Cơ cấu tổ chức của HTX Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 51 - 54)

Cấu trúc tổ chức của HTX bao gồm các Tổ tự quản. Mỗi tổ tự quản bao gồm một số hộ gia đình ở gần nhau, có mối quan hệ gần gũi và cùng nhau tham gia quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực của mình. Tổ tự quản là đại diện hợp pháp của các thành viên thực hiện chức năng chủ rừng. Các tổ tự quản liên kết với nhau, tiến hành đại hội thành viên thành lập HTX và bầu ra những ngƣời có uy tín trong HTX vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị là đại diện pháp lý cho các thành viên HTX, đƣợc các thành viên ủy quyền xây dựng, giám sát thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển LNCĐ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên; đồng thời giúp nâng cao sinh kế cho ngƣời dân nhằm giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng. Hội đồng quản trị sẽ lựa chọn ra Ban giám đốc nhằm tham mƣu, tổ chức triển khai chiến lƣợc, chính sách, đảm bảo thực thi hiệu quả hoạt động LNCĐ và nâng cao quyền lợi cho các thành viên HTX. Để Ban giám đốc thực hiện tốt các vai trò của mình, HTX đã thành lập các đơn vị chuyên môn nhƣ: tổ tài chính, tổ kỹ thuật, tổ kinh doanh, tổ thông tin, tổ lập kế hoạch và tham vấn cộng đồng.

+ Tổ tài chính: quản lý nguồn vốn của HTX do các thành viên đóng góp.

Tổ tự quản Tổ tự quản Tổ tự quản Tổ tự quản HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban Giám đốc Ban Kiểm soát Tổ chức điều phối việc bảo vệ rừng Tổ dịch vụ Tổ tham vấn cộng đồng Tổ kỹ thuật Tổ xử lý vi phạm về rừng Tổ quản lý Vốn quay vòng Tổ tài chính

+ Tổ kỹ thuật: các thành viên HTX đƣợc đào tạo thực hiện đo đạc diện tích đất rừng, trữ lƣợng rừng, điều tra đa dạng sinh học, thiết kế khai thác gỗ rừng.

+ Tổ kinh doanh: xây dựng và triển khai các tiểu dự án kinh doanh các sản phẩm từ rừng (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, tín chỉ các bon rừng…); hỗ trợ các thành viên tìm nguồn giống cây trồng, vật nuôi và bao tiêu sản phẩm để nâng cao sinh kế.

+ Tổ thông tin: Quản lý các thông tin của HTX, tham mƣu triển khai phổ biến các hoạt động, chính sách, dự án phát triển LNCĐ tới thành viên HTX.

+ Tổ lập kế hoạch và tham vấn cộng đồng: tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng tới các thành viên HTX, tham vấn ý kiến các thành viên để xây dựng, hoàn thiện các kế hoạch quản lƣ, bảo vệ rừng cũng nhƣ các dự án kinh doanh nâng cao sinh kế cho cộng đồng. Mọi quyết định của HTX phải đƣợc xây dựng dựa trên lợi ích của thành viên HTX. Mọi quyết định trƣớc đó, tổ tham vấn của HTX phải tham vấn tại các tổ tự quản lấy ý kiến. Các quyết định chỉ chính thức khi có đƣợc sự đồng thuận của 85% thành viên HTX tham dự các cuộc tham vấn, 15% ý kiến còn lại đƣợc bảo lƣu và đƣợc Hội đồng quản trị xem xét sau [10].

Các hoạt động của HTX sẽ đƣợc Ban kiểm soát theo dõi, giám sát, kiểm tra. Ban kiểm soát sẽ giám sát việc thực hiện các quy định của thành viên HTX, bảo vệ quyền và lợi ích của thành viên; kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện các kế hoạch của các tổ chuyên môn. Từ đó kịp thời phát hiện sai phạm và nhanh chóng xử lý, khắc phục.

HTX kiểu mới hoàn toàn khác với HTX nông nghiệp trƣớc đây. HTX kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2013. Với cách phƣơng thức hoạt động của HTX kiểu mới “Cộng đồng làm chủ rừng, liên kết bảo vệ và kinh doanh rừng thông qua thể chế cộng đồng có tƣ cách pháp nhân” sẽ giúp giảm chi phí bảo vệ rừng và đảm bảo rừng đƣợc bảo vệ tốt hơn. HTX đƣợc Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động, có con dấu riêng và có thể mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với bên ngoài. HTX sẽ hoạt động giống nhƣ doanh nghiệp của dân, không làm kinh doanh lấy lãi, chỉ cùng nhau bảo vệ rừng, kinh doanh rừng, mua tƣ liệu sản xuất và cùng nhau sản xuất, cùng nhau bán sản phẩm của mình và tạo ra đƣợc các giá trị thêm mà một hộ nông dân không thể làm đƣợc.

* Nguyên tắc giao rừng cho các tổ tự quản

- Diện tích rừng tính bình quân theo số hộ thành viên Tổ tự quản (trung bình 0,6 – 1 ha/hộ gia đình).

- Có thể xê dịch diện tích rừng của Tổ tự quản để chia.

- Vị trí phân chia rừng cho các Tổ tự quản theo nguyên tắc ƣu tiên giao gần khu dân cƣ và tịnh tiến dần ra xa.

* Tiêu chuẩn hộ được giao rừng cộng đồng

- Có hộ khẩu tại địa phƣơng.

- Hộ có nhu cầu nhận rừng tự nhiên trên rừng núi đá.

- Đồng ý đầu tƣ để bảo vệ đƣợc rừng thông qua Tổ tự quản, HTX hoặc có phƣơng án bảo vệ rừng hiệu quả đƣợc cơ quan chức năng phê chuẩn.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các cam kết và Quy ƣớc bảo vệ rừng cộng đồng HTX đã đề ra.

3.4.2. Đẩy mạnh khả năng tham gia chi trả dịch vụ môi trường từ rừng

3.4.2.1. Sự sẵn sàng của người dân với công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng

Mức độ tham gia của ngƣời dân đối với công tác giao đất giao rừng đƣợc đánh giá từ các hoạt động tham gia trong quá trình triển khai dự án REDD+. Theo thống kê từ ban quản trị HTX Bình Long, tính đến thời điểm hiện tại 100% các hộ dân trong xã tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng. Các cuộc họp HTX hay tổ tự quản có tỷ lệ ngƣời dân tham gia họp đạt 97%. Tham gia nhận đất, nhận rừng ngoài thực địa có 100% các hộ dân có mặt.

Hoạt động tuần tra rừng cũng đƣợc thực hiện rất nghiêm túc. Mỗi tổ tự quản đều có đội tuần tra rừng riêng cho khu vực tổ mình quản lý, định kỳ đi tuần tra 1 lần/tháng với 3-5 ngƣời/lần tuần tra. Tại những điểm rừng giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang có thể tuần tra 2 lần/tháng. Ngoài ra, nếu nghi ngờ hay phát hiện có những diễn biến bất thƣờng (nghi ngờ cháy rừng, khai thác trái phép) trong rừng thì ngƣời dân sẽ chủ động báo cáo cho tổ trƣởng tổ tự quản và lập đội tuần tra đi kiểm tra ngay. Mỗi lần tuần tra bảo vệ rừng, đội tuần tra đƣợc hỗ trợ 50-70 ngàn/đồng /ngày/ngƣời đi tuần tra, do vậy khuyến khích đƣợc sự tham gia của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)