Quan điểm Hồ Chí Minh về yêu cầu, biện pháp thực hiện dân chủ trong giáo dục

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 53 - 73)

chủ trong giáo dục

Yêu cầu thực hiện dân chủ trong giáo dục

Bảo đảm dân là chủ và dân làm chủ trong giáo dục. Trong quá trình

lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, địa vị cao

nhất là dân, vì dân là chủ và dân làm chủ, nghĩa là mọi quyền lực đều thuộc

về nhân dân, mọi lợi ích đều vì dân, mọi công việc đều do dân. Người khẳng định, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trên thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Tư tưởng đề cao nhân dân, hết lòng vì lợi ích nhân dân luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm niệm và coi như một chân lý để hành động trong suốt cuộc đời mình. Theo Người, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân phải luôn là chủ và làm chủ, vì vậy cho nên trong nền giáo dục mới thì người dân là chủ và làm chủ cũng là tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi được học hành, được giáo dục, Người còn chỉ rõ: Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nói tới quyền và lợi ích của dân, mà còn đặc biệt nhấn mạnh đến nghĩa vụ và trách nhiệm của dân trong

đấu tranh, đổi mới, xây dựng đất nước. Điều này có nghĩa là, dân chủ trong

giáo dục không chỉ bao hàm mỗi quyền lợi, lợi ích chính đáng của dân “ai cũng được học hành”, mà đi liền với nó, còn là phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân dân trong nền giáo dục ấy. Người lưu ý, “Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc” và “Công việc đổi mới, xây dựng” đều thuộc trách nhiệm, công việc của dân, tức là do dân làm chủ. Trên thực tế, khi đề cập tới “dân chủ”, người ta thường chỉ nghĩ nhiều, nhấn mạnh nhiều tới địa vị, lợi ích của

dân, quyền là chủ và quyền làm chủ của dân mà ít khi nói tới chiều cạnh gắn bó hữu cơ với nó là trách nhiệm, nghĩa vụ của dân. Và dĩ nhiên, đó là một sự khiếm khuyết, có tính phiến diện, một chiều khi bàn tới nội dung của “dân chủ” và “nước dân chủ” mà ở đó giáo dục đóng vai trò quan trọng.

“Quyền làm chủ” và “trách nhiệm làm chủ” của nhân dân nói chung và trong giáo dục nói riêng là hai nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ và sự nghiệp giáo dục mới do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân trong nền giáo dục đó. Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh luôn thể hiện, quán triệt cả hai phương diện ấy khi bàn về dân chủ trong giáo dục của Nhà nước Việt Nam mới. Bên cạnh quyền lợi, Người thường xuyên nhấn mạnh tới trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người dân đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà cũng như sự nghiệp đấu tranh chống lại phong kiến, thực dân, đế quốc, kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do và kiến thiết, dựng xây nước nhà.

Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Chính vì vậy, một khi có dân chủ thực sự thì mỗi người dân sẽ dám nói, dám nghĩ, dám làm, đồng thời người cán bộ đảng viên mới có gan dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cũng vì vậy, theo Người, có dân chủ trong giáo dục thì sẽ khắc phục được thói áp đặt, quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền trong giáo dục và có được quyền tự do tư tưởng, tự do thảo luận và khi ấy, tự do tranh luận, thảo luận hóa ra lại chính là quyền tự do phục tùng chân lý của cả người dạy, người học và nhà quản lý. Điểm cốt lõi về dân chủ ở đây, theo Người, còn là và chính là “làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình dám nói dám làm” trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Dân chủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là mục tiêu để xây dựng chế độ mới, vì lợi ích của nhân dân. Người quan tâm tới nội dung toàn diện

của dân chủ. Mục tiêu dân chủ được thể hiện trước hết ở dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị. Cùng với đó còn là dân chủ trong văn hóa - giáo dục, trong phát triển xã hội và quản lý xã hội, hướng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách xã hội và an sinh xã hội cho con người, vì con người. Vì thế, theo Người, dân chủ trong giáo dục còn là phải bảo đảm dân chủ trong đời sống tinh thần của ngành giáo dục, phải tạo điều kiện, cơ hội để mọi người dân dám nghĩ, dám nói lên những suy nghĩ, mối quan tâm của mình, đồng thời phải bảo đảm cho họ có được tự do về tư tưởng, thực hiện dân chủ trong sáng tạo, đóng góp cho giáo dục và hưởng thụ thành quả của giáo dục.

Dân chủ nói chung, dân chủ trong giáo dục nói riêng luôn được Người coi là mục tiêu phấn đấu và là động lực của sự phát triển đất nước ta. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà dân chủ lại xuất hiện trong “Điều mong muốn cuối cùng” của Người là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Muốn thực hiện điều mong muốn đó thì dân chủ trong giáo dục phải được đặt lên hàng đầu.

