Diễn biến nhiệt độ quan trắc tại trạm Cửa Ông từ 1987-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 42)

Như vậy, có thể thấy, diễn biến nhiệt độ tại khu vực vịnh Hạ Long trong giai đoạn 1987-2017 có xu hướng tăng, mức tăng nhiệt độ trung bình 0,50

C trong vòng 30 năm qua (khoảng 0,020C/năm). Trong 10 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình thường xuyên được duy trì ở mức 22,60C đến 24,40

C, nhiệt độ trung bình của những tháng cao điểm của mùa hè (tháng 6, tháng 7) lên đến 350C nhưng lại giảm sâu vào những tháng mùa đông, tháng thấp nhất có nhiệt độ là 16.50C (tháng 1). Càng về sau càng xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cụ thể, vào các năm 2014, 2015, 2016, nhiều đợt nắng nóng (Tx>=350C) xuất hiện. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất đo được là 4,6°C vào tháng 1 năm 2016 và 5.30C vào năm 1996. Chênh lệch nhiệt độ tối cao và tối thấp trong giai đoạn 1987-2017 lên tới 32,6°C và đều rơi vào năm 2016, trong khi nhiệt độ trung bình năm biến đổi không nhiều. Điều này cho thấy có thể lý giải, dưới sự biến đổi của khí hậu, có hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện trong giai đoạn 1987 – 2017.

3.1.2. Biểu hiện về tổng lượng mưa

Phân tích số liệu tổng lượng mưa năm được thu thập tại 3 trạm quan trắc Bãi Cháy, Cửa Ông, Hòn Dáu trong cùng khoảng thời gian từ 1987 – 2017 đưa ra kết quả phương trình xu thế biến động lượng mưa ở cả 3 trạm như sau:

Bảng 3.2. Phƣơng trình xu thế biến đổi tuyến tính tổng lƣợng mƣa năm tại các trạm Bãi Cháy, Hòn Dáu, Cửa Ông giai đoạn 1987 – 2017

Trạm Phƣơng trình xu thế

Bãi Cháy y = 18.212x + 1599.1

Hòn Dáu y = 15.691x + 1335

Cửa Ông y = 18953x + 1864

Qua phương trình xu thế cho thấy, tổng lượng mưa năm tại các trạm quan trắc trong giai đoạn 1987 – 2017 có xu hướng tăng (Hình 3.4, 3.5, 3.6). Tổng lượng mưa hàng năm dao động từ 1200-2600mm. Lượng mưa dao động rất lớn ở cả ba trạm, năm thấp nhất có tổng lượng mưa tại trạm Bãi Cháy là 936mm/năm (năm 1991) và cao nhất là 2.700mm (năm 2013). Các tháng mùa mưa từ tháng IV đến tháng VIII đều có lượng mưa đạt trêm 4.000mm. Năm 2014, theo báo cáo của Ủy

ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh, mùa mưa bắt đầu muộn 1 tháng và kết thúc cũng sớm hơn quy luật 1 tháng (bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 9/2014).

Hình 3.4. Diễn biến tổng lƣợng mƣa năm quan trắc tại trạm Bãi Cháy từ 1987 - 2017

Hình 3.5. Diễn biến tổng lƣợng mƣa năm quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ 1987 – 2017

y = 18.953x + 1864 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 T ổn g lư ợn g m ưa n ăm (m m ) Năm

Linear (lượng mưa)

Hình 3.6. Diễn biến tổng lƣợng mƣa năm quan trắc tại trạm Cửa Ông từ 1987 – 2017

Nguồn số liệu: Đài khí tượng thủy văn Đông Bắc

3.1.3. Biểu hiện của nước biển dâng

Hình 3.7. Diễn biến mực nƣớc trung bình năm quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ năm 1987 - 2017

Theo số liệu thống kê của Đài khí tượng thủy văn Đông Bắc, mực nước biển trung bình quan trắc tại khu vực hòn Dấu trong vòng 30 năm (từ 1987 -2017) có xu hướng tăng lên. Mực nước biển trung bình năm 1987 là 186cm, năm 2017 mực nước biển trung bình là 206cm. Như vậy, trong vòng 30 năm, mực nước biển trung bình đã tăng lên 20cm. Xem xét số liệu quan trắc trong vòng 10 năm gần đây, từ năm 2007 - 2017, mực nước biển trung bình có xu hướng tăng lên nhanh hơn. Năm 2007, mực nước biển trung bình là 190cm, đến năm 2017, mực nước biển trung bình đã đạt 206cm, trong vòng 10 năm tăng 16cm.

