Thực hiện tốt cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng

3.4.3. Thực hiện tốt cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng

Việc quản lý rừng theo phương thức LNCĐ đã tạo ra khung pháp lý và khung pháp lý này là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện REDD+. Vì REDD+ cũng bao gồm sự tham gia, chia sẻ lợi ớch, sự minh bạch. LNCĐ cũng đó làm rừ quyền đƣợc chi trả, quyền đối với rừng. Thực hiện REDD+ sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình giao rừng cho cộng đồng, tuy nhiên nếu không có những thông tin đầy đủ về REDD+ sẽ gây tập trung quá nhều vào bảo tồn mà ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Vì vậy, cần nắm bắt thông tin, giám sát và thực hiện đúng tiến trình để đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và đảm bảo sinh kế cho người dân.

Cần đảm bảo sự rừ ràng, minh bạch, cụng bằng về quyền lợi, trỏch nhiệm trong chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các bên liên quan (chủ rừng, bên sử dụng dịch vụ, bên ủy thác chi trả, bên tham gia triển khai).

Giám sát, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả quá trình thực hiện chi trả DVMTR trên một số vấn đề ƣu tiên nhƣ: chi trả DVMTR có đóng góp thế nào cho hiệu quả QLRCĐ, phát triển kinh tế xã hội, sinh kế và giảm nghèo tại địa phương; mức độ tác động, tạo thay đổi của chi trả DVMTR đối với quyền tiếp cận của người dân với rừng, đất rừng. Từ đó có sự điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy:

Đặc điểm sinh khối của khu vực nghiên cứu cho thấy xuất hiện 31 loài cây gỗ, với mật độ 1113 cây/ha, đa phần là các cây gỗ tái sinh. Một số loài cây xuất hiện trong các OTC với mật độ khá cao nhƣ: Đèo đỏ, Sang, Sảng, Đu đủ rừng. Trong đó Đèo đỏ là loài cây xuất hiện nhiều nhất với mật độ 347 cây/ha.

Sinh khối rừng tự nhiên dao động từ 100,51 – 162,86 tấn/ha. Trong đó sinh khối tầng cây gỗ dao động từ 91,91 – 147,46 tấn/ha. Thảm tươi cây bụi từ 4,9 – 6,8 tấn/ha. Sinh khối thảm mục từ 2,5 – 8,6 tấn/ha. Tổng sinh khối rừng trồng dao động từ 14,48 – 49,10 tấn/ha.

Trữ lƣợng các bon tích lũy trong các trạng thái rừng biến động từ 7,35 – 73,08 tấn/ha. Trong đó rừng tự nhiên dao động từ 45,31 – 73,08 tấn/ha và rừng trồng dao động từ 7,35 – 25,62 tấn/ha. Tổngtrữ lƣợng các bon tích lũy trong toàn bộ khu vực nghiên cứu là 65.868,27 tấn.

Đề nâng cao hiệu quả quản lý rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng cần phát huy hơn nữa vai trò của lâm nghiệp cộng đồng tại xã Bình Long. Tỷ lệ hộ dân sẵn sang tham gia vào chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương khá cao. Hiện tại LNCĐ đã đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội và môi trường, nhưng giá trị kinh tế thu đƣợc còn nhiều hạn chế (732.054 VNĐ/năm), chƣa đảm bảo hài hòa giữa bảo vệ rừng và phát triển kinh tế.

KHUYẾN NGHỊ

Để tăng cường tính hiệu quả của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường, hoặc REDD+, nhà nước cần tiến hành nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon rừng một cách có hệ thống xây dựng thêm các phương trình sinh trắc đặc trưng cho các loại cây, các trạng thái, kiểu rừng đặc trƣng ở Việt Nam.

Tiếp tục hướng dẫn người dân áp dụng phương pháp đánh giá nhanh khả năng tích lũy các bon cho nhiều trạng thái rừng khác nhau. Đây cũng là công việc rất cần thiết để định giá rừng, làm cho người bảo vệ rừng và người trồng rừng thấy được giá trị thực của rừng và họ sẽ nhận đƣợc nhiều giá trị hơn từ rừng.

Xã Bình Long nên tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt đƣợc từ lâm nghiệp cộng đồng. Nên coi lâm nghiệp cộng đồng là chiến lƣợc để phát triển kinh tế, xã hội và môi trường vì nó phù hợp với thực tế phát triển tại địa phương và mong muốn của người dân.

Thúc đẩy công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng để ngoài việc bán tín chỉ cacbon rừng, có thể tiến tới kinh doanh gỗ rừng, các lâm sản từ rừng nhằm tăng thêm sinh kế cho người dân địa phương, giúp ổn định đời sống dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)