Bãi tắm Titop lúc thủy triều lên làm ngập toàn bộ bãi tắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 74)

Nguồn: Google earth

Như vậy, qua phân tích BĐKH và NBD đối với tài nguyên tự nhiên phục vụ cho du lịch của vịnh Hạ Long, có thể thấy rằng, các giá trị đặc trưng của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có liên quan mật thiết với điều kiện tự nhiên, môi trường, đặc biệt là giá trị địa chất – địa mạo và giá trị đa dạng sinh học rất nhạy cảm với các điều kiện tự nhiên liên quan tới BĐKH như: Nhiệt độ môi trường, nước biển dâng, nhiệt độ nước biển, cường độ và tần suất của bão, lượng mưa, dòng chảy từ đất liền, các dòng chảy trên biển và độ a-xit của nước biển. Khi xuất hiện các hiện tượng thời tiết như: mưa bão, bão lũ sẽ làm cho các tài nguyên tự nhiên bị ảnh hưởng, mưa bão làm cho nền hang động ẩm ướt, ngập nước làm hư hỏng nền hang hoặc thay đổi cấu trúc măng nhũ đá, thậm chí không thể đón khách, một số đảo đá bị sạt lở do mưa lớn làm cho bề mặt các đảo đã bị biến dạng, bào mòn, thảm thực vật bị phá hủy làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và tính hấp dẫn đối với du khách của các đảo đá trên vịnh Hạ Long. Qua nghiên cứu, phân tích các biểu hiện của BĐKH tại khu vực vịnh Hạ Long, xu hướng nhiệt độ tăng lên, các hiện

tượng thời tiết cực đoan với cường độ cũng như quy mô ở tần suất cao xuất hiện sẽ làm cho tài nguyên du lịch bị suy giảm thậm chí mất đi, làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch. BĐKH ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch được thể hiện trên hình 3.28.

Hình 3.28. Ảnh hƣởng của BĐKH đến tài nguyên du lịch tự nhiên 3.5. Ảnh hƣởng của BĐKH đến hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long

3.5.1. Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, vật chất và kỹ thuật phục vụ du lịch

Vịnh Hạ Long thuộc địa bàn quản lý của thành phố Hạ Long, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và là một trong 4 trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh (Hạ Long; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên; Vân Đồn - Cô Tô; Móng Cái - Trà Cổ).

- Hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

+ Quốc lộ 18 là trục giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh, liên kết thành phố Hạ Long với Thị xã Uông Bí, thị xã Cẩm Phả và thành phố Móng Cái và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố hạ Long nói riêng. Quốc lộ 10: Nằm phía Tây của thành phố Hạ Long, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, kết nối với quốc lộ 18A tại ngã 3 Bí Chợ thị xã Uông Bí.

+ Đường thủy: Đối với hệ thống đường thuỷ nội địa, vịnh Hạ Long có cảng nước sâu Cái Lân đi qua (là 1 trong 9 cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). Hàng năm có khoảng 100 chuyến tàu biển cập bến cảng đưa khách du lịch thăm vịnh Hạ Long. Các tuyến giao thông thủy đến thành phố Hạ Long gồm có: Cát Bà - Hạ Long (45 km): Đi bằng phà và tàu cao tốc từ đảo bến Gia Luận (Cát Bà) đi qua Vịnh Hạ Long, đến Tuần Châu, thời gian đi: 90 phút; Móng Cái - Hạ Long (135 km): Đi bằng tầu cao tốc mỗi ngày có 02 chuyến vào lúc 8h00 và 13h00 xuất phát từ Bến tầu Dân Tiến, Mũi Ngọc (Móng Cái) về bến tầu Hòn Gai. Thời gian đi: 2 giờ, đi bằng tầu thuỷ mỗi ngày 01 chuyến vào lúc 18 giờ từ Bến tầu Dân Tiến về bến tầu Hòn Gai thời gian đi 5 giờ.

+ Đường sắt: có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Hà Nội - Kép – Hạ Long và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.

+ Đường hàng không: Hiện nay, cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đã đi vào hoạt động đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và tham quan du lịch cho người dân và khách du lịch. Ngoài ra, để đến được vịnh Hạ Long còn có dịch vụ thuỷ phi cơ từ Hà Nội đến Hạ Long cho mục đích vừa di chuyển và ngắm cảnh.

