Thời gian: Từ tháng 4 /2017 đến tháng 8 /2018
Đợt 1: từ 12/10/2017 đến 26/10/2017.
Đợt 2: từ 5/4/2018-16/4/2018.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại bãi bồi xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Cách tiếp cận
BĐKH vừ mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng vùng, miền, địa phƣơng mà ở đó ngƣời dân đặc biệt là ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật và tr em chịu ảnh hƣởng lớn nhất từ BĐKH. Đánh giá tác động của BĐKH là xác định các ảnh hƣởng do biến đổi khí hậu, ngoài các ảnh hƣởng bất lợi, BĐKH còn có thể có các ảnh hƣởng có lợi. Hiện nay có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH, mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc lựa chọn cách tiếp cận nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ yêu cầu đánh giá, phạm vi, khung thời gian và nguồn lực cho phép. Theo các chuyên gia cộng đồng có vai trò chủ chốt trong thích ứng và ứng phó với BĐKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community based approach- CRA) là một phƣơng pháp bền vững và đƣợc thực hiện dựa trên nguyên tắc “Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của ngƣời dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. Cách tiếp cận từ dƣới lên dựa vào cộng đồng sẽ tận dụng đƣợc những nguồn lực tại chỗ.
Trong phạm vi của luận văn tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp đánh giá tác động của BĐKH bằng định tính tức là qua cách nhìn nhận của cộng đồng cƣ dân hoạt động nuôi ngao kết hợp với số liệu diễn biến khí hậu giai đoạn 1960 -2017 để đánh giá tác động của BĐKH vào hoạt động nuôi ngao tại bãi bồi xã Giao an, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
2.3.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu
Qua các đợt khảo sát thực địa học viên đã tiếp xúc với một số cơ quan tổ chức địa phƣơng nhƣ Sở TNMT tỉnh Nam Định, phòng Tài nguyên Môi trƣờng huyện Giao
Thủy, UBND xã Giao An và ngƣời dân địa phƣơng xã Giao An để thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Các tài liệu đƣợc thu thập, thống kế, hệ thống và tổng hợp bao gồm tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, các biểu hiện, diễn biến và tác động của BĐKH đến khu vực nghiên cứu, tài liệu khoa học đã đƣợc phê duyệt của các chƣơng trình, đề tài, dự án đã hoàn thành.
Tài liệu thứ cấp:
- Số liệu về lƣợng mƣa mƣa tại trạm quan trắc Nam Định từ 1960 đến 6 tháng đầu năm 2018;
- Số liệu nhiệt độ trạm Nam Định từ 1960 đến tại trạm quan trắc Nam Định từ 1960 đến 6 tháng đầu năm 2018;
- Báo cáo phát triển KT-XH, QP-AN xã Giao An, huyện Giao Thủy giai đoạn 2010-2015;
- Báo cáo Phát triển KTXH, QP-AN xã Giao An, huyện Giao Thủy năm 2016 và tầm nhìn đến 2020;
- Báo cáo kế hoạch sử dụng đất UBND xã Giao An huyện Giao Thủy đến năm 2020;
- Báo cáo “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn 2020;
- Báo cáo đánh giá rủi ro thiên tai xã Giao an, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định năm 2017 tầm nhìn đến 2025.
2.3.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA
Đầu tiên việc sử dụng phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA để điều tra các hộ gia đình nuôi ngao sau đó phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý tại địa phƣơng để tìm hiểu hoạt động nuôi ngao tại xã Giao An. Để giải bài toán về BĐKH, xác định các tác động của nó đến hoạt động nuôi ngao và tác động trực tiếp đến cộng đồng cƣ dân học viên áp dụng hình thức thảo luận nhóm với cộng đồng ngƣời nuôi tại địa phƣơng.
