Chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảngdạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu DE TAI NANG CAO CHAT LUONG MON TU TUONG HỒ CHI MINH HIEN NAY (Trang 96 - 101)

Khi quá trình giảng dạy và học tập đang chuyển dần từ cách tiếp cận lấy giảng viên là trung tâm sang lấy học viên là trung tâm. Giờ đây, giảng viên không chỉ đơn giản là người thầy, người giới thiệu, người trình bày, truyền đạt kiến thức, hoàn toàn áp đặt lên học viên nội dung và phương pháp học tập mà còn là người tạo điều kiện, cố vấn, người điều phối, người hướng dẫn, người đánh giá, người lập kế hoạch, viết chương trình đào tạo và thúc đẩy quá trình đào tạo. Với cách tiếp cận mới như vậy, vai trò truyền thống của giảng viên không mất đi. Họ vẫn luôn được mong chờ là người biết cách giảng dạy, trình bày và truyền đạt, sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng sư phạm có hiệu quả nhất. Cho nên, suy cho cùng, đội ngũ giảng viên chính là chủ thể của quá trình dạy học, người trực tiếp quyết định đến chất lượng giảng dạy. Các yếu tố khác dù có tốt đến mấy cũng chỉ phát huy được tác

dụng thông qua vai trò của đội ngũ giảng viên. Vì thế, đây là giải pháp hết sức quan trọng, là khâu then chốt của quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội. Giải pháp này nhằm đảm bảo cho quá trình chuẩn bị và thực hành giảng dạy các nội dung, giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh được truyền đạt đến người học một cách đầy đủ, đúng đắn, sáng tạo và có tính thuyết phục cao nhất thông qua chính tấm gương của các giảng viên.

Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết phải là người yêu nghề, tâm huyết với nghề. Chỉ có yêu nghề, tâm huyết với nghề, giảng viên mới thực sự vượt qua những khó khăn thử thách, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện nhân cách của người “kỹ sư tâm hồn”, thật sự muốn cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Cùng với đó, người giảng viên còn phải hết lòng yêu mến học viên. Đây là phẩm chất cao quý, đặc trưng trong nhân cách người thầy. Yêu mến học viên tức là luôn gần gữi, ân cần, chân thật, khoan dung độ lượng nhưng lại rất nghiêm túc và công bằng đối với học viên. Tình cảm thân thiết cao thượng của giảng viên sẽ tiếp thêm sức mạnh cho học viên trong quá trình nghiên cứu và học tập. Qua đó, chất lượng giảng dạy và học tập cũng vì thế mà được nâng cao.

Giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phải là những người có phẩm chất chính trị và thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, có niềm tin và sự quyết tâm trong thực hiện định hướng giáo dục của Đảng và nhà nước.Hơn nữa, giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phải là những người mẫu mực về đạo đức, lối sống, luôn chuẩn mực trong lời nói và hành động, xứng đáng là tấm gương sáng, có sức hấp dẫn để học viên tin tưởng, học tập, noi theo.

Cùng với đó, giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là là những người nắm vững chuyên môn, có những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị nhất là lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc; phải có quá trình nghiên cứu và hiểu biết sâu sắc về cuộc

đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải có phương pháp và nghiệp vụ sư phạm tốt, có năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực giao tiếp, diễn đạt, trình bày, giải thích, thuyết phục; năng lực tổ chức, quản lý lớp học và xử lý các tình huống sư phạm xẩy ra. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, giảng viên phải có những kiến thức cơ bản về tin học ngoại ngữ, có khả năng sử dụng thành thạo và hiệu quả các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy.

Hiện nay theo thống kê, hầu hết các học viện, trường sĩ quan Quân đội mới đáp ứng được khoảng 80% số lượng giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh so với biến chế, hầu hết giảng viên có độ tuổi trên 30 tuổi, giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành Hồ Chí Minh học chỉ khoảng 50%, đa số giảng viên mới đạt trình độ thạc sĩ và chức danh chuyên môn nghiệm vụ là giảng viên. Tỷ lệ giảng viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi hàng năm khoảng 30%. Kết quả này cho thấy cả về số lượng và chất lượng giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay còn ở mức độ khiêm tốn, cần phải tiếp tục tuyển chọn, bồi dưỡng hơn nữa mới có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong quân đội.

Do vậy, để chuẩn hoá đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng những yêu cầu trên, trước hết cần làm tốt việc tuyển chọn đội ngũ giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và sự kế thừa liên tục. Vì thế, trong tuyển chọn cần ưu tiên những người được đào tạo cơ bản, chính quy, đúng chuyên ngành Hồ Chí Minh học, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt. Cần đa dạng hoá các nguồn tuyển chọn để tăng tính phong phú đa dạng và tiếp thu được nhiều nguồn tri thức khác nhau ở nhiều môi trường đào tạo khác nhau.

Đồng thời, làm tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ giảng viên giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, tư tưởng, đạo đức, tác phong của Hồ Chí Minh đã trở thành chuẩn mực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta học tập noi theo. Vì thế, người giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí

Minh phải là người gương mẫu trong lời nói và hành động, thực sự có đủ uy tín, đủ sức thuyết phục để giảng dạy, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, cần kiên quyết xử lý vào loại bỏ những giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh thiếu gương mẫu, suy thoái về chính trị tư tưởng, vi phạm đạo đức lối sống, có những biểu hiện tiêu cực gây phản cảm trong giáo dục.