Phải phát huy dân chủ trong xác định mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục định

hướng cho việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp giáo dục Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đến nay. Khi đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời khai sáng nền giáo dục dân chủ mới, nền văn hóa mới Việt Nam. Tính dân chủ của nền giáo dục Việt Nam được Người kế thừa từ văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại cùng với những tư duy độc đáo của Người. Trong đó, Người chỉ rõ, một nền giáo dục dân chủ mới, nhất thiết mục tiêu, chương trình, kế hoạch phải được dân chủ

bàn bạc, phải có tính thiết thực, cụ thể, nhất là ở các nhà trường và đặc biệt là công tác quản lý giáo dục.

Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu, chương trình, kế hoạch dân chủ trong giáo dục có tính thiết thực, cụ thể là phải được tập hợp, chọn lọc và thống nhất từ nhiều người, nhiều nguồn khác nhau theo một trình tự hợp lý, tối ưu, bảo đảm tính ăn khớp giữa kế hoạch của Trung ương với kế hoạch của địa phương, giữa tập thể và cá nhân, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Nói chuyện tại Lễ phát động phong trào sản xuất và thực hành tiết kiệm, ngày 17/3/1952, Người nhấn mạnh tính chất dân chủ trong việc xây dựng kế hoạch: “một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, nghĩa là Chính phủ Trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, và địa phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt kế hoạch thích hợp với địa phương mình, cho đến mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình, ăn khớp với kế hoạch chung. Vì vậy,… phải làm thế nào cho kế hoạch đó thiết thực và nhất định phải làm cho kỳ được. Làm kế hoạch một cách dân chủ như vậy, chúng ta nhất định thành công” [45, tr.343].

Tính chất “đi từ trên xuống dưới và đi từ dưới nhoi lên” là tính chất hai chiều, thường thấy trong xây dựng kế hoạch; tuy nhiên tùy theo điều kiện dân trí, trình độ nhận thức của cán bộ mà tính dân chủ sẽ được thể hiện đậm, nhạt ở mỗi chiều với mức độ khác nhau. Nói “từ nay việc gì cũng phải từ dưới nhoi lên” cho thấy Hồ Chí Minh đứng hẳn về phía nhân dân để yêu cầu ý dân cần được tôn trọng và trong ngành giáo dục là Người đứng hẳn về phía thầy cô giáo và học sinh để yêu cầu hai đối tượng trung tâm là thầy - trò cần được tôn trọng, lấy đó làm mục tiêu để phát triển. Đây chẳng những là tư tưởng quan trọng của Người mà còn là một yêu cầu cần thiết để xây dựng mục tiêu, chương trình, kế hoạch dân chủ trong giáo dục.

Bên cạnh đó, mục tiêu, chương trình, kế hoạch dân chủ trong giáo dục nhưng cần bảo đảm tính thiết thực, cụ thể, đáp đứng được mục tiêu của giáo

dục và thực tiễn cuộc sống và đón đầu được xu thế vận động, phát triển của đời sống giáo dục, đây chính là một yêu cầu cần thiết về nội dung của chương trình, kế hoạch dân chủ trong giáo dục. Người chỉ rõ: “phải làm thế nào cho kế hoạch đó thiết thực và nhất định phải làm cho kỳ được” [45, tr.343]. Tính thiết thực của kế hoạch đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục phải: Tôn trọng thầy cô giáo, tôn trọng học sinh, gần gũi thầy - trò, hiểu thầy - trò, học thầy - trò và có trách nhiệm với đội ngũ thầy cô giáo và học sinh. Do đó mà đề xuất được những vấn đề đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của quần chúng. Phong cách xây dựng kế hoạch dân chủ như vậy hoàn toàn khác với phong cách quan liêu, bàn giấy, mệnh lệnh. Điều này, trong tác phẩm Sửa đổi

lối làm việc, Người viết: “Cố nhiên, không phải cứ ngồi trong phòng giấy mà

viết kế hoạch, ra mệnh lệnh” [42, tr.325]. Người cũng dặn dò chúng ta thực hiện năm nguyên tắc của sửa đổi lối làm việc, trong đó nguyên tắc thứ ba là: “Chớ khư khư giữ theo “sáo cũ”. Luôn luôn phải theo tình hình thiết thực của quần chúng nơi đó và lúc đó, theo trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tùy hoàn cảnh thiết thực trong nơi đó, và lúc đó, đưa ra tranh đấu” [42, tr.338].

Có bảo đảm tính thiết thực, cụ thể, đầy đủ của mục tiêu, chương trình, kế hoạch mới bảo đảm phản ánh đúng trình độ và tâm tư nguyện vọng của quần chúng, đó cũng là thước đo mức độ dân chủ trong giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, chương trình, kế hoạch càng tỉ mỉ, đầy đủ thì càng đông đảo quần chúng góp ý kiến. Người lãnh đạo dù có tài ba đến mấy cũng không thể một mình hoặc một nhóm người xây dựng kế hoạch mà đạt được yêu cầu trên đây. Người nhấn mạnh: “Trong mọi công việc, ngay từ khi lập kế hoạch và suốt cả thời gian thực hiện, phải mạnh dạn phát động quần chúng, làm cho mọi người thấm nhuần tinh thần làm chủ tập thể” [74, tr.325]. Đây có thể coi là yêu cầu bản chất của dân chủ trong giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xác định mục tiêu, chương trình, kế hoạch quản lý trong trường học.

