Đẩy mạnh khả năng tham gia chi trả dịch vụ môi trường từ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng

3.4.2. Đẩy mạnh khả năng tham gia chi trả dịch vụ môi trường từ rừng

3.4.2.1. Sự sẵn sàng của người dân với công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng

Mức độ tham gia của người dân đối với công tác giao đất giao rừng được đánh giá từ các hoạt động tham gia trong quá trình triển khai dự án REDD+. Theo thống kê từ ban quản trị HTX Bình Long, tính đến thời điểm hiện tại 100% các hộ dân trong xã tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ rừng. Các cuộc họp HTX hay tổ tự quản có tỷ lệ người dân tham gia họp đạt 97%. Tham gia nhận đất, nhận rừng ngoài thực địa có 100% các hộ dân có mặt.

Hoạt động tuần tra rừng cũng đƣợc thực hiện rất nghiêm túc. Mỗi tổ tự quản đều có đội tuần tra rừng riêng cho khu vực tổ mình quản lý, định kỳ đi tuần tra 1 lần/tháng với 3-5 người/lần tuần tra. Tại những điểm rừng giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang có thể tuần tra 2 lần/tháng. Ngoài ra, nếu nghi ngờ hay phát hiện có những diễn biến bất thường (nghi ngờ cháy rừng, khai thác trái phép) trong rừng thì người dân sẽ chủ động báo cáo cho tổ trưởng tổ tự quản và lập đội tuần tra đi kiểm tra ngay. Mỗi lần tuần tra bảo vệ rừng, đội tuần tra được hỗ trợ 50-70 ngàn/đồng /ngày/người đi tuần tra, do vậy khuyến khích đƣợc sự tham gia của cộng đồng.

Hình 3.8. Mức độ tham gia hoạt động tuần tra rừng tại 10 xóm tiến hành điều tra Theo kết quả phỏng vấn người dân, khoảng 85,2% số hộ được hỏi họ tham gia đầy đủ các đợt tuần tra rừng của tổ; khoảng 11,63% số hộ cho biết họ không tham gia đầy đủ các lần tuần tra rừng định kỳ vì những lý do cá nhân (sức khỏe, gia đình không có nhân lực…) và 3,17% số hộ không tham gia tuần tra rừng do có xóm Đồng Bản địa hình đi lại khó khăn nên đã lập tổ tuần tra cố định để đảm bảo cho việc giám sát, quản lý rừng thuận tiện và hiệu quả. Có 85,9% số hộ đƣợc hỏi trả lời rằng họ có tham gia vào các cuộc họp tổ tự quản, các lớp tập huấn về quản lý rừng, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp. 14,12% không tham gia đƣợc đầy đủ vì lý do sức khỏe hoặc nội dung các lớp tập huấn chưa đáp ứng mong muốn của người dân. Tuy vẫn tồn tại những hạn chế, nhƣng có thế thấy công tác tập huấn về quản lý, bảo vệ rừng cũng đã thu hút đƣợc sự quan tâm của cộng đồng dân cƣ. Việc tham gia tích cực các cuộc họp tổ tự quản, các lớp tập huấn sẽ giúp nâng cao kiến thức bảo vệ rừng, giúp cộng đồng tiếp cận gần hơn với khoa học kỹ thuật, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.

Có thể thấy rằng ý thức tham gia quản lý, bảo vệ rừng tại xã Bình Long rất tốt chứng tỏ công tác quản lý, bảo vệ rừng đƣợc động đảo cộng đồng dân cƣ quan tâm và chấp nhận, họ đã thực sự ý thức đƣợc trách nhiệm và tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng.

Mặt khác để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, các hộ đăng ký tham gia bảo vệ rừng tự nhiên trên núi đá đã tổ chức hội nghị thống nhất xây dựng và cam kết thực hiện Quy ƣớc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quy ƣớc đƣợc xây dựng dựa trên các quy định về pháp luật do Nhà nước ban hành, tinh thần đồng thuận nhất trí cao của cộng đồng dõn cƣ, đƣợc UBND huyện Vừ Nhai phờ duyệt và cú hiệu lực từ thỏng 11/2013.