Cùng với đó, cần chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, sử dụng phương tiện kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo lại, đào tạo sau đại học để xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao cho các học viện, trường sĩ quan Quân đội. Hiện nay, ở Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) và nhiều Học viện, nhà trường ngoài Quân đội đào tạo sau đại học chuyên ngành Hồ Chí Minh học như Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội). Đây là những cơ sở đào tạo có uy tin của quốc gia, là địa chỉ tin cậy để các học viện, trường sĩ quan quân đội lựa chọn và cử cán bộ giảng viên đến học tập nâng cao trình độ.

Bên cạnh đó, cần duy trì và thực hiện tốt chế độ phê duyệt giáo án, thông qua bài giảng, kiểm tra giảng dạy của lãnh đạo, chỉ huy khoa và cơ quan chức năng.Đặc biệt, cần phải chú trọng công tác dự giờ, giảng thử, giảng mẫu, đánh giá xếp loại giờ dạy của giảng viên, lấy ý kiến phản hồi từ học viên... Qua đó, đòi hỏi mỗi giảng viên phải chú ý quan tâm đầu tư hơn vào việc nâng cao chất lượng cả về nội dung, phương pháp và liên hệ, vận dụng với thực tiễn của mỗi bài giảng khi lên lớp. Tuy nhiên, đểđảm bảo việc đánh giá xếp loại giờ giảng của giảng viên một cách chính xác, khách quan, đúng thực chất, tránh hình thức qua loa, đại khái đòi hỏi tổ phương pháp cùng hội đồng chuyên môn của nhà trường cần có sự đổi mới về cách thức tiến hành, chuẩn hoá tiêu chí, nội dung đánh giá để bảo đảm sự công bằng và thực sự khích lệ giảng viên phấn đấu nâng cao chất lượng bài giảng sau khi được dự giờ, góp ý. Công tác dự giờ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa dự giờ thường xuyên theo kế hoach với dự giờ đột xuất để kiểm

tra hoạt động giảng dạy và học tập của cả giảng viên và học viên. Ngoài ra, cần tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp khoa, cấp nhà trường và cấp toàn quân để từng bước chuẩn hoá và nâng cao chất lượng bài giảng và chất lượng giảng viên giảng dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Bên cạnh việc đào tạo tại chỗ, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới thông qua dự giờ góp ý, cần tạo điều kiện và đầu tư kinh phí để giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh tham quan học tập tại các di tích lịch sử có liên quan đến hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh để tăng thêm kiến thức thực tế. Ngoài ra, cần tổ chức các buổi đi thực tế tham quan, giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệmgiảngdạy với giảng viên các học viện, nhà trường ngoài quân đội. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết phải có của giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để họ có thêm kinh nghiệm, khả năng liên hệ giữa lý luận với thực tiễn và đưa vào bài giảng những ví dụ hấp dẫn, sinh động vàcó tính thuyết phục cao hơn.

Cần quan tâm và có cơ chế, chính sách khuyên khích giảng viên tích cực nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn mà Tư tưởng Hồ Chí Minh đặt ra. Đây là giải pháp quan trọng, cần thiết không chỉ là yếu tố nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn là hoạt động tạo ra tri thức mới ứng dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Cũng thông qua nghiên cứu khoa học, giúp giảng viên có thêm những hiểu biết chuyên sâu về nội dung mình giảng dạy. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn hóa trong bố trí giảng viên và chuyên môn hóa theo từng chuyên đề và cụm chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh.Để hoạt độngnghiên cứu khoa học của giảng viên nói chung, giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng được hiệu quảthiết thực cần nâng cao nhận thức cho giảng viên về vị trí, vai trò của nghiên cứu khoa họctrong quá trình đổi mới đào tạo. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lýluận hoặc thực tiễn về Tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả,chất lượng

đào tạo. Sau khi được giao đề tài, các nhóm đề tài phải xây dựng kế hoạch và đềcương nghiên cứu. Trong đó, phải thể hiện rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tựcác công việc, thời gian, địa điểm khảo sát, thu thập số liệu. Định kỳ báo cáo tiến độthực hiện với đơn vị chủ trì, trao đổi, tranh thủ sự giúp đỡ của người hướng dẫn, cốvấn đề giải quyết những khó khăn, vướng mắc.Thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học, cần có sự động viên, khích lệ bằng cách quy vào tiết chuẩn giảng dạycho giảng viên, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những giảng viên có nhiều thành tíchtrong nghiên cứu khoa học.Thực hiện nghiêm túc, tránh hiện tượng nể nang, dễ dãi trong việc đánh giá,nghiệm thu đề tài, nên mời các chuyên gia khoa học ở các cơ sở bên ngoài trườngtham gia vào hội đồng nghiệm thu đề tài. Gắn kết quả nghiên cứu với từng đơn vị,cá nhân theo nhiệm vụ được giao và phải có hình thức khen thưởng hoặc xử lý thỏađáng, đúng mức.

Bên cạnh các biện pháp tuyển chọn, quản lý, giáo dục và bồi dưỡng, từng bước chuẩn hoá đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phát huy vai trò, trách nhiệm tự tu dưỡng, rèn luyện và nâng cao hiệu quả học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là biện pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Sự bồi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ của tổ chức chỉ có ý nghĩa khi người giảng viên có ý thức tự giác phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện mình. Ngược lại, công sức của tập thể sẽ vô nghĩa khi bản thân giảng viên không phấn đấu, không cố gắng tu dưỡng. Vì thế, tất cả các giảng viên nhất là giảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh càng phải nhận thức rõ vấn đề này và phải không ngừng cố gắng phấn đấu tự giác học tập và rèn luyện để ngày càng hoàn thiện mình hơn.

2.2.4. Bảo đảm vật chất, phương tiện, tài liệu phục vụ cho giảng dạy môn Tưtưởng Hồ Chí Minh ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

Một phần của tài liệu DE TAI NANG CAO CHAT LUONG MON TU TUONG HỒ CHI MINH HIEN NAY (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w