Như vậy, dân chủ trong giáo dục, Hồ Chí Minh yêu cầu người làm công tác quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc rằng: Nước ta đã là nước dân chủ, nhà trường của ta cũng là nhà trường dân chủ thì nhất thiết mọi kế hoạch quản lý và phát triển nhà trường, phát triển giáo dục phải là kế hoạch dân chủ. Theo chỉ dẫn của Người, quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch nhất thiết phải tôn trọng và bảo đảm tính dân chủ, phản ánh tính dân chủ và phấn đấu mỗi kế hoạch phải thật sự là một sản phẩm dân chủ để đạt được cái đích của dân chủ trong giáo dục.

Phải dân chủ trong hoạt động quản lý trường học. Quản lý trường học

là một trong những nhiệm vụ bao trùm của người lãnh đạo nhà trường. Để không ngừng nâng cao hiệu quả, người lãnh đạo phải không ngừng đúc kết kinh nghiệm, tìm tòi những biện pháp tối ưu, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng đời sống cán bộ, giáo viên, học viên, xây dựng được bầu không khí tâm lý lành mạnh, đoàn kết phấn đấu và ý thức phấn đấu vươn lên vì trách nhiệm cá nhân và vì thanh danh của tập thể nhà trường. Một trong những yêu cầu quan trọng và cấp thiết nhất để tác động vào sự phát triển của nhà trường chính là thực hành dân chủ.

Nói chuyện với Trường thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, ngày 17/8/1962, Hồ Chí Minh căn dặn: “Phải bàn bạc dân chủ. Có công việc gì, ban phụ trách trường bàn bạc với anh em, làm cho tư tưởng mọi người thông suốt, động viên mọi người cùng làm, chứ không nên ban phụ trách định kế hoạch rồi bắt mọi người làm” [78, tr.436]. Lời căn dặn này của Người đã khẳng định một chân lý, một mệnh lệnh ngắn gọn mà có sức khái quát lớn. Người yêu cầu, trước hết “phải bàn bạc dân chủ”, sau đó Người giải thích làm rõ thêm ý kiến của mình: “có công việc gì, ban phụ trách trường bàn bạc với anh em”. Trong mỗi trường học đều có rất nhiều công việc. Những công việc đó dù lớn hay nhỏ đều đòi hỏi người lãnh đạo phải quan tâm giải

quyết và việc gì trong trường cũng cần phải được đem ra bàn bạc một cách dân chủ.

Theo Hồ Chí Minh, vì dân là chủ, tập hợp được dân là tập hợp được sức mạnh vô địch. Người khẳng định: “Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết” [39, tr.116]. Có bàn bạc dân chủ mới phát huy sáng kiến của quần chúng: “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” [42, tr.284]. Có bàn bạc dân chủ mới làm cho tư tưởng mọi người “thông suốt” để cùng nhau làm. Thông suốt không chỉ là dấu hiệu dân chủ đối với người làm công tác quản lý, người dạy mà còn là một dấu hiệu dân chủ đối với người học. Người học muốn biết, hiểu thì phải hỏi, bàn; bởi theo Hồ Chí Minh, ai có ý kiến gì thì đều phải thật thà phát biểu. Điều gì chưa rõ, chưa thông, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Hồ Chí Minh chỉ ra một yếu tố tâm lý rất cần được quan tâm, trao đổi, bàn bạc để thông suốt: Việc làm phải bàn bạc với nhau. Mọi người đều hiểu mới vui lòng làm. Có người chưa hiểu, chưa vừa lòng, mà bắt họ làm thì hỏng việc. Như vậy, dân chủ chính là “chìa khóa” có thể giúp giải quyết những tình huống xấu nhất. Những điều lý giải trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ, “bàn bạc dân chủ” trong trường học trong tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị và tính hiện thực vô cùng to lớn.

Còn trong trường học nếu mọi vấn đề không đưa ra bàn bạc dân chủ là một dấu hiệu của bệnh chủ quan. Chủ quan là một con đường ngắn dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh, bớt xén. Điều này, Hồ Chí Minh kết luận: “Cũng ví như ở đây, nếu ban phụ trách có sáng kiến, có dân chủ thì trường tốt, nếu ban phụ trách lại quan liêu, mệnh lệnh, bớt xén, trường sẽ không ra gì hết” [71, tr.438]. Do đó, quá trình vận dụng, thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong công tác quản lý của Nhà trường tùy thuộc vào nhận thức của người quản lý và những điều kiện cụ thể của từng trường. Tuy nhiên, dù ở tình huống nào, người làm công tác quản lý cũng phải đặt lợi ích của nhà trường lên trên hết,

trước hết; do vậy, dân chủ phải được xem là chìa khóa vạn năng cần thực hành thường xuyên để giúp giải quyết mọi khó khăn trong công tác quản lý nhà trường, quản lý giáo dục.

Biện pháp thực hiện dân chủ trong giáo dục

Nâng cao ý thức làm chủ trong giáo dục. Nâng cao ý thức làm chủ

Một phần của tài liệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục và định hướng vận dụng trong các nhà trường Quân đội hiện nay (Trang 53 - 73)