Chú trọng các phương thức quản lý rừng tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng

3.4.1. Chú trọng các phương thức quản lý rừng tại địa phương

Hiện tại, công tác quản lý rừng tại địa phương có 2 phương thức: Một là quản lý theo chính quyền địa phương; Hai là quản lý theo thôn/bản.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân....

Có nhiệm vụ chính là thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn như thủy lợi, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, ... Hiện tại chính quyền xã đang quản lý 1703,87 ha đất lâm nghiệp [9]. Chính quyền xã đƣợc coi là cơ quan quản lý chung nhất có trách nhiệm phê duyệt, giám sát các hoạt động quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng tự nhiên của các HTX cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ. Đồng thời, hỗ trợ về mặt pháp luật, phổ biến chính sách hỗ trợ của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng tới người dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng tại địa phương. Trước năm 1960, rừng do cộng đồng quản lý, người dân sống dựa vào rừng, khai thác các nguồn lợi từ rừng để sinh

sống, rừng phát triển khá bền vững. Từ năm 1960 – 2010, đất đai đƣợc quản lý tập trung và có kiểm soát. Giai đoạn này, rừng tại xã Bình Long do UBND xã quản lý, phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên bản địa và đời sống văn hóa đã bị thay đổi do thực hiện chương trình định canh, định cư. Người dân địa phương nhận thấy rằng quản lý rừng như là đặc quyền và trách nhiệm riêng của Nhà nước, vai trò của họ trong việc bảo vệ rừng là tuân theo một cách thụ động hoặc trốn tránh luật pháp và các quy định. Cộng đồng địa phương không có quyền ra quyết định về tài nguyên rừng và không có trách nhiệm bảo vệ rừng dẫn đến vấn nạn phá rừng nhanh chóng. Từ tháng 7/2011 “Mô hình xây dựng năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số sẵn sàng tham gia chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng” đƣợc chính thức triển khai tại xã Bình Long nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý của cộng đồng dân cƣ trong bảo vệ và phát triển rừng. Dự án đã hỗ trợ công tác giao đất giao rừng, thành lập HTX và các tổ tự quản để tăng cường phát triển sinh kế và bảo vệ rừng.

Khác với HTX giai đoạn trước đây, HTX kiểu mới hoạt động dựa theo hướng cộng đồng dân cƣ là chủ thể bảo vệ rừng đƣợc giao, cùng với đó hình thức quản lý rừng theo xóm đang đƣợc thực hiện. Tổng diện tích giao cho các xóm là 946,22 ha, trong đó có 480 ha rừng nghèo có trữ lƣợng đủ tiêu chuẩn tham gia REDD+ đã đƣợc UBND huyện giao quyền sử dụng 50 năm. Số diện tích còn lại 466,22 ha đang đƣợc khoanh nuôi bảo vệ tốt dự kiến đến năm 2020 sẽ đủ tiêu chuẩn tham gia REDD+ [10].

Các hộ dân trong mỗi xóm hợp tác thành lập Tổ tự quản, các Tổ tự quản tập hợp để thành lập Hợp tác xã (HTX). HTX đã có giấy phép hoạt động, có con dấu riêng. Hiện tại, xã có 2 HTX là: HTX Hòa Bình (Bình Long 1) với 45 tổ tự quản và HTX Thống Nhất (Bình Long 2) với 15 tổ tự quản. Khi tham gia HTX cộng đồng có tư cách pháp nhân, có thể tham gia vào cơ chế thị trường thông qua các hợp đồng kinh tế, mua bán vật tƣ nông nghiệp hoặc tiêu thụ sản phẩm và liên kết thành HTX là cách thức bảo vệ rừng hiệu quả. Thêm vào nữa, việc áp dụng luật tục địa phương để thiết lập nên Quy ƣớc bảo vệ rừng cộng đồng (đƣợc UBND huyện phê duyệt) là công cụ mạnh để ngăn chặn các vi phạm về rừng, tài sản của cộng đồng trên rừng đƣợc bảo vệ với chi phí thấp, đặc biệt là rừng ở xa khu dân cƣ.

* Cấu trúc tổ chức và chức năng của Hợp tác xã

Hình 3.7. Cơ cấu tổ chức của HTX Hòa Bình

Cấu trúc tổ chức của HTX bao gồm các Tổ tự quản. Mỗi tổ tự quản bao gồm một số hộ gia đình ở gần nhau, có mối quan hệ gần gũi và cùng nhau tham gia quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực của mình. Tổ tự quản là đại diện hợp pháp của các thành viên thực hiện chức năng chủ rừng. Các tổ tự quản liên kết với nhau, tiến hành đại hội thành viên thành lập HTX và bầu ra những người có uy tín trong HTX vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị là đại diện pháp lý cho các thành viên HTX, đƣợc các thành viên ủy quyền xây dựng, giám sát thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển LNCĐ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên; đồng thời giúp nâng cao sinh kế cho người dân nhằm giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng. Hội đồng quản trị sẽ lựa chọn ra Ban giám đốc nhằm tham mưu, tổ chức triển khai chiến lược, chính sách, đảm bảo thực thi hiệu quả hoạt động LNCĐ và nâng cao quyền lợi cho các thành viên HTX. Để Ban giám đốc thực hiện tốt các vai trò của mình, HTX đã thành lập các đơn vị chuyên môn nhƣ: tổ tài chính, tổ kỹ thuật, tổ kinh doanh, tổ thông tin, tổ lập kế hoạch và tham vấn cộng đồng.