Sau khi khảo sát đánh giá nhanh nông thôn học viên kết hợp sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để tổng hợp đƣợc nhiều kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành và lấy ý kiến của cộng đồng cƣ dân sau đó có thể lựa chọn đƣợc khu vực để phỏng vấn sâu những cộng đồng cƣ dân mang tính đại diện. Phƣơng pháp này còn dùng để phân tích và đánh giá độ tin cậy, chính xác của những thông tin đã đƣợc thu thập từ các hộ gia đình từ đánh giá nông thôn nhanh. Do kiến thức của cộng đồng
cƣ dân đƣợc phỏng vấn vẫn còn hạn chế, nhận thức và quan niệm chƣa đúng dẫn đến sai lệch kết quả do đó chuyên gia cần phải kiểm chứng và sàng lọc lại thông tin để kết quả đánh giá đƣợc chính xác hơn.
2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Mục đích của các chuyến khảo sát là thu thập thông tin định tính về hoạt động nuôi ngao tại bãi bồi, nhận diện các tác động của BĐKH đến nuôi ngao ở cấp độ cộng đồng nuôi.
Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu, thông tin khu vực nghiên cứu điển hình đó. Địa điểm nghiên cứu đƣợc chọn 6 xóm: xóm 2, xóm 4, xóm 8, xóm 10, xóm 16, xóm 21 của xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Trong đó 6 xóm lựa chọn dựa trên tham khảo ý kiến đề xuất của các cán bộ quản lý ở cấp xã. Sau khi chọn 6 xóm đại diện, học viên sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các hộ gia đình bằng phiếu câu hỏi điều tra soạn sẵn có 96 tổng số phiếu (xem Phụ lục) đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cơ bản về hộ gia đình, thông tin liên quan đến những tác động của thiên tai đến hoạt động nuôi ngao, hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng và các giải pháp ứng phó với thiên tai của cộng đồng cƣ dân. Các hộ đƣợc lựa chọn điều tra đƣợc chọn ngẫu nhiên mang tính đại diện cho năng suất, diện tích nuôi trồng và tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi ngao của cả xóm. Các hộ phỏng vấn đƣợc chọn là khá giàu, nghèo và trung bình theo hƣớng dẫn của cán bộ địa phƣơng. Tổng số hộ gia đình đƣợc điều tra là 120 hộ. Với cách tiếp cận nhƣ trên, sự biến đỏi sinh kế dƣới tác động của BĐKH sẽ đƣợc thu thập và điều tra khảo sát hộ gia đình thông qua bảng hỏi, bảng hỏi này cần phải đƣợc thiết kế sao cho làm rõ bao quát đƣợc hai nội dung trên. Yêu cầu của bảng hỏi vừa có tính đại diện vừa có tính đặc thù và đáp ứng đƣợc mục đích kiểm tra logic của hệ thống câu hỏi để phát hiện sai sót và đánh giá đƣợc độ tin cậy.
2.3.4. Phương pháp đánh giá thu thập thông tin định tính.
Luận văn đã sử dụng các công cụ đánh giá định tính theo “Hƣớng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng”của Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và BĐKH [37]. Các bƣớc đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Xây dựng các ma trận tác động, liệt kê các tác động do BĐKH ảnh hƣởng đến hoạt động nuôi ngao dựa vào kết quả phiếu phỏng vấn, những đối tƣợng tác độngbao gồm: Biến đổi nhiệt độ, biến đổi lƣợng mƣa, NBD và các hiện tƣợng thời tiết cực
đoan. Bốn yếu tố này đƣợc xem xét khi đánh giá tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi ngao. Khi một hệ thống bị tác động thì các yếu tố bên trong hệ thống đó có thể bị tác động tích cực hoặc tiêu cực (bị tổn thƣơng), đối với hoạt động nuôi ngao các yếu tố bị tác động ngoài đối tƣợng chính là ngao thì các yếu tố liên quan cũng bị tác động. Trong phạm vi luận văn này học viên nghiên cứu các yếu tố bị tác động chính do BĐKH là: Tác động đến nuôi ngao, môi trƣờng hệ sinh thái xung quanh và tác động đến yếu tố KTXH của cộng đồng ngƣời nuôi. Kết quả của phƣơng pháp này đƣợc xác định thông qua tham vấn cộng đồng, thảo luận với cán bộ địa phƣơng, phỏng vấn sâu cộng đồng cƣ dân nuôi tôm theo bảng ma trận sau đây:
