Giải pháp thích ứng với BĐKH cho hoạt động nuôi ngao tại xã Giao An,huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi ngao tại bãi bồi xã giao an, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 67 - 69)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Giải pháp thích ứng với BĐKH cho hoạt động nuôi ngao tại xã Giao An,huyện

An,huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Các yếu tố BĐKH tác động đến nuôi ngao cũng đã đƣợc xác định bao gồm: biến đổi về nhiệt độ, biến đổi về lƣợng mƣa, NBD, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Trong đó 2 biểu hiện tác động lớn nhất: NBD và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Vì vậy giải pháp đề xuất tập trung giải quyết các vấn đề chính xoay quanh: tìm giống nuôi đa dạng để thích ứng với điều kiện thời tiết (lai giống, loài…) thay đổi kỹ thuật nuôi, đầu tƣ nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lƣợng quản lý và giám sát môi trƣờng nuôi, nâng cao nhận thức văn hóa của cƣ dân về BĐKH và phòng chống thiên tai để góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH tại địa phƣơng. Hiện tại, cộng đồng cƣ dân xã Giao An với nguồn năng lực lực về tài chính, năng lực con ngƣời còn nhiều hạn chế vậy nên khả năng thích ứng còn thấp.

Trong khuân khổ của luận văn học viên đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cho hoạt động nuôi ngao ở xã Giao An nhƣ sau:

Thích ứng dựa vào cộng đồng:

+ Có thể thực hiện ở cấp hộ gia đình và cấp cộng đồng xã nhƣ nâng cao năng trình độ hiểu biết về BĐKH, chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng nông nghiệp nhƣ thay đổi về loài nuôi có khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt hơn.

+ Đa dạng nguồn thu nhập của cộng đồng cƣ dân từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp ví dụ nhƣ thêm thu nhập từ ngành chăn nuôi, nông nghiệp lúa nƣớc, tham gia sản xuất làng nghề, các khu công nghiệp...

+ Tăng cƣờng xây dựng sửa chữa cơ sở hạ tầng, đê điều, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi.

+ Nâng cao nhận thức về BĐKH và ý thức phòng chống thiên tai thông qua các phƣơng tiện truyền thông, tập huấn.

+ Giải pháp về khoa học công nghệ: thay đổi công nghệ nuôi, quy trình sản xuất và ƣơm giống.

+ Cải tạo bãi nuôi.

- Thích ứng dựa vào hệ sinh thái:

+ Xã Giao An nằm thuộc khu dự trữ sinh quyển ĐBSH có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp. Trồng rừng ngập mặn là một giải pháp thích ứng quan trọng để bảo vệ HST và tăng trƣởng xanh, bảo vệ môi trƣờng.

Đây là khu vực đƣợc Nhà nƣớc quan tâm để hƣớng tới phát triển ngành nông nghiệp thủy sản. Quản lý tài nguyên thủy sản cần công cụ chính sách hợp lý bảo vệ lợi ích cho cộng đồng cƣ dân và chính quyền địa phƣơng.

Giải pháp về cơ chế chính sách:

+ Lồng ghép các nội dung về thích ứng với BĐKH vào quá trình xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cấp xã.

+ Xây dựng và lồng ghép với các nội dung về phát triển nông nghiệp bền vững tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vào các chƣơng trình, tăng trƣởng xanh, kế hoạch ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trƣờng và phát triển ngành.

+ Điều tra, đánh giá năng lực cán bộ của các bên liên quan trong việc hoạch định chính sách, quản lý và phát triển các giải pháp xuất khẩu thủy sản.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi ngao tại bãi bồi xã giao an, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)