- Hệ thống các công trình vui chơi giải trí đa dạng, phong phú như: Công viên Đại Dương Hạ Long, Khu nghỉ dưỡng biển cao cấp 5 sao Vinpearl Hạ Long, Khu hỗn hợp chung cư cao tầng, phố thương mại mua sắm cao cấp Times Garden, dự án khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí FLC trong đó có sân golf 18 lỗ, Khu đô thị Hòn Cặp Bè - Monbay, Khu đô thị biển Vinhomes Hạ Long, nhà thi đấu đa năng … Đây là những dự án động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng của địa phương.

- Có trên 500 cơ sở lưu trú du lịch với trên 10 nghìn phòng, trong đó có 122 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao và gần 400 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, điển hình có các khách sạn lớn trên địa bàn (Hoàng Gia, Mường Thanh Quảng Ninh, Wyndham, Lotus Hạ Long, Sài Gòn - Hạ Long, Novotel, Hạ Long Dream, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vinpearl Hạ Long...), hệ thống nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và trên 200 tàu nghỉ đêm trên vịnh phục vụ nhu cầu lưu trú khách du lịch.

- Hệ thống ngân hàng, chợ và các điểm mua sắm đa dạng, phong phú, tập trung tại các khu vực đông dân cư. Hiện nay, thành phố Hạ Long có khoảng 20 chợ, trong đó có 4 chợ loại 1 (Hạ Long 1, Hạ Long 2, Hạ Long 3, Vườn Đào, Hồng Hà), còn lại là các chợ loại 2, loại 3. Bên cạnh đó là các điểm mua sản phẩm lưu niệm, tập trung chủ yếu tại chợ Hạ Long 1 và khu vực Bãi Cháy.

- Hệ thống cung cấp nước. Tại các điểm ngủ đêm Ti Tốp , Ba Hang và Hang

Trống đã có tàu cung cấp nước sạch trọng tải 70 tấn. Ngoài nhiệm vụ cấp nước phục vụ cho các tàu du lịch ngủ đêm trên vịnh Hạ Long , còn trang bị hệ thống bơm cứu đắm với công suất 100 m3/h; 02 hệ thống bơm áp lực phun nước cứu hỏa chữa cháy để hỗ trợ khách hàng khi có sự cố bất ngờ xảy ra tại các điểm neo đậu ngủ đêm Hang Luồn, Ti Tốp và cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy.

- Hệ thống cung cấp điện: Tỉnh Quảng Ninh lắp đặt hệ thống pin thu năng lượng mặt trời tại Làng chài Vông Viêng trên Vịnh Hạ Long. Hệ thống trên bao gồm 10 tấm pin năng lượng loại nhỏ, 2 tấm loại lớn thu năng lượng mặt trời tích điện vào hệ thống ắc quy cung cấp điện ổn định cho các thiết bị điện dạng tĩnh có công suất thấp như: máy tính, bóng điện, đài, tivi… Hệ thống pin năng lượng mặt trời này có thể hoạt động tốt trong điều kiện ánh nắng mặt trời kém.

- Hiện trạng cơ sở lưu trú tại Thành phố Hạ Long: Khu vực thành phố Hạ Long có tổng số 687 cơ sở lưu trú ( khách sạn, nhà nghỉ, tàu lưu trú), trong đó có 35 khách sạn 3-5 sao, 38 khách sạn 2 sao, 64 cơ sở 1 sao, 380 cơ sở lưu trú, homestay, 170 tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh. Số lượng phòng nghỉ lên đến 11.883 phỏng nghỉ).

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đầu tư, tôn tạo hàng năm đảm bảo điều kiện đón khách được thuận lợi và an toàn.

Cơ sở hạ tầng của hệ thống giao thông rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch không chỉ ở vịnh Hạ Long mà còn ở bất kỳ một điểm du lịch nào khác. Đây là cơ sở kết nối và vận chuyển khách du lịch từ những nơi khác nhau đến địa điểm du lịch. Du khách sử dụng tất cả các phương tiện giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không ) để đi du lịch. Do đó, bất kỳ sự tổn thương nào của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng làm cho hoạt động phát triển du lịch bị ảnh hưởng. Sự tổn thương hệ thống giao thông sẽ làm cho hoạt động vận chuyển du lịch bị ngừng trệ, gián đoạn, thậm chí không thực hiện được, điều này tạo tâm lý không an toàn cho du khách khi tham gia chuyến đi. Trong khi đó, sự tổn thương của hệ thống sơ sở kỹ thuật (điện, nước, dịch vụ…) làm cho chất lượng phục vụ du lịch không tốt. Chính những tổn thương do hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bị tổn thương, hư hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch, tâm lý du khách và uy tín của nhà cung cấp dịch vụ. Qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến doanh thu từ các hoạt động phát triển du lịch của khu du lịch và các công ty lữ hành.

Trên vịnh Hạ Long, việc di chuyển đến các điểm tham quan của khách du lịch chủ yếu thực hiện bằng tàu. Theo thống kê của Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh, trong những năm gần đây, hầu như năm nào cũng có xảy ra thiên tai trên vịnh Hạ Long:

- Năm 1999, lốc xoáy xảy ra lúc 22h ngày 06/6 làm một tàu du lịch, 5 tàu đánh cá, 1 thuyền chài bị đắm; 8 người chết.

- Năm 2004, lốc ở khu vực bắc Cửa Lục vào lúc 17h50 ngày 26/8 làm lật thuyền, 16 người dân thiệt mạng.

- Năm 2006, trên vịnh Hạ Long bất ngờ hứng chịu một cơn mưa đá lớn, kèm theo là giông sét với cường độ mạnh đã gây thiệt hại đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác thủy sản, gãy 2 cần cẩu cảng Cái Lân (ngày 21/11/2006). Ông Chu Văn Ninh, trực ban Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh, cho

lớn và thời gian kéo dài tới 20 phút như sáng nay. Những viên đá to bằng ngón chân cái liên tiếp dội xuống mặt đất, phá hủy nhiều công trình dân sinh và cơ sở hạ tầng tại khu vực. Đặc biệt nguy hiểm, trận lốc còn làm đắm tàu Hải Long, số hiệu QN 1250 tại Cảng khách du lịch Bãi Cháy khiến 1 thuyền viên bị mất tích. Tại cảng khách của Công ty vận tải khách thủy Quảng Ninh, tàu QN 1456 do Nguyễn Văn Được (sinh 1961) trú tại thành phố Hạ Long điều khiển chở 20 khách đang chuẩn bị rời bến cũng bị lốc làm đắm khiến 4 người mất tích. Mưa giông cũng làm tầu du lịch Biển Ngọc đang chở khách nghỉ đêm tại khu vực đảo Ti Tốp đã bị chìm, rất may toàn bộ số hành khách trên tầu đã được chuyển sang tầu khác để vào bờ an toàn. Ước tính thiệt hại ban đầu do cơn lốc kèm mưa đá lên đến hàng trăm tỷ đồng. - Năm 2009, vào 19h ngày 24/9, lốc xoáy bất ngờ làm đắm tàu du lịch mang biển số QN – 5298 tại hòn Hoa Cương, trên tàu có 32 người, đã cứu được 28 người, 5 người chết trong đó có 03 người nước ngoài.

- Năm 2010, cơn bão số 01 (bão Conson) đã gây tốc mái và nhiều nhà bè phải di chuyển đến nơi an toàn. Thiệt hại do bão Conson gây ra không nhỏ cho làng chài Cửa Vạn làm 27 tầu thuyền bị đắm, 20 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị phá hủy hoàn toàn; ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

- Năm 2011, cơn bão số 5 đổ bộ vào vịnh Hạ Long làm hư hại 93 nhà bè nuôi trồng thủy sản, trên 5 triệu con giống tu hài cấp hai, 750 bè nuôi hàu thương phẩm, 250 bè hàu giống, 2.000 lồng tu hài thương phẩm, 10 tấn cá song, 1 tấn cá Hồng Mỹ, 3 tấn cá Chim vây vàng, 1 tấn ghẹ.

- Ngày 29/10/2012, cơn bão số 8 (Sơn Tinh) với diễn biến rất bất thường đã đổ bộ vào Quảng Ninh cũng làm 1 tàu du lịch chìm, 7 người trên tàu đã lên bờ an toàn.