Mực nước biển dâng quan trắc trong giai đoạn 1987 – 2017 tại các trạm Cửa Ông, Bãi Cháy, Hòn Dáu đã phản ánh biểu hiện mực NBD cho khu vực vịnh Hạ Long. Xu thế này cũng được kiểm nghiệm và so sánh phù hợp với xu thế biến đổi qua số liệu quan trắc mực nước biển dâng tại các trạm Cửa Ông, Bãi Cháy, Hòn Dáu được quan trắc trong giai đoạn từ năm 1962 – 2014 đã được thống kê, phân tích và đánh giá trong kịch bản BĐKH Việt Nam 2016. Qua phương trình xu thế cho thấy, tại cả ba trạm quan trắc Cửa Ông, Hòn Dáu, Bãi Cháy, mực nước trung bình đều tăng lên [8] (Bảng 3.3 ). Số liệu này cũng phản ánh chung cho mực nước biển dâng đại diện cho khu vực Đông Bắc Bộ, trong đó có vịnh Hạ Long.

Bảng 3.3. Đánh giá và kiểm nghiệm xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình theo kịch bản BĐKH 2016

TT Tên trạm Thời gian quan trắc Xu thế biến đổi (mm) Chỉ số kiểm nghiệm Đánh giá

1 Cửa Ông 1962-2014 5,23 0,78 Tăng

3 Bãi Cháy 1962-2014 1,54 0,50 Tăng

5 Hòn Dáu 1960-2014 2,02 0,62 Tăng

Bảng 3.4. Mực nƣớc biển dâng theo quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ năm 1987 – 2017 (cm) Tháng Năm 1987 181 177 175 180 184 188 183 187 195 200 196 186 186 1988 179 178 177 177 179 181 182 185 193 210 195 185 185 1989 184 180 183 179 186 193 192 191 191 207 199 191 190 1990 189 177 177 189 179 182 183 188 194 208 193 189 187 1991 186 185 184 183 183 183 186 193 200 212 202 192 191 1992 177 176 180 181 190 189 188 190 197 217 198 188 189 1993 184 178 182 185 186 181 191 190 196 204 197 192 189 1994 186 182 184 184 183 188 191 191 206 213 203 195 192 1995 188 183 178 183 188 185 188 197 208 209 197 201 192 1996 187 182 180 181 192 193 195 190 202 205 211 193 193 1997 189 188 184 186 191 191 196 194 200 201 200 199 193 1998 191 180 184 180 185 191 191 190 199 208 205 197 192 1999 190 181 187 190 189 185 188 186 194 215 214 200 193 2000 192 188 189 186 190 190 196 192 199 206 203 197 194 2001 199 193 187 192 186 192 198 202 202 215 206 195 197 2002 183 185 181 186 194 195 191 194 196 205 206 202 193 2003 187 189 190 187 194 190 191 198 207 216 209 199 196 2004 184 176 186 182 187 195 193 194 193 210 199 191 191 2005 186 183 176 177 186 190 191 188 202 204 203 197 190 2006 190 190 183 185 190 188 189 196 200 208 205 203 194 2007 185 177 189 183 182 184 187 190 195 207 208 197 190 2008 191 179 180 186 197 191 192 195 199 207 212 202 194 2009 193 187 186 195 196 193 193 188 209 211 201 195 196 2010 187 185 185 189 189 188 190 196 193 217 212 196 194 2011 190 180 180 180 190 193 191 194 208 213 209 203 194 2012 194 194 197 190 196 195 195 191 205 225 210 207 200 2013 194 194 190 197 198 193 201 202 210 220 209 194 200 2014 191 194 190 194 192 194 193 190 206 224 215 207 199 2015 195 193 219 193 194 192 190 202 210 210 213 204 201 2016 201 191 194 194 203 194 198 201 207 214 218 213 202 2017 208 202 202 199 196 198 204 201 212 231 216 204 206 Trung bình/năm VIII IX X XI XII I II III IV V VI VII

3.1.4. Biểu hiện của bão tại khu vực vịnh Hạ Long

Khu vực vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp do các cơn bão đổ bộ vào, thời gian bão và áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, tố lốc, tập trung nhiều trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Theo số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn Đông Bắc, từ năm 1987 đến 2017 có tổng cộng 56 cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh- Hải Phòng, trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1 – 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, gió trong bão thường đạt cấp 9 – 10 (75 – 102 km/giờ) giật cấp 11 – 12 (103 – 118 km/giờ), tần xuất bão ngày càng nhiều hơn, có năm lên đến 4 cơn bão như các năm 2009, 2012. Từ số liệu ghi nhận được cho thấy, tháng 7 đến tháng 9 là những tháng trọng điểm có bão tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng.