Bảng 2.1. Bảng xây dựng ma trận tác động của BĐKH đến nuôi ngao ở cấp độ cộng đồng
Đối tƣợng bị tác động Biểu hiện của tác động
Tác động của biến đổi nhiệt độ- nhiêt độ tăng trên 350C
Tác động đến con nuôi (ngao) và môi trƣờng nuôi (bãi bồi, ao nuôi)
Tác động đến hệ sinh thái liên quan
Tác động đến điều kiện KTXH của cộng đồng
Tác động của biến đổi lƣợng mƣa
Tác động đến con nuôi (ngao) và môi trƣờng nuôi (bãi bồi, ao nuôi)
Tác động đến hệ sinh thái liên quan
Tác động đến điều kiện KTXH của cộng đồng
Tác động của NBD
Tác động đến con nuôi (ngao) và môi trƣờng nuôi (bãi bồi, ao nuôi)
Tác động đến hệ sinh thái liên quan Tác động đến KTXH của cộng đồng
Tác động của hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ lũ lụt, hạn hán…
Tác động đến con nuôi (ngao) và môi trƣờng nuôi (bãi bồi, ao nuôi)
Tác động đến hệ sinh thái liên quan Tác động đến KTXH của cộng đồng
Để có kết quả tác động và các đối tƣợng bị tác động vào bảng ma trận trên ngoài lấy kết quả chung từ đánh giá nhanh nông thôn, kết quả phiếu điều tra của phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa trên. Mức độ tác động đƣợc quy theo thang điểm từ 1- 5 đƣợc thống nhất với cộng đồng cƣ dân nhƣ sau:
- Mức tác động thấp nhất: cho điểm 1 - Mức tác động dƣới trung bình cho điểm 2 - Mức tác động trung bình cho điểm 3
- Mức tác động trên trung bình cho điểm 4 - Mức tác động cao nhất cho điểm 5
Từ hệ thống các câu trả lời thu thập đƣợc qua phiếu hỏi, dữ liệu đƣợcxử lý số hóa số liệu đó cho trực quan để dễ hiểu, dễ so sánh và có thể vận dụng đƣợc triệt để giá trị mà thông tin mang lại. Hệ thống dữ liệu đƣợc nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS20.
2.4.5. Phương pháp thống kê khí hậu
Số liệu khí hậu, kết quả thực nghiệm của việc quan sát các hiện tƣợng khí quyển, là yếu tố quan trọng, cần thiết và không thể thiếu đƣợc đối với việc sử dụng phƣơng pháp thống kê trong nghiên cứu khí hậu. Thông thƣờng số liệu khí hậu đƣợc thành lập từ các số liệu khí tƣợng. Số liệu khi tƣợng là số liệu thu thập đƣợc từ những quan trắc khí tƣợng.
Quan trắc khí tƣợng Số liệu khí tƣợng Chuỗi số liệu khí hậu Trên cơ sở các chuỗi số liệu khí hậu “Phƣơng pháp thống kê trong khí hậu” căn cứ vào tính hai mặt của các quá trình và hiện tƣợng khí hâụ là tính quy luật và tính ngẫu nhiên để: (i) Thống kê, tính toán và ƣớc lƣợng các trị số khí hậu; Phán đoán và kiểm nghiệm quy luật phân bố của một số đặc trƣng yếu tố khí hậu; Phân tích mối liên hệ tƣơng quan giữa các yếu tố với hiện trạng NTTS tại khu vực từ đó cho thấy đƣợc tác động của BĐKH tới nuôi trồng thuỷ sản.
Do hạn chế về thời gian và nguồn kinh phí thực hiện luận văn, phƣơng pháp thống kê trong khí hậu đƣợc áp dụng gián tiếp, bởi số liệu đƣợc thu thập và tổng kết từ kết quả quan trắc và phân tích từ phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Giao Thủy chứ nghiên cứu không trực tiếp đi đo trực tiếp; tuy nhiên nguồn số liệu khí hậu đƣợc thống kê tại phòng TN&MT huyện cũng đáp ứng đủ yêu cầu và quy trình đã đề ra của phƣơng pháp thống kê trong khí hậu.