* Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phải góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận và được tiến hành đồng bộ với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện nay các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc Tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ hòng phủ nhận nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Do vậy, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng, lý luận để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận trong tổng thể nội dung, chương trình đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội. Do đó, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phải nằm trong quy trình chung, trong bối cảnh, và “bức tranh chung” về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các nhà trường. Mặt khác, thực hiện chủ trương đổi mới “căn bản, toàn diện” giáo dục, đào tạo hiện nay không dừng lại ở một nội dung, một môn học nào mà mang tính tổng thể, từ đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo và phương pháp, phương tiện dạy học; đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các chủ thể...
Hơn nữa, xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhằm đào tạo cán bộ sĩ quan, chuyên môn kỹ thuật có phẩm chất, năng lực chuyên môn toàn diện đáp ứng yêu cầu của cương vị chức trách đảm nhiệm, từ đó đặt ra yêu cầu cao về tính đồng bộ của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành. Yêu cầu về tính đồng bộ được thể hiện ở chỗ,nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội phải bảo đảm sự thống nhất chung về nhận thức; phát huy vai trò, trách nhiệm và sự phối hợpchặt chẽ, nhịp nhàng giữa tất cả các chủ thể, các lực lượng; giữa các khâu, các bước của đổi mới.
Để thực hiện yêu cầu này, các chủ thể phải đề xuất được hệ thống các giải pháp mang tính tổng thể, toàn diện bảo đảm cho đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đúng hướng và đạt hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, cần bảo đảm “chuẩn hóa, hiện đại hóa” chương trình, nội dung, phương pháp dạy họcgắn sát với mục tiêu đào tạo đặc thù của mỗi nhà trường, tích cực hóa người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Chú trọng cập nhật, bổ sung những vấn đề mới, tránh trùng lặp chương trình, nội dung giữa các khoa, các bộ môn, giữa các cấp học và bậc học.
Cùng với đó, phải tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Đây được xem như là một trong những nội dung giải pháp quan trọng, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minhở các học viện, trường sĩ quan Quân đội.Thực hiện yêu cầu này, các nhà trường cần đẩy mạnh phân cấp quản lý đào tạo; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra huấn luyện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo…
Yêu cầu về tính đồng bộ còn thể hiện ở các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm chuẩn hóa, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học, các phòng học chuyên ngành; hiện đại hóa quản lý, điều hành đào tạo. Mặt khác, phải có các chủ trương, giải pháp đầu tư cho công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo các môn học, trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh; coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong sự gắn kết chặt chẽ với giáo dục, đào tạo; hướng hoạt động nghiên cứu khoa học vào phục vụ trực tiếp và thiết thực cho nhiệm vụ đào tạo.
Ngoài ra, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong tiến trình tổng thể không tách rời với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội, cho nên, yêu cầu đặt ra trong nhận thức và thực tiễn cần tránh hai khuynh hướng: Hoặc là, xem nhẹ vai trò các môn lý luận chính trị, trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó thiếu đầu tư, tâm huyết trong tiến hành các chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung này ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội, tách rời việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của mỗi nhà trường. Hoặc là, khuynh hướng tuyệt đối hóa tính đồng bộ, toàn diện của đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà không thấy đặc thù môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và đối tượng người học ở mỗi nhà trường, do đó đề xuất các giải pháp chung chung, kém hiệu quả, không phát huy được các nguồn lực cho nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội.
* Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay phải bảo đảm sự phù hợp giữa chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy với đối tượng đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội
Quan điểm về sự phù hợp giữa chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy với đối tượng đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội chính là sự đồng bộ, tương thích, sự ăn khớp, thống nhất nhịp nhàng giữa chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh với đối tượng đào tạo ở các nhà trường. Thực hiện tốt yêu cầu này có vai trò quan trọng trong định hướng nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay.
