CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mối tƣơng quan giữa diễn biến các yếu tố khí hậu và hoạt động nuôi ngao
3.1.2. Biểu hiện củaBĐKH tại xã GiaoAn tác động đếnhoạt động nuôi ngao
Khí hậu xã Giao An có chung những đặc điểm khí hậu của tỉnh Nam Định. Giai đoạn từ những năm 1960- 2017 nhiệt độ trung bình năm ở Nam Định đã tăng khoảng 0.10C qua mỗi thập kỷ. Nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1 – 0,3 0C/ thập kỷ [7].
Những biểu hiện của Biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động nuôi ngao tại bãi bồi xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bao gồm:
3.1.2.1. Biến đổi về Nhiệt độ:
Luận văn đã thu thập tài liệu khí tƣợng về nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình cao nhất năm giai đoạn từ 1960-2017 và có đồ thị nhƣ hình 3.1 và 3.2. Nhiệt độ trung bình giai đoạn 1960 – 2000 khoảng 23.40C và giai đoạn từ 2000-2017 khoảng trên 240C, xu thế trung bình hơn 50 năm qua thì trong một thập kỷ tăng khoảng 0.160C. Theo số liệu nhiệt độ cao nhất quan trắc đƣợc năm từ 1980-2017 có những năm nhiệt độ cao nhất đo đƣợc trung bình các tháng 5, 6,7 mùa hè đạt đến hơn 430C đó là những năm 2003, 2009, 2012, 2013, 2015.
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017, sản lƣợng ngao thu hoạch giao động bất thƣờng, thời gian nuôi có những năm cũng bị kéo dài ra, điển hình nhƣ năm 2009,
kỷ lục đo đƣợc tại trạm quan trắc Văn Lý cao nhất đạt 430C (tháng 6/2009, tháng 7/2009, tháng 6/2012, tháng 5,6,7/2015).
Hình 3.3. Nhiệt độ trung bình năm trạm Văn Lý tỉnh Nam Định giai đoạn1960 – 2018
Hình 3.4. Nhiệt độ tối cao các tháng trạm Văn Lý tỉnh Nam Định giai đoạn 1960-2017 giai đoạn 1960-2017
Nhìn vào hình 3.2 và 3.3 cho thấy nhiệt độ trung bình cao nhất giai đoạn 1960 – 2017có xu thế tăng.
Bảng 3.1. Tƣơng quan giữa diện tích, nhiệt độ cao nhất năm, sản lƣợng giai đoạn 2005-2017 Năm Diện tích (ha) Nhiệt độ (0C) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (Tấn/ha) 2005 97 30.5 1455 15 2006 106 30.2 2120 20 2007 116 29.9 2262 19,5 2008 128 29.5 2560 20 2009 135 30.7 2160 16 2010 143 30.3 1430 10 2011 158 29.4 2844 18 2012 169 30.3 1554,8 9,2 2013 188 30.9 2444 13 2014 235 30.2 4230 18 2015 256 31.8 2304 9 2016 268 30.8 2385 8,9 2017 290 29.5 4640 16
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ tăng cao sản lƣợng ngao giảm, năm 2009, tháng 6,7 nhiệt độ có những ngày nắng lên đến trên 420C làm ngao nuôi chết, sản lƣợng giảm, tƣơng tự đến năm 2012, 2013, 2015 cũng có diễn biến ngao chết, sản lƣợng giảm. Sản lƣợng năm 2005 đạt 13.000 tấn, năm 2011 đạt 20.000 tấn (tăng 1,5 lần so với năm 2005). Sản lƣợng ngao nuôi tăng chậm trong khi diện tích nuôi ngao tăng nhanh (diện tích tăng 2,4 lần) vì thế năng suất nuôi ngao có xu hƣớng giảm, từ năm 2012-2017 sản lƣợng ngao giữ ổn định từ 10.000 – 11.000 tấn, riêng năm 2013, 2015,2016 sản lƣợng chỉ đạt từ 9000 -10.000 tấn/ 1 ha.
3.1.2.2. Biến đổi lượng mưa
Biến đổi về lƣợng mƣa cũng là một đại lƣợng để chứng minh sự thay đổi của khí hậu, theo số liệu thu thập, tổng lƣợng mƣa có xu hƣớng giảm dần từ năm 2000 trở lại đây. Lƣợng mƣa năm bình quân đạt khoảng 1650-1700 mm, mỗi năm trung bình có khoảng hơn 152 ngày có mƣa.
Hình 3.5. Lƣợng mƣa trung bình năm tại trạm Văn Lý Nam Định giai đoạn 1960-2018 giai đoạn 1960-2018
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định)
Luận văn thu thập số liệu đo lƣợng mƣa trung bình tại trạm quan trắc Văn Lý, tỉnh Nam Định giai đoạn 1960 -2017 và có đồ thị nhƣ hình 3.3. Lƣợng mƣa phân phối không đồng đều theo thời gian trong năm. Số liệu quan trắc cho thấy trong vòng 60 năm qua lƣợng mƣa giảm tổng 3,2 mm/năm, tƣơng ứng với mùa mƣa giảm 1,5mm và mùa khô giảm 1,7 mm [6]. Một điều đáng lƣu ý từ năm 1995 đến nay lƣợng mƣa hàng năm chỉ đạt 1500 mm lớn nhất đạt 2000 mm, trƣớc năm 1995 lƣợng mƣa luôn đạt trên 2000mm. Lƣợng mƣa tại Nam Định phân bố không đồng đều theo thời gian trong năm, từ năm 2000 trở lại đây luôn biến động bất thƣờng.
