Đặc điểm và thực trạng chất lượng giảngdạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu DE TAI NANG CAO CHAT LUONG MON TU TUONG HỒ CHI MINH HIEN NAY (Trang 37 - 42)

1.2.1.Đặc điểm liên quan đến chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Đặc điểm chung

Hiện nay toàn quân có 10 học viện và 11 trường sĩ quan đóng quân trải dài từ Bắc vào Nam trên những địa bàn khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng. Điểm chung của các học viện, trường sĩ quan là chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp cho quân đội với yêu cầu thống nhất về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bản chất giai cấp công nhân, lòng trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; hình thành thế giới quan đúng

đắn, phương pháp luận khoa học, trình độ tư duy lý luận, phương pháp tác phong công tác tốt; bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cho học viên. Do vậy, việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là yêu cầu chung, bắt buộc đối với tất cả các cấp học, bậc học và đối tượng đào tạo. Tuy nhiên, mỗi học viện, trường sĩ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng gắn với từng quân, binh chủng, lĩnh vực hoạt động của quân đội. Chức danh đào tạo và trình độ đào tạo cũng khác nhau, bao gồm: trình độ đại học, sau đại học; chức danh cấp phân đội; cấp trung, sư đoàn; cấp chiến dịch, chiến lược. Đặc điểm này quy định sự khác nhau về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phải xuất phát từ đặc điểm thực tế của các học viện, trường sĩ quan.

Đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ

Mỗi học viện, trường sĩ quan đào tạo cán bộ theo những chuyên ngành và chức danh quy định, khi tốt nghiệp người học được bố trí đảm nhiệm những chức vụ theo chức danh và chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, do quân đội có nhiều quân, binh chủng và chức danh chỉ huy trong quân đội được phân ra nhiều cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ ở từng cấp. Do vậy, mỗi học viện, trường sĩ quan đảm nhiệm một chức năng nhiệm vụ khác nhau. Hiện nay, chỉ duy nhất có hai trường sĩ quan lục quân (lục quân 1 và lục quân 2) là có chung chức năng, nhiệm vụ và được đặt ở hai miền Nam, Bắc. Mặt khác, về cơ bản các học viện, trường sĩ quan đều thực hiện đào tạo cả trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng theo chức danh. Trong đó, có ba học viện chỉ đào tạo đại học văn bằng hai, sau đại học và chức danh cấp trung, sư đoàn, chiến dịch, chiến lược, đó là: Học viện Quốc phòng; Học viện Chính trị và Học viện Lục quân. Do vậy, sau khi tốt nghiệp ở các học viện, trường sĩ quan, với một thời gian công tác nhất định, những đồng chí có khả năng và triển vọng phát triển sẽ được cử đi đào tạo ở bậc học tiếp theo với yêu cầu cao hơn về phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác. Sự khác nhau về chức năng nhiệm vụ và sự phong phú về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi mỗi đối tượng đều có một chuẩn đầu ra nhất định. Theo đó, việc nâng cao chất lượng giảng

dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phải bám sát vào chức năng, nhiệm vụ và chuẩn đầu ra của từng đối tượng ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội.

Đặc điểm về đối tượng đào tạo

Hiện nay các học viện, trường sĩ quan Quân đội là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên các đối tượng đào tạo trình độ đại học, sau đại học được tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục, đào tạo, còn các đối tượng bồi dưỡng theo chức danh và văn bằng hai được tuyển sinh theo quy định đặc thù của quân đội. Quá trình tuyển chọn đối tượng đào tạo được tiến hành chặt chẽ theo những yêu cầu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Quân đội. Ngoài những yêu cầu về kiến thức, tùy theo từng loại chức danh, chuyên ngành đào tạo còn có những yêu cầu khác về độ tuổi, thể lực, sức khỏe và được sơ tuyển chặt chẽ từ các địa phương và các đơn vị cơ sở trong toàn quân theo Thông tư của Bộ Quốc phòng. Sau khi về trường học tập, đối tượng đào tạo tiếp tục được sàng lọc kỹ hơn cả về hồ sơ, sức khỏe và lai lịch chính trị.Nhìn chung, đối tượng đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội rất đa dạng về lứa tuổi, trình độ và chuyên ngành. Đặc điểm này đòi hỏi việc đánh giá chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan phải trên cơ sở xem xét cụ thể từng đối tượng người học. Hiện nay ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội có khoảng 30 đối tượng phải học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đặc điểm về chương trình, nội dung giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Về chương trình:

Hiện nay việc giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội đang thực hiện theo các chương trình khoa học xã hội và nhân văn dùng cho đào tạo các đối tượng, do Tổng cục Chính trị quyết định như: chương trình khoa học xã hội và nhân văn đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, quân y, tình báo cấp phân đội bậc đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định 1650 ngày 25 tháng 9 năm 2018 gồm 60 tiết; chương trình khoa học xã hội và nhân văn đào tạo sĩ quan chính trị

cấp phân đội bậc đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định 1651 ngày 25 tháng 9 năm 2018.

Chương trình khoa học xã hội và nhân văn đào tạo giáo viên, trình độ đại học trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định 1932 ngày 02 tháng 11 năm 2018 gồm 105 tiết; chương trình khoa học xã hội và nhân văn đào tạo giảng viên, cử nhân đại học thứ 2 (văng bằng 2) trong Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh: 830 tiết, giảng viên không chuyên Tư tưởng Hồ Chí Minh: 30 tiết. Bên cạnh đó, việc giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thực hiện theo chương trình đào tạo theo chức danh tại các học viện, trường sĩ quan quân đội. Ví dụ, ở Học viện Chính trị, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo chính ủy trung, sư đoàn binh chủng hợp thành; chính ủy trung, sư đoàn Quân chủng, bội đội Biên phòng, Cảnh sát biển là 60; đào tạo cán bộ chính trị cấp trung đoàn trình độ đại học là 75 tiết; đào tạo ngắn cán bộ chính trị cấp trung đoàn là 75 tiết; đào tạo hoàn thiện đại học cán bộ chính trị cấp trung đoàn là 30 tiết; đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Lào là 75 tiết. Như vậy, chương trình giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được xây dựng phù hợp với đối tượng, mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chuẩn đầu ra của người học ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội.

Về nội dung:

Trong đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học: với đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, quân y, tình báo, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cho người học những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị - xã hội, văn hóa, đạo đức; với đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội bậc đại học, người học còn được trang bị thêm nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự. Bên cạnh đó, với đối tượng đào tạo giảng viên, cử nhân đại học thứ 2 (văng bằng 2) chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh, người học được trang bị kiến toàn diện và chuyên sâu về Hồ Chí Minh học, bao gồm, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.

Với các đối tượng đào tạo chức danh ở các học viện, trường sĩ quan, nội dung giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được tích hợp và nâng cao hơn, tập trung làm rõ giá trị, ý nghĩa của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và trang bị cho người học những yêu cầu, nội dung, biện pháp và kỹ năng vận dụng, bảo vệ, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Như vậy, về nội dung giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh được lựa chọn phù hợp với khung chương trình và đối tượng người học bảo đảm đúng phương châm huấn luyện: cơ bản, hệ thống, thống nhất, chuyên sâu và tránh trùng lặp nội dung giữa các cấp học, bậc học, ngành học và giữa các chuyên đề bài giảng cho cùng một đối tượng.

Đặc điểm về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội về cơ bản được đào tạo qua các trường đại học trong và ngoài quân đội. Nhất là từ năm 2011 đến nay, đã có 10 khóa giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh (văn bằng 2) do Học viện Chính trị đào tạo được tốt nghiệp ra trường đã cung cấp cho các học viện, trường sĩ quan quân đội 123 giảng viên chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Đội ngũ giảng viên giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được trang bị một cách chuyên sâu những kiến thức cơ bản về Hồ Chí Minh học nói chung, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, có phương pháp, tác phong giảng dạy tốt.

Mặc dù vậy, không phải tất cả giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay đều được đào tạo đúng chuyên ngành. Vẫn có một số giảng viên được đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như: lịch sử đảng, triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học...được bố trí giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt khác, kiến thức thực tiễn ở một bộ phận giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế, một bộ phận không nhỏ giảng viên chưa được dự nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý tương ứng và kinh nghiệm thực tiễn ở đơn vị cơ sở còn hạn chế.

Trong những năm gần đây, các học viện, trường sĩ quan Quân đội đã bảo đảm khá tốt những điều kiện thiết yếu cho đội ngũ giảng viên nói chung, trong đó có giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh yên tâm công tác như: nhà ở công vụ; phòng làm việc vàcơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy. Tuy nhiên, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và xu thế đề cao đời sống vật chất của xã hội hiện tại, một số giảng viên còn bị chi phối bởi hậu phương, gia đình, điều kiện sống... dẫn đến phân tán về tư tưởng, tình cảm, thời gian đầu tư cho nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

1.2.2. Thực trạng chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở cáchọc viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu DE TAI NANG CAO CHAT LUONG MON TU TUONG HỒ CHI MINH HIEN NAY (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w