Quy ƣớc đƣợc áp dụng cho toàn xã Bình Long, không có quy ƣớc riêng cho từng xóm, 100% các gia đình đƣợc phỏng vấn cho biết họ luôn chấp hành đúng theo các quy định của quy ƣớc. Tất cả diện tích rừng tự nhiên của xã đã giao cho cộng đồng dân cƣ làm chủ và quản lý nên việc bảo vệ, khai thác rừng tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, sự phối hợp thường xuyên giữa lực lượng tuần tra rừng của các tổ tự quản và các cán bộ kiểm lâm trong công tác phòng ngừa, điều tra xử lý vi phạm pháp luật về rừng cũng góp phần giúp việc thực hiện quy ƣớc một cách tự giác và nghiờm tỳc. í thức cộng đồng dõn cƣ trong việc quản lý rừng đƣợc nõng lờn rừ rệt.

Tình trạng khai thác rừng nhƣ: chặt gỗ, lấy phong lan, săn bắt thú rừng đã giảm đáng kể và gần như không xảy ra; người dân muốn vào rừng lấy cây thuốc hay nhặt củi khô phải được sự cho phép của tổ trưởng tổ tự quản và phải có thẻ ra vào rừng.

3.4.2.2. Tác động của chi trả dịch vụ môi trường từ rừng đến thu nhập của các hộ gia đình.

Qua phỏng vấn điều tra tại 10 xóm của xã Bình Long, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên tới 80,44%; trong đó hộ nghèo chiếm 53,04% và hộ cận nghèo chiếm 27,4%. Thu nhập bình quân đầu người 833.000đ/người/tháng. Như vậy, mức sống của người dân trong xã còn tương đối thấp.

Hình 3.9. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại 10 xóm tiến hành điều tra

Đối với các dự án LNCĐ tại Việt Nam, cộng đồng thường tập trung vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, thu nguồn lợi từ việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, LNCĐ tại xã Bình Long chủ yếu tập trung vào việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng và bán tín chỉ các bon, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Qua ba năm (2012 – 2015) tham gia dự án REDD+ với việc triển khai các hoạt động quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng thì hiện tại xã Bình Long đã có tối thiểu 480 ha rừng tự nhiên núi đá đủ điều kiện để đƣợc tiến hành chi trả dịch vụ môi trường rừng theo tiến trình chi trả vào cuối năm 2016. Cộng đồng khi bắt đầu nhận rừng sẽ tiến hành đo đếm để xác định trữ lƣợng rừng ban đầu.

Hàng năm, tiến hành đo đếm cây rừng, xác định mức tăng sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của cây rừng. Từ đó, dự đoán lƣợng giá khả năng hấp thụ CO2 hay chính là tín chỉ các bon và các tín chỉ này sẽ được mua bán trên thị trường các bon. Căn cứ vào mức giá do Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Khoa học và công nghệ) cung cấp để tính quy đổi giá trị tín chỉ các bon thành tiền cho 1 ha rừng với tỷ giá bán 5 USD/tấn CO2 tại thị trường các bon tự nguyện (tỷ giá 1 USD = 22.400 VNĐ). Giá trị kinh tế do hấp thụ CO2 mang lại dự kiến trong 3 năm thực hiện dự án (2012 – 2015) là 172.064 USD. Trong đó, HTX phải hoàn trả cho CERDA khoảng 30.000 USD nguồn vay vốn ban đầu cho các hoạt động của HTX trong 3 năm qua, gồm: tiền chi trả công tuần tra rừng, chi phí các đợt tiến hành đo đếm các bon rừng,

chi phí các đợt họp tổ tự quản, tổ chức tuyên truyền bảo vệ rừng.v.v…. Nhƣ vậy, giá trị HTX thu được vào khoảng 142.064 USD tương đương 3,8542 tỷ.

- Nếu đƣợc chia đều cho tất cả các hộ (1.449 hộ) tham gia vào hoạt động LNCĐ của HTX, trung bình mỗi hộ được chi trả 2.196.163 VNĐ/3 năm, tương đương 732.054 VNĐ/năm.

- Nếu tiến hành chi trả theo diện tích rừng đƣợc giao quản lý thì số tiền mỗi hộ đƣợc nhận sẽ theo bảng 3.11.

