đó nền giáo dục hiện đại, tiên tiến với công nghệ, kỹ thuật đánh giá trung thực, khách quan; có cơ chế tuyển lựa bài bản, minh bạch, khuyến khích người tài đức; ngăn ngừa và dễ dàng thải loại những cá nhân, tổ chức yếu kém.

Tuy nhiên, mục tiêu, yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT của đất nước cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với công tác GD&ĐT trong Quân đội nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện và trình độ sẵn sàng chiến đấu, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Quân đội có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Vì vậy, để thực hiện phương hướng, mục tiêu xây dựng Quân đội mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại,... thì đòi hỏi công tác GD&ĐT trong Quân đội phải đổi mới mạnh mẽ, tạo đột phá về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Các cơ sở GD&ĐT trong Quân đội cũng phải tiến lên hiện đại để đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa Quân đội.

Để đáp ứng được mục tiêu đó, trước hết là vấn đề đặt ra trước hết là nhận thức, trách nhiệm của toàn quân đối với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển GD&ĐT trong Quân đội hiện nay. Cùng với đó, là yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hướng tới mục tiêu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Theo đó, việc đổi mới nội dung, chương trình phải được nghiên cứu, triển khai trên cơ sở phát huy truyền thống Quân đội, nghệ thuật quân sự Việt Nam, phù hợp với tổ chức, biên chế Quân đội. Đổi mới GD&ĐT cũng đặt ra tính tất yếu phải mở rộng hợp tác giữa các học viện, trường Quân đội với các trường

ngoài quân đội, hợp tác giữa QĐND Việt Nam với Quân đội các nước về giáo dục, đào tạo, nhất là đối với các học viện, trường đào tạo chuyên ngành chuyên sâu, như: Khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự, quân y, ngoại ngữ,... Một số môn học trong các chuyên ngành này cần ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá chuẩn đầu ra cho các đối tượng đào tạo.

Ba là, mục tiêu, yêu cầu GD&ĐT của các nhà trường Quân đội hiện nay.

Thực hiện Chiến lược phát triển GD&ĐT trong Quân đội giai đoạn 2011 - 2020 (Theo Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), thời gian qua, công tác GD&ĐT và hệ thống nhà trường trong Quân đội đã có những bước phát triển, giữ vững chất lượng đào tạo, từng bước tiếp cận nền khoa học quân sự hiện đại, phương pháp giáo dục tiên tiến của Quân đội các nước trong khu vực và thế giới. Công tác quy hoạch hệ thống nhà trường Quân đội có nhiều tiến bộ. Sau nhiều năm nỗ lực triển khai thực hiện, đến nay, hệ thống nhà trường Quân đội đã được đầu tư, quy hoạch, xây dựng ngày càng chính quy, mẫu mực, hiện đại, bảo đảm tinh, gọn, hoạt động hiệu quả, vừa phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực hiện tại, vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển GD&ĐT trong tương lai. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường được đầu tư xây dựng ngày càng chuẩn hóa, đặc biệt, là hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, các trung tâm mô phỏng, các phòng thí nghiệm hiện đại, các phòng học trực tuyến, hiện đại hóa và sử dụng hiệu quả các thư viện điện tử. Một số nhà trường Quân đội đã được quan tâm thí điểm đầu tư, xây dựng theo mô hình “Nhà trường thông minh tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; tiêu biểu là Học viện Quân y và Học viện Kỹ thuật quân sự đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là trường trọng điểm quốc gia. Những kết quả đạt được trên là điều kiện thuận lợi cơ bản để các trường tiếp tục đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa trong giáo dục đào tạo, trên cơ sở tích hợp các công nghệ hiện đại, tiên tiến của trang thiết bị dạy học,

của việc đánh giá kiểm định chất lượng đào tạo, cũng như sự thay đổi phương pháp dạy và học, tiếp cận, sử dụng thông tin, tài liệu,...

Tuy nhiên, quá trình đổi mới GD&ĐT ở các trường Quân đội hiện nay cũng đòi hỏi khách quan, cần phát huy tốt hơn nữa yếu tố dân chủ trong quá trình đào tạo. Theo đó, các nhà trường Quân đội cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh tổ chức, biến chế theo hướng tinh gọn, xây dựng nhà trường thông minh và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống nhà trường quân đội, hòa nhập với hệ thống giáo dục quốc dân và hội nhập quốc tế. Mục tiêu đào tạo hiện nay của các nhà trường Quân đội cũng đã có sự thay đổi cơ bản, đó là đào tạo theo chức vụ gắn với đào tạo học vấn, tập trung vào chức trách ban đầu; bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp với bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Mục tiêu trên đòi hỏi các nhà trường Quân đội cần rà soát toàn bộ chương trình, nội dung đào tạo hiện có; loại bỏ những nội dung lạc hậu, không phù hợp và cập nhật, bổ sung những vấn đề mới, có tính dự báo cao về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; sự phát triển của khoa học, nghệ thuật quân sự, trang bị, vũ khí thế hệ mới và thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nhiệm vụ phòng, chống các thách thức an ninh phi truyền thống, gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học, xây dựng một số chuyên ngành mũi nhọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,... kiên quyết khắc phục sự trùng lặp về chương trình, nội dung giữa các cấp học, bậc học, môn học. Việc điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo theo hướng giảm tỷ lệ khối kiến thức giáo dục đại cương, tăng khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; rút ngắn thời gian lên lớp, tăng thời gian thực hành, tự học, tự nghiên cứu; gắn thực tiễn nghề nghiệp với nghiên cứu khoa học, chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực cho người học theo mục tiêu yêu cầu đào tạo. Các chương trình đào tạo cần bảo đảm tính logic, liên thông từ thấp đến cao, rút ngắn thời gian đào tạo một cách hợp lý, đồng thời bám sát mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng đối tượng đào tạo. Tham khảo, kế thừa các chương trình, phương pháp đào tạo tiên tiến trên thế

giới. Vì vậy, phát huy dân chủ hóa trong GD&ĐT là yếu tố đặc biệt quan trọng để thực hiện được mục tiêu trên.

Mục tiêu, yêu cầu GD&ĐT đặt ra yêu cầu các nhà trường Quân đội phải thường xuyên quan tâm đến kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, nhất là có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, gương mẫu, tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với công việc, có kiến thức toàn diện, chuyên ngành sâu, có năng lực sư phạm, có trình độ ngoại ngữ, tin học. Đội ngũ nhà giáo được bồi dưỡng, đào tạo cả trong, ngoài Quân đội và đào tạo ở nước ngoài, bảo đảm vừa có trình độ lý luận, ngoại

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 90 - 103)