Bản đồ ngập lụt tại Quảng Ninh ứng với mực NBD 100cm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 53 - 56)

Nguồn: Kịch bản BĐKH Việt Nam 2016

Theo kịch bản, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 17,57% diện tích Đồng bằng sông Hồng, có nguy cơ bị ngập. Các đảo ở Quảng Ninh có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn. Theo kết quả quan trắc trong vòng nửa thế kỷ tại ba trạm Hòn Dấu, Cô Tô và Hòn Ngư cho thấy: mực nước biển đã dâng lên trung bình từ 2,5 - 3 cm/thập niên. Nước biển dâng làm thay đổi địa hình và thềm biển, làm thu hẹp và thay đổi độ sâu của các bãi tắm. Nếu mực nước biển dâng 100 cm, khoảng 4,79%,diện tích của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập, chủ yếu các địa phương ven biển, đặc biệt là Thị xã Quảng Yên.

Bảng 3.8. Diện tích dự báo có nguy cơ ngập đối với tỉnh Quảng Ninh

Quận/Huyện

Diện tích (ha)

Nguy cơ ngập (% diện tích) ứng với các mực nƣớc biển dâng 50cm 60cm 70cm 80cm 90cm 100cm TX Đông Triều 39817 0,59 0,72 0,90 1,17 1,44 1,75 Đầm Hà 41060 1,50 1,57 1,64 1,66 1,76 1,86 Ba Chẽ 60483 0,31 0,32 0,33 0,33 0,34 0,37 Cô Tô 77133 1,09 1,13 1,18 1,18 1,26 1,38 Hải Hà 78436 0,65 0,69 0,77 0,80 0,87 0,94 Hoành Bồ 84925 0,78 0,81 0,84 0,87 0,91 0,97 Tiên Yên 66673 1,41 1,51 1,60 1,68 1,79 1,96 Vân Đồn 133137 4,83 5,13 5,23 5,26 5,41 5,92 TX.Quảng Yên 39082 25,1 27,8 30,4 33,0 35,6 37,7 TP. Hạ Long 750667 9,76 10,0 10,3 10,3 10,8 11,6 TP. Uông Bí 19767 0,16 0,17 0,18 0,19 0,2 0,23 TP. Cẩm Phả 49501 2,41 2,49 2,56 2,56 2,67 2,90 TP.Móng Cái 155818 2,92 3,34 3,72 4,06 4,47 5,03 Tỉnh 967655 3,33 3,62 3,88 4,10 4,40 4,79

Nguồn: Kịch bản BĐKH Việt Nam 2016

Như vậy, luận văn đã chỉ ra những biểu hiện khác thường của một số yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, bão) tại khu vực vịnh Hạ Long nói riêng. Đồng thời, phân tích xu hướng diễn biến của các yếu tố khí hậu trong thời gian vửa qua trên địa bàn vịnh Hạ Long, chỉ ra những nội dung dự báo của kịch bản BĐKH Việt Nam 2016. Đây là những cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH đến phát triển du lịch và đưa ra giải pháp thích ứng phù hợp tại di sản thiên nhiên thế

3.4. Ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên du lịch tự nhiên tại vịnh Hạ Long

Tài nguyên tự nhiên là nền tảng cơ bản để thu hút khách du lịch và phát triển hoạt động du lịch. Tại vịnh Hạ Long, tài nguyên du lịch tự nhiên là hệ thống đảo đá hang động, các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các bãi tắm. Theo Báo cáo kết quả điều tra du khách của Cục thống kê Quảng Ninh năm 2017, kết quả phỏng vấn về những ấn tượng tốt nhất về địa điểm tham quan, du lịch của du khách tại Quảng Ninh, có 691 người/800 người khách quốc tế được hỏi lựa chọn vịnh Hạ Long, chiếm 86.4% khách, có 777 người/1700 người khách Việt Nam được hỏi lựa chọn vịnh Hạ Long, chiếm 45.7% tổng số khách [10]. Như vậy, với giá trị tài nguyên tự nhiên tạo nên giá trị thẩm mỹ mang tầm quốc tế, vịnh Hạ Long vẫn là một trong những điểm đến trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gây ấn tượng tốt nhất đối với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

Chính vẻ đẹp của các hang động, đảo đá, sự phong phú của các loài động thực vật trên các đảo đá vôi và các bãi cát trắng mịn ven chân các đảo đá trong không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành đã tạo nên giá trị thẩm mỹ nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất (vào năm 1994). Đây là nét đặc trưng tiêu biểu thu hút du khách trong và ngoài nước đến với vịnh Hạ Long.

3.4.1. Hệ thống đảo đá, hang động

Vịnh Hạ Long có tổng số 1.969 đảo đá, được chia làm 2 dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch, trong đó, nhiều đảo có độ cao khoảng 200m [25]. Đây là kết quả của quá trình vận động kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước. Sau nhiều lần nâng lên rồi hạ xuống, từ lục địa thành trũng biển kết hợp với quá trình karst hóa (bào mòn, phong hóa). Các hang động phát triển trên các đá carbonat (chủ yếu trên các đá vôi có tuổi C1- P), các hang này có độ cao khác nhau được chia ra làm 3 nhóm, các hang nhóm 1 cách 3-4m so với mực biển hiện tại, nhóm 2 cao từ 5-15m, nhóm 3 cao từ 20-25m so với mực biển hiện tại, trong các hang động phát triển các nhũ đá, các nền karst với diện tích tương đối rộng. Hoạt động của biển qua các thời kỳ được ghi lại qua các ngấn biển trên các đá carbonat.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)