Thực chất của yêu cầu này chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội; phản ánh năng lực của các chủ thể, tính năng động, sáng tạo của mỗi cơ sở đào tạo trong xác định các chủ trương, giải pháp xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng đào tạo, gắn với việc đảm bảo chất lượng đầu ra theo yêu cầu của thực tiễn hoạt động quân sự. Thực hiện yêu cầu này cũng chính là quán triệt và cụ thể hóa phương châm đổi mới giáo dục, đào tạo trên cơ sở “lấy người học làm trung tâm” hiện nay.
Với yêu cầu này trên cơ sở chương trình khung chung của Bộ Tổng tham mưu, mỗi học viện, trường sĩ quan xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với đối tượng đào tạo, gắn với đặc thù của mỗi nhà trường. Tức là, phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, vào chuẩn đầu ra, nhất là phẩm chất nhân cách, chức trách nhiệm vụ của người học khi ra trường. Đặc biệt, phải bám sát đặc thù yêu cầu nhiệm vụ của các quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường, cơ quan, đơn vị, tình hình thực tiễnhuấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội, các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ thực tế mà người học đảm nhiệm sau khi ra trường, v.v.. để để xác định chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp.
Mặt khác, cần tránh biểu hiện chung chung, dàn trải, thiếu trọng tâm, xa rời thực tiễn trong xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường. Từ đó, đặt ra cho các học viện, trường sĩ quan nhiệm vụ phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đánh giá đúng được thực trạng sự phù hợp giữa chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh với đối tượng đào tạo; trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này.
Sự phù hợp ở đây được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó cơ bản nhất được phản ánh ở chất lượng học tập của người học, với các biểu hiện như: học viên xác định được động cơ học tập đúng, tự giác, tích cực huy động mọi khả năng để thực hiện các nhiệm vụ học tập; kết quả lĩnh hội tri thức về Tư tưởng Hồ Chí Minh được nâng lên; học viên thấm nhuần và vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; niềm tin, tình cảm, thế giới quan, phương pháp luận khoa học được củng cố, bản lĩnh chính trị và lập trường giai cấp không ngừng được nâng cao,…
Do đó, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được xem xét toàn diện với quá trình nghiên cứu, học tập nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh của người học; phải thực sự lấy người học làm trung tâm trong đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường.Thực hiện yêu cầu này, các chủ thể cần tiếp tục hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, cách thức đánh giá kết quả học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, phát triển năng lực tư duy lý luận tạo điều kiện cho họ phát triển các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp gắn với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với mô hình, mục tiêu, trình độ nhận thức và sự hoàn thiện, phát triển nhân cách người học.
Bên cạnh đó, đảm bảo sự phù hợp của chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minhvới đối tượng học viên ở mỗi học viện,
trường sĩ quan Quân đội đòi hỏi các chủ thể phải kết hợp chặt chẽ giữa kế thừa có chọn lọc chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy đã được tích luỹ qua nhiều năm với thường xuyên cập nhật, bổ sung, phát triển và hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy bám sát chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục đào tạo, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục, đào tạo trong Quân đội. Trên cơ sở đó, các học viện, trường sĩ quan Quân đội xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy khoa học, hợp lý và hiệu quả hơn, phù hợp với đối tượng đào tạo.
* Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay phải kết hợp và nâng cao chất lượng đồng bộ tất cả các khâu, các bước, các mặt bảo đảm cho quá trình giảng dạy
Đây là yêu cầu cơ bản,trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay. Bởi vì, chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh phụ thuộc trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và thực hành giảng dạy của giảng viên cũng như các phương tiện bảo đảm cho quá trình đó. Để có một bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh có chất lượng tốt cần có sự chuẩn bị chu đáo, thực hiện tốt các khâu, các bước tiến hành bài giảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của của khoa, bộ môn, của mỗi giảng viên và những người liên quan đến công tác bảo đảm. Do đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đồng bộtất cả các khâu, các bước nói trên, từ công tác chuẩn bị, các khâu biên soạn bài giảng, công tác kiểm tra, thông qua giáo án của giảng viên, công tác giảng dạy và các hình thức sau bài giảng, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bài giảng, dự giờ, kiểm tra, rút kinh nghiệm giảng dạy. Nếu coi nhẹ, bỏ qua bất kỳ một khâu, bước nào nào đều ảnh hưởng nhất định đến chất lượng bài giảng.
