Theo kịch bản BĐKH và NBD tại Việt Nam về những thông tin về đánh giá những biểu hiện, xu thế biến đổi trong quá khứ,kịch bản BĐKH và NBD trong thế kỷ
Kịch bản về nhiệt độ:
Theo kịch bản RCP4.5 (kịch bản phát thải thấp) đầu thế kỷ nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,6-0,80C, đến giữa thế kỷ mức tăng từ 1,3-1,70C, khu vực bắc trung bộ bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc bộ có mức tăng từ 1,6-1,70C, khu vực Bắc Trung bộ từ 1,5-1,60C, khu vực phía nam bao gồm Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 1,3-1,40C. Đến cuối thế kỷ ở phía Bắc nhiệt độ tăng chủ yếu từ 1,9-2,40C, ở phía Nam tăng từ 1,7-1,90C.
Theo kịch bản RCP8.5 (kịch bản phát thải cao) vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc có mức tăng phổ biến từ 0,8-1,10C, giữa thế kỷ nhiệt độ tăng từ 1,8-2,30C. Theo kết quả này thì ở phí Bắc tăng từ 2-2,30C, ở phía Nam tăng từ 1,8- 1,90C, cuối thế kỷ nhiệt độ phía Bắc tăng từ 3,3-40C, ở phía Nam tăng từ 3-3,50
C [6].
Kịch bản Biến đổi khí hậu về lượng mưa:
Theo kịch bản RCP4.5 (kịch bản phát thải thấp) đầu thế kỷ lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc tăng phổ biến từ 5-10%, vào giữa thế kỷ mức phổ biến từ 5- 15% trong đó một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ mức biến đổi lƣợng mƣa năm có phân bố tƣơng tự giữa thế kỷ tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% mở rộng hơn.
Theo kịch bản RCP8.5 (kịch bản phát thải cao) vào đầu thế kỷ lƣợng mƣa năm có xu thế tăng ở hầu hết cả nƣớc tăng từ 3-10%. Vào giữa thế kỷ mức tăng tƣơng đƣơng nhƣ kịch bản phát thải thấp, ở kịch bản này có một điều đáng lƣu ý là ở cuối thế kỷ mức tăng lƣợng mƣa có thể trên 20 % ở diện tích cả nƣớc [6].
Kịch bản Biến đổi khí hậu về các hiện tượng cực đoan: Bão:
Theo kịch bản phát thải thấp và phát thải cao thì số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông có xu thế giảm trong các tháng đầu mùa 6,7,8 nhƣng lại có xu thế tăng ở cuối mùa bão.
Rét đậm rét hại, nắng nóng, hạn hán:
Theo kịch bản phát thải RCP4.5 (kịch bản B1-phát thải thấp): vào giữa thế kỷ số ngày rét đậm rét hại dƣới 150C có xu hƣớng giảm ở các tỉnh phía Bắc từ 5-10%, đến cuối thế kỷ số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm mạnh phổ biến từ 10-20 ngày. Số ngày nắng nóng nhiệt độ trên 350C có xu hƣớng tăng toàn cả nƣớc, tăng từ 25-35% so với thời kỳ cơ sở, đến cuối thế kỷ số ngày nắng nóng tăng nhiều nhất lên đến 50 ngày ở cả nƣớc. Xu thế hạn hán có xu hƣớng tăng trên phạm vi cả nƣớc [6].
Kịch bản NBD:
Theo kịch bản phát thải RCP2.6 (kịch bản B1-phát thải thấp): Đến năm 2050 mực NBD cho toàn dải ven biển Việt Nam là 21 cm từ 13cm-32cm. Theo kịch bản RCP4.5 NBD là 22cm, theo kịch bản RCP6.0 nƣớc biển tăng là 22cm, theo kịch bản RCP8.5 nƣớc biển tăng là 25 cm. Cũng theo kịch bản này đến năm 2100 mực NBDtrung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam là 44cm, theo kịch bản RCP4.5 là 53 cm. Kịch bản mực NBD trung bình ven biển Việt Nam cao hơn mực nƣớc biển trung bình toàn cầu, mực NBD khu vực ven biển miền Nam cao hơn so với miền Bắc. Theo kịch bản RCP8.5 đến cuối thế kỷ XXI khu vực ven biển từ Móng Cái- Hòn Dáu, Hòn Dáu-Đèo Ngang có mức NBD thấp nhất là 55cm, khu vực ven biển Mũi Cà Mau- Kiên Giang có mực NBD cao nhất là 75 cm [6].