CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Sinh khối tầng thảm tươi cây bụi và thảm mục tại khu vực nghiên cứu
Hầu hết ở các khu rừng đều có cây mặt đất bao gồm những cây bụi nhỏ, các loài thảo mộc, các cây gỗ có đường kính nhỏ hơn 6cm và thảm mục là các bộ phận của cây nhƣ cành, lá, hoa, quả đã rơi xuống đất và tích lũy trên mặt đất rừng, chúng có thể còn tươi hay bị phân hủy một phần. Thảm tươi cây bụi và thảm mục này có nhiều loại cây có giá trị sử dụng cao đối với con người cũng như có giá trị trong việc bảo vệ môi trường như chống xói mòn, rửa trôi, cải thiện tính chất đất… Đặc biệt trong sinh khối thảm tươi cây bụi và thảm mục có chứa một lƣợng các bon đáng kể.
Đối với khu vực rừng trồng người dân sử dụng hình thức phát quang cây bụi định kỳ sau đó đốt lấy tro nên lượng thảm tươi cây bụi và vật rơi rụng là không đáng kể. Vì vậy đề tài không xác định tích lũy các bon tầng thảm tươi cây bụi và vật rơi
3.2.1. Thành phần loài thảm tươi cây bụi
Thành phần loài thảm tươi cây bụi được khảo sát tại các ô tiêu chuẩn dạng bản được thể hiện tại bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6. Một số loài cây bụi tại khu vực nghiên cứu
STT Tên loài Số lƣợng OTC
1 Cây sống đời 4 2,3
2 Chanh 1 3
3 Chè rừng 1 1
4 Củ dáy 1 2
5 Đèo bong 3 1
6 Đèo đỏ 14 1,3
7 Nhãn 1 1,3
8 Quéo 5 1
9 Sa nhân 5 2
10 Vạn niên 2 1
Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây có ở trạng thái cây bụi tại các ô tiêu chuẩn khảo sát gồm 10 loài, trong đó có 5 loài cây bụi và 5 loài cây gỗ tái sinh. Trong đó, một số loài cây bụi có giá trị kinh tế cao, đƣợc sử dụng làm dƣợc liệu nhƣ cây sa nhân là loại dƣợc liệu quý, cây vỏ nhớt, chè rừng và một số loài cây có giá trị làm cây cảnh nhƣ cây vạn niên.
3.2.2. Sinh khối tươi của tầng thảm tươi cây bụi và thảm mục
Sinh khối tươi của thảm cây bụi và thảm mục là trọng lượng tươi của thảm tươi cây bụi và thảm mục trên một đơn vị diện tích xác định (thường là tấn/ha).
Qua việc đo đếm sinh khối tươi được thực hiện trên các OTC, kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Sinh khối tươi của tầng thảm tươi, cây bụi và thảm mục
STT Vị trí Sinh khối tươi trên mặt đất
Cây bụi (tấn/ha) Thảm mục (tấn/ha)
1 OTC1 6,8 8,6
2 OTC2 4,9 4,4
3 OTC3 6,1 2,5
TBT 5,93 5,17
Qua bảng 3.7 thể hiện sinh khối tươi của thảm tươi cây bụi và thảm mục ta thấy:
Sinh khối cây bụi ở OTC1 là 6,8 tấn/ha lớn nhất, sau đó OTC3 sinh khối là 6,1 tấn/ha, OTC2 có sinh khối tươi nhỏ nhất là 4,9 tấn/ha. Sinh khối tươi của OTC2 nhỏ nhất là do đặc điểm ở đây tập trung các loài phi thân gỗ nhƣ cây sa nhân, củ dáy, sống đời là những loài cây thân thảo và tập trung ít các loài cây gỗ tái sinh.
Sinh khối tầng thảm mục tại OTC1 là 8,6 tấn/ha lớn nhất, tiếp đó OTC2 là 4,4 tấn/ha, sinh khối thảm mục tại khu vực này cao do mật độ cây tại khu vực lớn, tỉ lệ che phủ của thực vật cao, lá tươi, lá khô và cành khô của tầng cây cao rụng xuống tích lũy trên mặt đất nhiều. Do cây ở trạng thái rừng trung bình đã có trữ lƣợng, tán cây rừng lớn nên lƣợng sinh khối của vật rơi rụng khá nhiều và đây cũng là khu vực ít bị tác động bởi hoạt động của con người và các hiện tượng thời tiết.
Sinh khối tầng thảm mục tại OTC3 có sinh khối nhỏ nhất là 2,5 tấn/ha, sinh khối tầng thảm mục tại đây nhỏ do mật độ cây rừng thấp, độ che phủ không cao, đặc biệt đây là khu vực nằm khá gần vìa rừng chịu tác động con người và hiện tượng xói mòn, rửa trôi.
6.8
4.9
6.1 8.6
4.4
2.5
0 2 4 6 8 10
1 2 3 OTC
tấn/ha
Cây bụi Thảm mục
Hình 3.5. Sinh khối tươi của tầng thảm tươi cây bụi và thảm mục tại các OTC 3.2.3. Sinh khối khô của tầng thảm tươi cây bụi và thảm mục
Sinh khối khô của thảm tươi, cây bụi và thảm mục là trọng lượng khô kiệt của chúng trên một đơn vị diện tích (thường tính bằng tấn/ha). Bằng phương pháp xác định trọng lượng khô kiệt theo phương pháp đã đề cập ở phần 2.2.3, kết quả xác định sinh khối khô của cây bụi và thảm mục đƣợc tổng hợp tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Sinh khối khô của cây bụi và thảm mục (tấn khô/ha)
STT Vị trí
Trọng lƣợng khô trên mặt đất Cây bụi
(tấn/ha) % Thảm mục
(tấn/ha) %
1 OTC1 3,52 51,76 4,52 52,56
2 OTC2 2,36 48,16 2,30 52,27
3 OTC3 3,18 52,13 1,31 52,40
TBT 3,02 2,71 52,41
Ghi chú: %: là phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng
Dựa trên kết quả tính toán tổng sinh khối khô thảm tươi cây bụi và thảm mục ta thấy:
- Đối với tầng thảm tươi cây bụi
Sinh khối khô của cây bụi ở OTC1 là lớn nhất (3,52 tấn/ha), sau đó là OTC3 (3,18 tấn/ha) và OTC2 có sinh khối khô nhỏ nhất (2,36 tấn/ha).
Xét về thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng thì sinh khối khô ở OTC2 là nhỏ nhất chiếm 48,16% sau đó là OTC1 chiếm 51,76% và OTC3 là lớn nhất chiếm 52,13% sinh khối tươi tương ứng. Phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng ở OTC2 là nhỏ nhất do ở đây tập trung chủ yếu các loại cây thân thảo, nên hàm lượng nước trong cây lớn do đó tỷ lệ khô/tươi nhỏ.
- Đối với tầng thảm mục
Sinh khối khô của thảm mục ở OTC1 là lớn nhất (4,52 tấn/ha), sau đó là OTC2 (2,30 tấn/ha) và OTC3 có sinh khối khô nhỏ nhất (1,31 tấn/ha).
Xét về thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng ở tầng thảm mục nhìn chung không có sự khác biệt lớn giữa các OTC.
3.3. Trữ lƣợng cỏc bon rừng tại xó Bỡnh Long huyện Vừ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn