Nguồn: Ban quản lý vịnh Hạ Long
Giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất - địa mạo của vịnh Hạ Long được khẳng định bởi đó là một cảnh quan karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm bị biển xâm lấn và biến cải nhiều lần và hiện vẫn đang ngập chìm một phần trong nước với hàng ngàn đảo cực kỳ đa dạng. Các đảo đá nổi lên từ đáy biển, có khi cao tới hàng trăm mét, khi thì đứng riêng lẻ, khi tập trung thành dãy, thành chùm, rải rác khắp mặt vịnh [39].
Theo đánh giá của Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về giá trị địa chất vịnh Hạ Long: “Vịnh Hạ Long là một điển hình về biển gắn liền với cảnh quan tháp Karst và là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới về karst phong
tùng, phong linh”. Đây là một trong những tài nguyên tự nhiên quan trọng và đặc
sắc đã được UNESCO công nhận là giá trị di sản thiên nhiên của thế giới vào năm 2000 [47].
Các nghiên cứu của Trần Văn Trị và nnk. (2003), Trần Đức Thạnh (1998), Lê Đức An (1996) cho thấy Vịnh Hạ Long đã trải qua 6 giai đoạn hình thành và phát triển… Khi bị biển xâm lấn, quá trình karst hóa ở Vịnh Hạ Long trở nên phức tạp
mòn hóa học bởi nước biển. Quá trình này xảy ra mạnh nhất ở những đới chịu tác động của thủy triều. Vì thế, các khối đá vôi sót tiếp tục bị gặm mòn nhanh chóng để tạo nên các ngấn biển, trông giống như những cây nấm với phần thân nhỏ trụ đỡ cho phần đỉnh rất lớn ở trên mà Hòn Gà Chọi là một thí dụ điển hình [25].
Một tác động nữa của biển là tác động xói mòn của thủy triều. Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều, chênh lệch mức triều cao và thấp tới 4m. Triều rút tạo nên các dòng chảy ngầm cắt đáy biển để tạo nên các khe rãnh dài và hẹp, thường phát triển ở đáy các thung lũng karst vốn đã tồn tại từ trước khi biển lấn vào. Một tác động nữa của biển có thể thấy được là hiện tượng bồi tụ san bằng đáy biển. Các trũng sụt, thung lũng karst trước khi biển lấn vào thường có đáy ở những độ cao khác nhau. Khi biển lấn vào, các trũng sâu bị lấp bởi các trầm tích biển và đáy biển trở nên khá bằng, với độ sâu giảm dần từ ít hơn 5m ở gần bờ đến 10-15m ở các đảo ngoài khơi. Cánh đồng karst và các khối núi đá karst bị chia cắt trong môi trường lục địa tạo nên khung nền để hình thành vịnh Hạ Long với một số bề mặt tích tụ hình thành trong các đợt biển tiến sau này (Holocene) [25].