- Năm 2014, ngày 28/8 tàu du lịch Tùng Trang số hiệu QN2477 đã bị một cơn gió lốc bất ngờ nhấn chìm lúc 14h45 ngay tại khu vực Ba Hang và Hòn Gà Chọi. Khi tàu bị nạn, trên tàu có 20 hành khách, gồm 12 khách nước ngoài, 1 hướng dẫn viên du lịch, 7 thuyền viên. 20h30 tối cùng ngày, tàu du lịch nghỉ đêm Bình Minh QN 2287 đang neo đậu tại bến cảng tàu du lịch Bãi Cháy bị sóng lớn đánh chìm. Cùng thời điểm trên có 3 tàu du lịch QN 7777, QN 3266, QN 8118 chở 78 khách di chuyển vào bờ nhưng bị sóng lớn cản không vào được. Chỉ trong hơn 10 tiếng đồng

hồ (từ 14h30 ngày 28 đến khoảng 1 giờ sáng 29.8), trên vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh liên tiếp xảy ra 4 vụ chìm tàu, trong đó có 3 tàu du lịch nghỉ đêm. Ước tính thiệt hại của chủ tàu Tùng Trang thì tàu chìm dẫn đến việc phải hủy tour, thuê khách sạn nghỉ ngơi sinh hoạt cho 12 du khách và thuê thợ lặn đồ, trục tàu lên đến vài trăm triệu đồng. Một chuyên gia trong ngành giao thông vận tải thủy tại Hạ Long chia sẻ: Điều nguy hiểm trên vịnh Hạ Long là cơn dông đằng Tây thường xuất hiện ngay từ đầu mùa hè, mỗi khi con nước kém nhiệt độ khô hanh, thời tiết oi bức, cơn dông kéo tích tụ thường tập trung vào chiều tối hoặc giữa đêm và gần sáng, gió rất mạnh gây nguy hiểm cho tàu thuyền ra khơi.

- Vào hồi 10h30 ngày 15/9/2017, do ảnh hưởng bởi cơn bão số 10, tàu QN 3016 di chuyển từ Tuần Châu về khu vực Nhà máy Đóng tàu Hạ Long để tránh trú bão theo lệnh của chủ tàu, trên đường đi bất ngờ bị đắm.

- Trong đợt mưa lũ lịch sử vào năm 2015 tại Quảng Ninh, rất nhiều khách sạn trên địa bàn tỉnh bị ngập nước trong đợt mưa lũ gây thiệt hại nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nặng nề nhất là các khách sạn ở khu vực Bãi Cháy; tại đây một số khách sạn lớn đã bị mưa lũ phá hỏng đê kè, tường rào, nhà xưởng v.v.. Bà Trần Thị Hồng Liễu, phó Giám đốc điều hành khách sạn và khu biệt thự Hoàng Gia (Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia) cho biết, trận mưa lớn đã phá vỡ bức tường chắn phía sau khách sạn Royal Hạ Long, toàn bộ tầng hầm, tầng 1 và khu tiền sảnh khách sạn bị ngập nước khiến nhiều thiết bị điện tử khu vực Casino, cầu thang máy... bị hư hỏng, tổng thiệt hại của Công ty Du lịch Hoàng Gia lên đến hơn 10 tỷ đồng... Trong đợt mưa lụt năm 2015, theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, con số thiệt hại của ngành Du lịch ước tính khoảng 20 tỷ đồng.

Qua những sự kiện tổng hợp từ năm 1999- 2017 về các thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ du lịch trên vịnh Hạ Long, có thể thấy rắng, càng ngày thiên tai diễn ra càng bất thường và khó lường hơn. Các thiệt hại về người và của chủ yếu do các cơn giông lốc bất thường hoặc các cơn bão. Các hiện tượng này làm gián đoạn các tour du lịch, gây hoang mang và sợ hãi cho du khách. Sự mất an toàn sẽ làm giảm uy tín và sức hấp dẫn của các địa điểm du lịch.

Bảng 3.9. Tổng hợp thiệt hại về ngƣời và phƣơng tiện trên vịnh Hạ Long do thiên tai gây ra từ 1999 - 2017

Năm Hiện tƣợng thiên tai Ngƣời chết Tàu bị đắm, lật 1999 Lốc xoáy 8 1 2004 Lốc xoáy 16 1 2006 Giông sét 5 2 2009 Lốc xoáy 5 1 2010 Bão số 1 (Conso) 27

2012 Bão số 8 (Sơn Tinh) 1

2014 Gió lốc bất ngờ 4

2017 Bão số 10 1

Nguồn: Ban phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ninh

Bên cạnh đó, đối với hoạt động phát triển du lịch, hầu hết các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đều nằm ngoài trời. Do đó, các hệ thống cơ sở hạ tầng phục du lịch sẽ chịu tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)