Lƣợng mƣa tác động đến hoạt động nuôi ngao làm thay đổi hàm lƣợng môi trƣờng hệ sinh thái nuôi: thay đổi độ mặn, độ pH, DO trong môi trƣờng nƣớc sẽ tác động đến khả năng sinh trƣởng phát triển của ngao, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngao nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Ánh và Ngô Trọng Lƣ thì giá trị pH dao động trong khoảng từ 8,31 – 8,45, độ mặn nằm trong khoảng 20- 30 0/00. Với độ mặn lớn hơn 40 ‰ ngao sẽ bị chết.
Nhìn vào hình 3.4 cho thấy lƣợng mƣa có xu thế giảm, nhƣng lƣợng mƣa tăng giảm không theo quy luật, vào mùa mƣa thì mƣa ít còn vào mùa hạn thì mƣa nhiều.
Tác động của biến đổi về lƣợng mƣa làm giảm về số lƣợng và chất lƣợng ngao, làm giảm khả tăng trƣởng phát triển và sức đề kháng của ngao, làm tăng nguy cơ dịch
bệnh. Đặc biệt lƣợng mƣa lớn gây lũ lụt phá hủy bãi nuôi, thất thoát sản lƣợng. Làm thay đổi nồng độ môi trƣờng nuôi nhƣ pH, độ mặn và DO.
3.2.1.3. NBD
Báo cáo của Viện địa chất và địa chất vật lý biển Việt Nam cho thấy mỗi năm mực nƣớc biển tại khu vực Nam Định tăng lên 2,15mm và đƣờng bờ biển bị lấn vào trung bình 10m [35]. Theo số liệu tại địa phƣơng NBD đã làm mất đất canh tác của xã Giao An gần 100 hecta đất
Nguyên nhân chính khiến bờ biển xã Giao An bị xâm nhập mặn và lấn bờ đƣợc xác định là do nƣớc biển dâng và năng lƣợng sóng tăng cao tác động lên bờ, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến sự gia tăng của năng lƣợng sóng trong đó có sự tác động của con ngƣời đang tàn phá RNM để làm đầm ngao và NTTS. Do diện tích của RNM giảm làm đê biển phải chịu tác động trực tiếp của sóng bên cạnh đó có một yếu tố quan trọng nữa là nƣớc biển đang dâng [5].
Cộng đồng cƣ dân xã Giao An nuôi ngao chủ yếu ở bãi bồi ven biển, vì vậy NBD là biểu hiện tác động lớn nhất đến hoạt động nuôi ngao ở đây. NBD gây xâm nhập mặn, làm thay đổi bãi nuôi, gây thất thoát ngao nuôi nếu NBD kết hợp triều cƣờng có thể xóa sạch bãi nuôi gây tổn thất nghiêm trọng.
3.2.1.4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Hiện tƣợng thời tiết cực đoan tác động đến hoạt động nuôi ngao ở Giao An gồm: Bão, lũ lụt và hạn hán. Các hiện tƣợng cực đoan xảy ra chủ yếu trong thời gian ƣơm ngao (từ tháng 5 – tháng 7), đây là khoảng thời gian phải bảo vệ và chăm sóc nhất đối với hoạt động nuôi ngao.BĐKH sẽ làm tăng tần suất, cƣờng độ các tác động tiêu cực của các hiện tƣợng kể trên và ảnh hƣởng đến con giống và năng suất.
Bão:
Theo báo cáo quan trắc của trạm Văn Lý ở Nam Định thì hầu hết các cơn bão đều có cƣờng độ gió mạnh, di chuyển nhanh. Trong bão thƣờng có kèm mƣa to, diễn biến của bão ngày càng phức tạp khó dự báo và không theo quy luật. Số lƣợng cơn bão hàng năm diễn biến khác nhau. Năm 2009 có 7 cơn bão, năm 2013 có 9 cơn bão và đặc biệt năm 2017 có đến 17 cơn bão ảnh hƣởng đến xã Giao An. Cƣờng độ gió giật cấp từ 7-11.
Bão xảy ra làm suy thoái bãi nuôi, làm ngao nuôi bị cuốn ra biển, gây thiệt hại lớn về sản lƣợng thu hoạch.
Qua kết quả diễn biến về diện tích, sản lƣợng ngao nuôi và diễn biễn về tình hình BĐKH tại địa bàn xã Giao An cho thấy sản lƣợng nuôi ngao có xu thế tăng chậm, hoặc giảm, trong khi diện tích nuôi ngao tăng có thể kết luận rằng năng suất nuôi ngao có xu hƣớng giảm, sản lƣợng ngao có mối tƣơng quan mật thiết với diễn biến khí hậu qua từng năm.
