(Nguồn: Ảnh chụp vệ tinh khu vực Rừng Quốc gia Xuân Thủy (2017))
Giao An là xã thuộc vùng đồng bằng, bãi bồi ven biển, không có núi, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, hƣớng dốc cốt đất từ Tây Bắc xuống Đông Nam là vùng đất bãi bồi ven biển là điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển nông nghiệp thủy sản.
Tác giả lựa chọn xã Giao An làm khu vực nghiên cứu vì đây là xã đồng bằng ven biển, đƣợc ngăn với biển bởi những cồn cát chạy dài. Lịch sử hình thành xã Giao An gắn liền với quá trình phát triển tam giác châu thổ của Sông Hồng.
Đặc điểm khí hậu
Theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất xã Giao An thuộc vùng nam ĐBSH. Xã Giao An,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ mang đầy đủ những đặc điểm của khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông (mùa đông lạnh). Do đặc điểm Giao An là xã ven biển nên khí hậu có độ ẩm đƣợc tăng cƣờng từ biển vào trong đất liền làm cho đất liền mát hơn về mùa hè ấm hơn vào mùa đông so với các vùng trung tâm ĐBSH, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ là không nhiều dƣới 10
C [20].
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C -240C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,90C, các tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là 6 và 7 với nhiệt độ trung bình là 290C [20].
Độ ẩm tƣơng đối cao, trung bình năm khoảng 80-85%, tháng có độ ẩm cao nhất 90 % là tháng 2, tháng có độ ẩm thấp nhất 81% là tháng 11[20].
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng hàng năm khoảng từ 1.650-1.700 giờ. Đặc biệt năm 2015,2016,2017 số giờ nắng tăng cao đột biến khoảng 1820-1835 giờ, chiếm khoảng 70 % số giờ nắng vào mùa hè. Tƣơng ứng với chế độ nắng, chế độ nhiệt độ cũng biến đổi theo mùa [20].
Lượng mưa: Bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 10 với đặc trƣng là nóng, ẩm và mƣa nhiều. Hƣớng gió thịnh hành là gió Đông – Nam với tốc độ 2 – 4 m/s, nhiệt độ trung bình cao 280C, lƣợng mƣa chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm. Khi mùa lũ đến, mực nƣớc biển, mực nƣớc sông Hồng lên cao kết hợp với mƣa lũ tập trung gây ngập úng cho phần lớn các vùng trũng, làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp cũng nhƣ sinh hoạt của nhân dân. Lƣợng mƣa trung bình cả năm từ 1700-1800 mm, mƣa tập trung vào các tháng 7, 8, 9,10 với gần 80% tổng lƣợng mƣa trong năm. Ngày có lƣợng mƣa cao nhất lên đến 200 – 250 mm. Lƣợng mƣa thay đổi theo từng năm không giảm dần từ năm 1986-2015 và không theo quy luật tự nhiên.
Gió bão:
Trong năm có 2 hƣớng gió thịnh hành:
Gió Đông Nam thổi vào mùa hạ với tốc độ 2 – 4 m/s.
Gió Đông Bắc có tốc độ gió không lớn nhƣng thƣờng gây ra lạnh đột ngột vào những tháng mùa đông.
Xã Giao An có vị trí địa lí thuộc vùng Bắc Bộ nên trung bình mỗi năm bị ảnh hƣởng từ 5-10 cơn bão kèm theo mƣa to và gió mạnh, gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
Bão di chuyển nhanh, bất ngờ, khó dự báo. Hƣớng đi của bão không bình thƣờng, cƣờng độ mạnh hơn, mƣa lớn hơn, không theo qui luật. Nhƣ cơn bão số 8 năm 2012 và cơn bão số 1 ngày 27 tháng 7 năm 2016, gió giật mạnh trên cấp 12 đổ bộ vào địa bàn toàn xã đã gây thiệt hại lớn cho tập thể và nhân dân địa phƣơng [20].
Rét đậm, rét hại:
Vào mùa đông có những năm số ngày rét đậm rét hại xảy ra nhiều ngày, các đợt rét diễn ra gần nhau, không theo quy luật. Tháng 2/2014, hai trận rét liền kề nhau, thời gian kéo dài gần một tháng, nhiệt độ xuống dƣới 100C [20].