Hình 3.8. Số cơn bão hàng năm đổ bộ vào khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ năm 1987 - 2017

Nguồn số liệu: Đài khí tượng thủy văn Đông Bắc

Qua phân tích biểu hiện về một số yếu tố khí hậu tại khu vực vịnh Hạ Long, có những điểm đáng lưu ý như sau: Trong khoảng 30 năm qua (1987 - 2017), nhiệt độ trung bình của vịnh Hạ Long đã tăng lên 0,50

C (khoảng 0,020C/năm). 10 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình thường xuyên được duy trì ở mức 22,60C đến 24,40C, nhiệt độ trung bình của những tháng cao điểm của mùa hè (tháng 6, tháng 7) lên đến 350

16.50C (tháng 1). Biến động lượng mưa không đồng đều, có giai đoạn tăng lên, có giai đoạn giảm xuống. Năm 1991 có lượng mưa thấp trùng hợp với đợt hạn hán lớn của cả nước trong lịch sử, năm 2015, lượng mưa giảm do hậu quả của hiện tượng El Nino gây nên. Mực NBD tăng lên 20 cm trong vòng 30 năm. Số lượng các cơn bão trong 10 năm gần đây đổ bộ vào khu vực vịnh Hạ Long tăng lên, năm 2009 và 2012 có 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp. Qua những biểu hiện về một số yếu tố khí hậu tại khu vực vịnh Hạ Long đã được thống kê cho thấy xu thế tăng nhiệt độ, các cơn bão diễn ra ngày cảng này phù hợp với các dự báo nhiệt độ của Kịch bản của biến đổi khí hậu, NBD cho Việt Nam với khu vực Đông Bắc Bộ.

3.2. Nhận thức của cộng đồng về tình trạng gia tăng các hiện tƣợng thời tiết, thiên tai và biến đổi khí hậu ở khu vực Vịnh Hạ Long

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thực hiện khảo sát, phỏng vấn nhóm đối tượng là Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, một số chủ tàu du lịch đại diện cho khối doanh nghiệp đang hoạt động và cộng đồng tham gia hoạt động trên vịnh Hạ Long. Đối với vịnh Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập cơ quan quản lý Di sản là Ban quản lý vịnh Hạ Long, do đó, đại diện cho cơ quan Quản lý Nhà nước về du lịch trên vịnh Hạ Long thực hiện phỏng vấn là một số cán bộ lâu năm hiện đang làm việc tại các điểm tham quan trên vịnh. Đối với cộng đồng, do chính sách của tỉnh, từ năm 2012, tất cả ngư dân tại các làng chài trên vịnh Hạ Long được đưa lên bờ sinh sống tập trung tại khu tái định cư Cái Xà Cong, tuy nhiên, họ vẫn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và nuôi trồng thủy sản trên vịnh. Nội dung phỏng vấn tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến cảm nhận về biểu hiện của BĐKH của người dân và những ảnh hưởng của BĐKH cơ sở hạ tầng và các hoạt động du lịch tại khu vực vịnh Hạ Long, tổng cộng 60 phiếu. Kết quả điều tra cụ thể được thể hiện trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về các hiện tƣợng thời tiết thƣờng xuyên xuất hiện trên vịnh Hạ Long

Hiện tƣợng thời tiết % đồng ý Tần suất xuất hiện

a. Bão 100% Cao

b. Lũ lụt 0% Thấp

c. Mưa lớn 90% Cao

d. Gió giật 96,6% Cao

e. Nắng nóng 85% Cao f. Giông lốc 96,6% Cao g. Sét 100% Trung bình h. Mưa đá 80% Thấp i. Rét đậm, rét hại 80% Trung bình j. Sương mù 100% Trung bình k. Khác: 0

Nguồn: Điều tra phỏng vấn

Hình 3.9. Kết quả phỏng vấn về một số hiện tƣợng thời tiết thƣờng xuyên xuất hiện trên vịnh Hạ Long

Bảng 3.6. Đánh giá của ngƣời dân về tác động của thiên tai đối với hoạt động khai thác du lịch của doanh nghiệp những năm gần đây

Tác động Hiện tƣợng Làm mất cảnh quan của các đảo đá trên vịnh Hạ Long Hủy các chuyến

Thiệt hại về cơ sở vật chất (bè mảng, tàu thuyền, cầu bến) Thiệt hại về kinh tế Bão, lũ, ngập lụt 83.3% 75% 76% 73% Mưa lớn 75% 71.6% 66,6% 71,6% Gió giật 0 96,6% 80% 93,3% Nắng nóng 20% 0% 0% 21,6% Lốc, sét, mưa đá 48,3% 81,6% 76,6% 83,3% Rét đậm, rét hại, sương mù 0% 38,3% 0% 51,6%

Nguồn: Phỏng vấn điều tra

Kêt quả phỏng vấn cho thấy, theo người dân, các hiện tượng thời tiết thường xuyên diễn ra trên vịnh Hạ Long đó là: bão, mưa lớn, gió giật, sét, giông lốc, rét đậm, rét hại, nắng nóng, mưa đá, sương mù. Trong đó, một số hiện tượng có tần suất xuất hiện cao như: bão, mưa lớn, gió giật, nắng nóng, giông lốc. Theo như kết quả điều tra, phần lớn các doanh nghiệp được hỏi cho rằng các hiện tượng thiên tai chủ yếu làm thiệt hại về cảnh quan của khu di sản, tài sản của doanh nghiệp du lịch, hủy chuyến gây thiệt hại về kinh tế. 83,3% ý kiến được hỏi cho rằng bão gây ra mưa lớn và mưa trên diện rộng làm thay đổi cảnh quan, nguy cơ sạt lở, các đảo đá, rác trôi nổi trên mặt vịnh, cây cối xơ xác làm giá trị thẩm mỹ của di sản bị giảm sút. 100% cho rằng khi gió giật đều ảnh hưởng đến việc hủy chuyến tham quan của du khách để đảm bảo an toàn, do đó hầu hết cũng đánh giá thiệt hại về kinh tế. Theo số liệu thống kê của Trung tâm phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh, đợt rét hại năm 2008 kéo dài liện tục vào mức kỷ lục (38 ngày) trong mùa đông đã gây thiệt hại đối với ngư dân nuôi thủy sản trên vịnh Hạ Long. Gần 80 % số hộ nuôi thủy sản lồng bè đã mất trắng, thiệt hại ước tính hơn 50 tỷ đồng.

3.3. Kịch bản Biến đổi khí hậu cho khu vực Quảng Ninh và vịnh Hạ Long

3.3.1. Về nhiệt độ trung bình

Theo kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam năm 2016, kịch bản BĐKH của Quảng Ninh được trình bày như sau: Theo kịch bản trung bình thấp (RCP 4.5): từ 2016-2035 nhiệt độ trung bình tăng 0,70C, dao động trong khoảng 0,4-1,1, từ 2046 - 2065: nhiệt độ tăng trung bình 1,6, từ năm 2080 - 2099 nhiệt độ tăng trung bình 2,10C. Theo kịch bản cao (RCP8.5): từ 2016-2035 nhiệt độ trung bình tăng 0,90C, dao động trong khoảng 0,4-1,1, từ 2046 - 2065: nhiệt độ tăng trung bình 2,00

C, từ năm 2080 - 2099 nhiệt độ tăng trung bình 3.60

C.

Bảng 3.7. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở

TT Tỉnh, thành phố Kịch bản RCP 4.5 Kịch bản RCP 8.5 2016 - 2035 2046 - 2065 2080-2099 2016 - 2035 2046 - 2065 2080-2099 1 Quảng Ninh 0.7 (0.4-1.1) 1.6 (1.1-2.3) 2.1 (1.5-3.0) 0.9 (0.6-1.4) 2.0 (1.5-3.0) 3.6 (2.9-4.8)

Nguồn: Kịch bản BĐKH Việt Nam 2016

3.3.2. Về tổng lượng mưa

Theo kịch bản RCP 4.5: từ 2016-2035 tổng lượng mưa tăng trung bình 4.3mm, dao động trong khoảng 16.6-25.6mm; từ năm 2046 - 2065, tổng lượng mưa tăng trung bình 5.3mm, dao động trong khoảng 10.3 - 20.2mm; từ năm 2080 - 2099 tổng lượng mưa giảm trung bình 2,3mm, dao động trong khoảng 17.5-12.4mm.

Theo kịch bản RCP8.5: từ 2016-2035 tổng lượng mưa tăng trung bình 3.2mm, dao động trong khoảng 19.6-26.5mm; từ 2046 - 2065: tổng lượng mưa giảm trung bình -0.5mm, dao động từ 14.8 - 14.4mm; từ năm 2080 - 2099 tổng lượng mưa tăng trung bình 6.3mm, dao động trong khoảng 12.6-27.2mm.

3.3.3. Về mực nước biển dâng

Theo kịch bản RCP 4.5, mực nước biển dâng ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dáu vào cuối thế kỷ 21 tăng trung bình 53cm (32cm ÷ 75cm). Theo kịch bản RCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)