Đối với công tác biên soạn bài giảng đòi hỏi người giảng viên phải nắm chắc và thực hiện tuân thủ nghiêm các quy trình xây dựng bài giảng từ xác định mục tiêu, cách tiếp cận, nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu, nắm chắc đối tượng người học, xác định trọng tâm bài giảng, soạn giáo án đảm bảo về chất lượng nội dung và quy
cách hình thức theo quy định; tích cực thục luyện, chỉnh sửa, hoàn thiện bài giảng, thường xuyên bổ sung, cập nhật tri thức và thông tin mới.. .
Đối với việc thông qua bài giảng đòi hỏi trách nhiệm cao của cán bộ bộ môn, khoa chuyên ngành trong xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm đánh giá đúng chất lượng bài giảng, đặc biệt trong đánh giá các yêu cầu về mục tiêu, đối tượng, phương pháp, nội dung, tính khoa học, tính chính trị và tư tưởng, tính thực tiễn, tính chiến đấu thể hiện trong bài giảng,…Đối với thực hành giảng đòi hỏi sự hợp tác giữa giảng viên và học viên; giảng viên cần có các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính hấp dẫn, thuyết phục của bài giảng cả về phương pháp, nội dung đối với người học; lôi cuốn, đưa người học từ đối tượng tiếp nhận thành chủ thể quá trình nhận thức, tích cực hóa họ trong giải quyết các nội dung học tập.
Công tác quản lý, chỉ đạo của ban giám đốc, ban giám hiệu, các cơ quan chức năng cũng như của khoa, bộ môn cũng có vai trò quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng giảng dạy. Các hoạt động quản lý giáo dục đào tạo, kiểm tra, dự giờ, rút kinh nghiệm có tác động trực tiếp tới động cơ thái độ, trách nhiệm của cả người giảng viên và học viên, qua đó vừa nâng cao trách nhiệm, vừa giúp đỡ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm. Thực tế cho thấy, nếu thực hiện tốt khâu này thì chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, các môn học khác nói chung được nâng lên. Trái lại, nếu đơn giản trong đánh giá chất lượng, kiểm tra sẽ dẫn tới chủ quan, đơn giản trong giảng dạy do đó chất lượng giảng dạy không cao. Dĩ nhiên, công tác thông qua giáo án, kiểm tra, đánh giá phải công tâm, khách quan, vì sự tiến bộ của đồng nghiệp và dân chủ thì mới thực sự tạo động lực cho giảng viên trong đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần đặt ra và thực hiện tốt những yêu cầu đảm bảo những phương tiện phục vụ cho giảng dạy như giáo khoa, giáo trình, máy tính, phương tiện trình chiếu và cả những đầu tư cần thiết khác để khoa, bộ môn, giảng viên có đủ điều kiện nghiên cứu, giảng dạy. Không có đủ những yếu tố đảm bảo này thì sẽ dễ dẫn đến việc dạy chay, học chay và không thể đem lại chất lượng như mong muốn.
Việc kết hợp và nâng cao chất lượng đồng bộ tất cả các khâu, các bước, các mặt bảo đảm cho quá trình giảng dạy đòi hỏi nhận thức, ý thức trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sư phạm trong sự vận hành trơn chu của cả hệ thống. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tính hợp lý, khoa học, thực tiễn của các quy chế, quy định trong giáo dục đào tạo ở mỗi nhà trường, trong nền nếp hoạt động, trong phương pháp và năng lực lãnh đạo, chỉ huy của các cấp lãnh đạo, chỉ huy nhà trường, cơ quan và đặc biệt là khoa chuyên ngành.
* Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, lực lượng có liên quan
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện naykhông phải là trách nhiệm của riêng một tổ chức, lực lượng nào, càng không phải của cá nhân nào mà là trách nhiệm chung của tất