Từ kết quả mối tƣơng quan giữa khí hậu và diện tích, sản lƣợng ngao nuôi tại xã Giao An kết hợp với kết quả điều tra nông thôn nhanh của cộng đồng cƣ dân xã có bảng tổng hợp tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi ngao nhƣ sau:
Bảng 3.2. Tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi ngao
Thiên tai Tác động Tốc độ diễn ra Tần suất Thời gian
Nhiệt độ cao
Ngao tăng trƣởng, phát
triển chậm và có thể chết. Chậm 2-3 lần/ năm Mùa hè
Lũ lụt Phá hủy bãi nuôi, ngao tăng trƣởng phát triển chậm Nhanh Thất thƣờng 3- 5 ngày/1 đợt
Hạn hán kéo dài
Làm tăng độ mặn của nƣớc biển, khiến ngao chết
hàng loạt Chậm
2-3 lần/ năm 30-45 ngày/lần
Bão
Phá hủy bãi nuôi, thất thoát ngao nuôi ở bãi bồi, phá hủy cơ sở hạ tầng.
Nhanh Trung bình 6-7
cơn bão/1 năm 2 ngày
Nghề nuôi ngao ở xã Giao An từ năm 2012-2017 gặp nhiều khó khăn do hiện tƣợng ngao chết thƣờng xuyên. Kết quả phỏng vấn cho thấy hơn 84 % số hộ đƣợc điều tra (trên tổng 425 hộ) có ít nhất một lần ngao bị chết hàng loạt (tỷ lên ngao chết >30%) trong những năm vừa qua, chỉ có 15,9 % số hộ nuôi ngao chƣa gặp phải hiện tƣợng ngao nuôi chết hàng loạt trong quá trình nuôi. Số lần ngao nuôi bị chết hang loạt ở các hộ thƣờng là 1 -2 lần. Các hộ gặp phải hiện tƣợng ngao chết hàng loạt 4-5 lần là rất ít (0,5-2,2%) (Bảng 3.2). Khi xảy ra hiện tƣợng ngao chết, hầu hết các kích cỡ từ dạng ngao giống vừa thả cho đến kích cỡ lớn sắp thu hoạch đều chị chết. Tỷ lệ ngao nuôi chết ở các hộ gia đình thƣờng từ 60 -80%, thậm chí có nhiều hộ ngao nuôi chết lên tới 100 %. Hiện tƣợng ngao chết hàng loạt thƣờng xảy ra trên diện rộng (cho cả bãi bồi nuôi ngao), nghĩa là có nhiều hộ trong cùng một khu vực xảy ra hiện tƣợng ngao chết cùng một lúc. Hiện tƣợng ngao chết hàng loạt ở các bãi nuôi thƣờng xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, tuy nhiên vào tháng 2 đến tháng 8 hàng năm mật độ xảy ra hiện
tƣợng ngao chết cao hơn. Qua điều tra cho thấy, thời gian ngao chết kéo dài của mỗi đợt khoảng 20 -30 ngày. Tuy nhiên, có những hộ đƣợc phỏng vấn cho biết có những vây ngao nuôi chết với số lƣợng lớn xảy ra khá nhanh, trong vòng 3 -7 ngày, sau đó tiếp tục chết rải rác kéo dài tới 1-2 tháng (đối với những vây nằm ngoài bờ biển hơn). Theo đánh giá của các hộ gia đình của cộng đồng cƣ dân xã Giao An, nguyên nhân gây ngao chết nuôi tập trung vào 3 nguyên nhân chính là chất lƣợng nƣớc kém, nhiệt độ và độ mặn. Nhiệt độ (nắng nóng, rét đậm kéo dài, thay đổi nhiệt độ đột ngột) là yếu tố nhiều hộ cho rằng dẫn đến hiện tƣợng ngao nuôi chết ( 90 % số hộ có cùng đáp án, tƣơng đƣơng 86 phiếu phỏng vấn). Kết quả này cũng đƣợc đánh giá qua kiểm tra thực tế tại các bãi ngao nuôi của xã.
Bảng 3.3. Nguyên nhân và số lần ngao chết của cộng đồng cƣ dân nuôi ngao xã Giao An Số lần bị ngao chết Số hộ Tỷ lệ (%) Nguyên nhân 0 15 4 Ô nhiễm nguồn nƣớc
1 125 29,5 Nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, mƣa bão
2 210 49,3 Nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, mƣa bão,chất lƣợng giống
3 65 16 Nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, mƣa bão
4 22 5 Nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, mƣa bão
5 12 3 Nhiệt độ, độ mặn, thủy triều, mƣa bão, chất lƣợng giống
Bảng 3.4. Hiện tƣợng ngao chết hàng loạt xảy ra theo các tháng trong năm Tháng Số hộ trả lời có ngao bị chết Tỷ lệ (%) Tháng Số hộ trả lời có ngao bị chết Tỷ lệ (%) 1 17 4 2 36 8 3 36 8 4 17 4 5 24 5,55 6 56 12,75 7 56 12,75 8 54 12,45 9 10 3 10 17 4 11 56 12,75 12 56 12,75