+ Tổ tài chính: quản lý nguồn vốn của HTX do các thành viên đóng góp.

Tổ tự quản

Tổ tự quản Tổ tự

quản Tổ tự

quản

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ban Giám đốc Ban

Kiểm soát

Tổ chức điều phối

việc bảo vệ rừng

Tổ dịch

vụ

Tổ tham

vấn cộng đồng

Tổ kỹ thuật

Tổ xử lý vi phạm

về rừng

Tổ quản lý

Vốn quay vòng

Tổ tài chính

+ Tổ kỹ thuật: các thành viên HTX đƣợc đào tạo thực hiện đo đạc diện tích đất rừng, trữ lƣợng rừng, điều tra đa dạng sinh học, thiết kế khai thác gỗ rừng.

+ Tổ kinh doanh: xây dựng và triển khai các tiểu dự án kinh doanh các sản phẩm từ rừng (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, tín chỉ các bon rừng…); hỗ trợ các thành viên tìm nguồn giống cây trồng, vật nuôi và bao tiêu sản phẩm để nâng cao sinh kế.

+ Tổ thông tin: Quản lý các thông tin của HTX, tham mưu triển khai phổ biến các hoạt động, chính sách, dự án phát triển LNCĐ tới thành viên HTX.

+ Tổ lập kế hoạch và tham vấn cộng đồng: tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng tới các thành viên HTX, tham vấn ý kiến các thành viên để xây dựng, hoàn thiện các kế hoạch quản lƣ, bảo vệ rừng cũng nhƣ các dự án kinh doanh nâng cao sinh kế cho cộng đồng. Mọi quyết định của HTX phải đƣợc xây dựng dựa trên lợi ích của thành viên HTX. Mọi quyết định trước đó, tổ tham vấn của HTX phải tham vấn tại các tổ tự quản lấy ý kiến. Các quyết định chỉ chính thức khi có đƣợc sự đồng thuận của 85% thành viên HTX tham dự các cuộc tham vấn, 15% ý kiến còn lại được bảo lưu và được Hội đồng quản trị xem xét sau [10].

Cỏc hoạt động của HTX sẽ đƣợc Ban kiểm soỏt theo dừi, giỏm sỏt, kiểm tra. Ban kiểm soát sẽ giám sát việc thực hiện các quy định của thành viên HTX, bảo vệ quyền và lợi ớch của thành viờn; kiểm tra, theo dừi quỏ trỡnh thực hiện cỏc kế hoạch của cỏc tổ chuyên môn. Từ đó kịp thời phát hiện sai phạm và nhanh chóng xử lý, khắc phục.

HTX kiểu mới hoàn toàn khác với HTX nông nghiệp trước đây. HTX kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2013. Với cách phương thức hoạt động của HTX kiểu mới “Cộng đồng làm chủ rừng, liên kết bảo vệ và kinh doanh rừng thông qua thể chế cộng đồng có tƣ cách pháp nhân” sẽ giúp giảm chi phí bảo vệ rừng và đảm bảo rừng được bảo vệ tốt hơn. HTX được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, có con dấu riêng và có thể mở tài khoản ngân hàng để giao dịch với bên ngoài. HTX sẽ hoạt động giống nhƣ doanh nghiệp của dân, không làm kinh doanh lấy lãi, chỉ cùng nhau bảo vệ rừng, kinh doanh rừng, mua tƣ liệu sản xuất và cùng nhau sản xuất, cùng nhau bán sản phẩm của mình và tạo ra đƣợc các giá trị thêm mà một hộ nông dân không thể làm đƣợc.

* Nguyên tắc giao rừng cho các tổ tự quản

- Diện tích rừng tính bình quân theo số hộ thành viên Tổ tự quản (trung bình 0,6 – 1 ha/hộ gia đình).

- Có thể xê dịch diện tích rừng của Tổ tự quản để chia.

- Vị trí phân chia rừng cho các Tổ tự quản theo nguyên tắc ƣu tiên giao gần khu dân cƣ và tịnh tiến dần ra xa.

* Tiêu chuẩn hộ được giao rừng cộng đồng - Có hộ khẩu tại địa phương.

- Hộ có nhu cầu nhận rừng tự nhiên trên rừng núi đá.

- Đồng ý đầu tƣ để bảo vệ đƣợc rừng thông qua Tổ tự quản, HTX hoặc có phương án bảo vệ rừng hiệu quả được cơ quan chức năng phê chuẩn.

- Chấp hành nghiêm chỉnh các cam kết và Quy ƣớc bảo vệ rừng cộng đồng HTX đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)