Bảng 3.11. Thống kê tiền chi trả các bon rừng theo diện tích rừng quản lý

STT Tên xóm

Số hộ tham gia

LNCĐ

Diện tích rừng đƣợc chi

trả (ha)

Diện tích đƣợc chi trả/hộ gia

đình (ha)

Số tiền đƣợc chi trả/năm

(VNĐ)

1 Đông Tiến 45 0 0 0

2 Chiến Thắng 55 40,1 0,7 1.546.919

3 Đại Long 75 13,9 0,2 441.976

4 Đèo Ngà 107 17,9 0,2 441.976

5 An Long 36 65,9 1,8 1.977.792

6 Long Thành 97 59,5 0,6 1.325.930

7 Trại Rẽo 75 0 0 0

8 Bình An 39 12,3 0,3 662.965

9 ểt Giải 55 50 0,9 1.988.896

10 Xóm Bậu 44 28,3 0,6 1.325.930

11 Cây Trôi 57 73,9 1,3 2.872.849

12 Xóm Chợ 32 39,7 1,2 2.651.861

13 Xóm Phố 71 0 0 0

14 Xóm Vẽn 63 0 0 0

15 Nà Sọc 97 0 0 0

16 Xóm Chùa 42 14,5 0,4 883.953

17 Xóm Bứa 10 1,8 0,2 441.976

18 Quảng Phúc 33 19 0,6 1.325.930

19 Xóm Chịp 38 16,2 1 2.209.884

20 Đồng Bản 117 5,4 0,7 1.546.919

So sánh với kết quả giá trị kinh tế trung bình 1.000.000 VNĐ/năm/hộ từ dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng [9], thì giá trị kinh tế từ rừng tại xã Bình Long đem lại chƣa thực sự nổi bật. Nếu đƣợc chi trả chia đều cho các hộ thì mỗi hộ đƣợc nhận 732.054 VNĐ/năm/hộ, mức thu này khá thấp. Trong khi đó, nếu chi trả theo diện tích đƣợc quản lý thì đối với các xóm Đông Tiến, Trại Rẽo, Phố, Nà Sọc, Vẽn các hộ còn không nhận đƣợc tiền từ bán tín chỉ các bon rừng vì phần diện tích rừng mà họ quản lý chƣa đủ trữ lƣợng để tham gia REDD+; còn các xóm nhƣ Cây Trôi, xóm Chịp, An Long thì lại thu đƣợc giá trị khá cao (1.977.792 - 2.209.884 VNĐ/hộ/năm). Điều này sẽ gây nên sự chênh lệch quá lớn giữa các hộ, có thể dẫn đến mâu thuẫn và làm giảm đi rất nhiều giá trị kinh tế từ rừng mang lại giữa các hộ dân.

Có thể thấy giá trị thu đƣợc từ rừng tại xã Bình Long chƣa thực sự nổi bật. Tuy rằng cũng hỗ trợ phần nào về thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình, nhƣng nguồn thu từ rừng chƣa chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của cộng đồng, chƣa thực sự đóng góp vào cải thiện đời sống của người dân. Dự án đang tập trung nhiều vào việc bảo vệ môi trường mà làm giảm đi nhiều nhu cầu khai thác nguồn lợi khác từ rừng của cộng đồng dân cƣ. Với nguồn thu từ rừng thấp nhƣ vậy có thể sẽ làm giảm sự quan tâm, sự hấp dẫn của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng.

Để khắc phục hạn chế từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (bán tín chỉ các bon) và nâng cao sinh kế cho người dân, trung tâm CERDA đã phối hợp với HTX Hòa Bình hỗ trợ người dân được vay vốn đầu tư, mở rộng, tổ chức sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm thông qua tổ chức có tƣ cách pháp nhân là HTX. Từ đó giúp các hộ gia đình tăng thu nhập, nâng cao sinh kế nhằm giảm tác động của con người lên chặt phá rừng một cách tự do.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá trữ lượng carbon tại rừng xã bình long, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên phục vụ ước tính chi trả dịch vụ môi trườngluận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 53 - 59)