Hoàn lưu khí quyển:
Hoàn lƣu khí quyển tại xã Giao An gồm 2 hoàn lƣu chính là gió mùa và gió đất biển. Thời gian chuyển tiếp giữa 2 mùa hoàn lƣu khoảng 1 tháng từ tháng 4 đến đầu tháng 5, trong đó hoàn lƣu gió mùa Đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với hƣớng gió chính là hƣớng Đông bắc, hƣớng Bắc, mùa đông có khoảng 3 đến 5 đợt gió mùa. Giao An chịu ảnh hƣởng của khối không khí biến tính qua lục địa hoặc qua biển trong khoảng thời gian này và nhiệt độ lúc đó đạt khoảng từ 14 -160C [35].
Công tác phòng chống thiên tai:
Trong quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin có sự tham gia của ngƣời dân về các loại hình thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thƣơng, năng lực phòng chống thiên tai trên địa bàn xã đề tài có một số kết luận mang tính chất tổng quan nhƣ sau:
Có 10% số ngƣời dân nhận thức về thiên tai và biến đổi khí hậu còn hạn chế. 20% số hộ còn chủ quan, chƣa chủ động trong việc phòng ngừa ứng phó với thiên tai; 15% hộ dân chƣa tự giác chấp hành lệnh sơ tán, 3% hộ dân chƣa tự giác đóng góp vật tƣ, phƣơng tiện phòng chống thiên tai.
Đảng uỷ - HĐND - UBND xã xác định công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn là một trong những công tác trọng tâm hàng đầu. Vì vậy hàng năm xã đã chủ động xây dựng kế hoạchvà phƣơng án PCTT&TKCN với phƣơng châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả” nhằm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai gây ra. Tuy nhiên với khả năng thích ứng chƣa cao, thiếu kinh nghiệm năng lực ứng phó, kinh tế còn tƣơng đối nghèo, nên việc phòng chống thiên tai còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều thách thức, nhiều khó khăn trong công cuộc ứng phó với diễn biến phức tạp của BĐKH.
Nhận xét chung về đặc điểm khí hậu:
Xã Giao An mang đầy đủ đặc điểm khí hậu đặc trƣng của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mƣa nhiều, có thời tiết bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông tƣơng đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình trong năm: Từ 220–250
c. Độ ẩm trung bình: Từ 80 – 85%, chênh lệch độ ẩm không nhiều. Lƣợng mƣa trung bình trong năm: Từ 1.700 –1.800 mm, phân bố tƣơng đối đồng đều trên toàn bộ xã. Lƣợng mƣa phân bổ không đều trong năm (mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Giao An là một xã ven biển ngành nghề chủ yếu là NTTS, hoạt động NTTS phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng chủ yếu bằng đất dễ bị hƣ hỏng sạt lở gây ách tắc dòng chảy. Đời sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu của xã thấp, chủ yếu dựa vào hỗ trợ của ngân sách Nhà nƣớc. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tácphòng chống thiên tai còn hạn chế. Hệ thống truyền thông, cảnh báo sớm của địa phƣơng xuống cấp nên ảnh hƣởng lớn đến tuyên truyền, thông tin dự báo, cảnh báo tới ngƣời dân. Nhận thức của ngƣời dân về rủi ro thiên tai và kỹ năng ứng phó còn hạn chế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, những thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lƣờng, do vậy ngƣời dân trong xã đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.\
Đặc điểm thủy văn:
Xã Giao An, huyện Giao Thủy có 2 con sông chảy qua huyện là sông Hồng và sông Sò. Các sông này đổ ra biển qua cửa Ba Lạt và cửa Hà Lạn. Các sông chảy qua huyện ngoài tác động của chế độ thủy văn lục địa còn bị ảnh hƣởng của xâm nhập mặn từ biển. Lũ cao thƣờng xuất hiện từ tháng 7 – 9 [33].
Ngoài các tuyến sông chính, huyện còn có mạng lƣới các sông ngòi nhỏ, các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nƣớc các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn [33].
Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày, chế độ thủy văn phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ thủy văn của biển và sông Hồng. Về mùa mƣa khi cƣờng độ mƣa lớn và tập trung vào các ngày cuối con nƣớc, khả năng tiêu úng chậm đã gây ra ngập úng cục bộ cho các vùng thấp, trũng, gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên nước:
Nguồn nƣớc mặt: Đƣợc lấy chủ yếu từ sông Hồng, các sông nhánh và nƣớc mƣa đƣợc lƣu giữ trong các ao hồ, kênh mƣơng, mặt ruộng, có khả năng cung cấp đủ nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Về mùa mƣa mực nƣớc sông Hồng và các sông nhánh lên cao, lƣợng nƣớc dƣ thừa đối với sản xuất nông nghiệp, huyện phải sử dụng các cống dƣới đê để điều tiết nƣớc.
Nguồn nƣớc ngầm: Qua điều tra, khảo sát cho thấy, nguồn nƣớc ngầm của huyện có trữ lƣợng không lớn do ngƣời dân khai thác nên đến nay đã tụt giảm, hàm lƣợng Cl < 200mg/l, tầng khai thác phổ biến từ độ sâu 80 - 150 m, tuy nhiên hàm lƣợng sắt trong nƣớc ngầm khá cao nên trƣớc khi sử dụng cần qua xử lý làm sạch.
Tài nguyên đất:
Đất đai xã Giao An đƣợc chia thành 2 nhóm chính: Đất mặn ít (tỷ lệ muối hoà tan ≤ 2,5 0
/00) là đất phù sa đƣợc bồi hàng năm và đất phù sa cổ đƣợc bồi đắp từ sông Hồng là loại đất có độ phì cao, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nƣớc tốt do quá trình bồi tụ không đều một số nơi trũng thấp.
Đất mặn trung bình đến rất mặn (nồng độ muối >2,5 0/00) là đất phù sa và đất cát ven biển, bị ảnh hƣởng chua mặn, có độ phì cao, nếu đƣợc thau rửa mặn sẽ là loại đất canh tác tốt.
Quỹ đất huyện Giao Thủy hàng năm tăng lên do có đất bồi, đặc biệt là tại khu vực bãi bồi ven biển. Do đó tài nguyên đất đai là một trong những nguồn lực phát triển của huyện.
Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản đáng chú ý của huyện chủ yếu là nguồn khoáng sản phi kim loại phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng nhƣ đất sét, cát ở khu vực các xã ven sông, ven biển [32].
Tài nguyên biển:
Xã Giao An nằm giữa hai ngƣ trƣờng khai thác hải sản lớn là ngƣ trƣờng Bắc vịnh Bắc Bộ (chủ yếu đánh cá vụ bắc từ tháng 10 đến tháng 3 và ngƣ trƣờng miền Trung. Nguồn lợi biển ở vùng biển Giao An đa dạng và phong phú với nhiều loại sinh vật có giá trị kinh tế nhƣng đa dạng và chủ yếu nhất là loài ngao [33].
Tài nguyên biển của huyện là điều kiện và nguồn tài nguyên quý để xã phát triển kinh tế biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của xã Giao An nói riêng và huyện Giao Thủy nói chung trong thời gian tới.
Tài nguyên rừng:
Xã Giao An trực thuộc huyện Giao Thủy có khoảng 1.787 ha đất lâm nghiệp. Trong đó rừng phòng hộ ven biển là 610,9 ha tại xã Giao Phong, Giao Long, Giao Xuân, Quất Lâm, Giao Thịnh, Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc; rừng ngập mặn là 1.623,7 ha tập trung tại 3 xã Giao An, Giao Lạc, Giao Thiện. Vƣờn Quốc Gia Xuân Thủy quản lý diện tích rừng ngập mặn 936,3 ha thuộc địa bàn xã Giao Thiện, Giao An và Giao Lạc đã đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển ĐBSH [32].
Khu vực sinh quyển tại Giao Thủy chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu với các kiểu sinh cảnh chủ yếu nhƣ: bãi bùn, bãi cát ngập triều, trảng cỏ, sậy, rừng ngập mặn cùng các cồn cát phi lao...Đây là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, đồng quê, tắm biển và phát triển sinh kế bền vững.
Hiện trạng môi trường:
Tại xã Giao An môi trƣờng sinh thái ở một số khu vực dân cƣ, hệ sinh thái đồng ruộng ít nhiều bị ô nhiễm do hoạt động của con ngƣời. Quy trình xử lý rác thải, chất thải trong các khu dân cƣ chƣa đƣợc đồng bộ. Bên cạnh đó thói quen sử dụng phân bón hóa học, phun thuốc trừ sâu không theo quy định, quy hoạch phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng chƣa hợp lí. Thiên nhiên cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan môi trƣờng, sự phân hóa khí hậu theo mùa, mùa mƣa thƣờng gây lũ lụt, mùa khô hạn hán, thiếu nƣớc, xâm nhập mặn gia tăng, đất đai nhiễm mặn ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân [35].
Trên địa bàn xã có 01 trạm cung cấp nƣớc sạchvà hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc sinh hoạt phục vụ cho nhân dân trong toàn xã đƣợc xây dựng năm 2003 và đƣa vào sử dụng năm 2004 với công suất 90.097 m3/ngày đêm, cung cấp 25.930.186 m3 nƣớc. Nhƣng khối lƣợng, chất lƣợng nƣớc và công suất máy chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của nhân dân và chƣa đạt đƣợc tiêu chuẩn của nguồn nƣớc sinh hoạt. Tỷ lệ số hộ dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96% [33].
Hiện trạng môi trƣờng của huyện đƣợc thể hiện qua đánh giá hiện trạng môi trƣờng qua các mặt sau:
Sử dụng các loại phân bón hóa học.
Trong canh tác, việc dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn. Số lƣợng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm không tăng, nhƣng lƣợng thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc kích thích sinh trƣởng có độc tố cao, kể cả loại thuốc không rõ nguồn gốc có chiều hƣớng gia tăng.
Ô nhiễm đất chủ yếu do nhân dân sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Lƣợng phân bón hóa học gây sức ép đến môi trƣờng nông nghiệp nông thôn do sử dụng không đúng kỹ thuật và bón không cân đối nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lƣợng đạm, 50% lƣợng kali và khoảng 80% lƣợng lân dƣ thừa đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trƣờng đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý còn tồn dƣ axít đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trƣờng đất nhƣ Al3, Fe3, Mn3, giảm tính sinh học của đất và năng suất cây trồng. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón không đảm bảo chất lƣợng cũng gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng đất [35].
Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật: Trong quá trình sản xuất, canh tác nhân dân đã sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm mốc, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ… sử dụng chủ yếu cho lúa. Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình từ 0,5 - 1kg/ha/năm ở nhiều nơi đã phát hiện dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Các loại hóa chất này thƣờng tồn dƣ lâu dài trong môi trƣờng đất, tác dụng gây độc cho tất cả các sinh vật có hại và có lợi trong môi trƣờng đất [33].
Đặc điểm kinh tế:
Giao An là xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy, là một miền quê mới đƣợc hình thành do phù sa sông Hồng bồi tụ lên. Cách đây khoảng 160 năm về trƣớc vùng đất này còn là bãi biển hoang vu, xã đƣợc thành lập năm 1956. Giao An nằm ở phía Đông huyện Giao Thủy với tổng diện tích hành chính là 1.190 ha nằm trong vùng khu dự trữ sinh quyển ĐBSH đƣợc UNESCO công nhận ngày 2/12/2004 cho các vùng đất phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là vùng đất dự trữ sinh quyển đất ngập nƣớc ven biển vì vậy đã có nhiều dự án đƣợc các tổ chức phi chính phủ, tổ chức trong nƣớc bảo vệ môi trƣờng đầu tƣ, nghiên cứu.Từ năm 2010 tại Giao An đã có một số dự án phi chính phủ thông qua hội chữ thập đỏ nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH cho cộng đồng cƣ dân xã với các dự án nhƣ: “Dự án trồng rừng và đồng bằng Việt Nam” [29].