Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 32 - 35)

1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Dân số ở các làng xã vùng chiêm trũng này về cơ bản vẫn là những người nông dân chủ yếu sống bằng nghề canh tác lúa nước. Trải qua quá trình lịch sử nhân dân nơi đây cũng đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa từ thời Hai Bà Trưng đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nông dân các lãng xã Vĩnh Hào chiếm tới 90% dân số nhưng quá nửa ruộng đất lại nằm trong tay bá chủ cường hào. [21, tr. 90]. Gia đình bần cố nơng thiếu ruộng đất phải làm tá điền, cày ruộng ré cho địa chủ thường theo lệ rẽ đôi “hai công ăn một”. Giáo dân làng Đại phần lớn lĩnh canh của địa chủ trong làng. Nhà chung xứ Đại Lại có 30 mẫu ruộng thuê canh điền làm. Nhà thờ Kẻ Tiên có 30 mẫu ruộng chia cho giáo dân 18 tuổi trở lên mỗi người lĩnh canh một sào, một năm nộp lại hai thùng thóc cho nhà chung. Cuộc sống nhân dân lúc đó rất khó khăn. Khoảng những năm 30 cả tổng Hổ Sơn có một trường tổng sư, sau đó mở thêm một trường hương sư ở Vĩnh Lại, học trò vài chục người, phần lớn là con nhà giàu.

Sang chiến tranh Thế giới lần thứ 2, cuộc sống người dân xã Vĩnh Hào càng khó khăn hơn. Năm 1945, huyện Vụ Bản có hơn 80 ngàn dân, chết đói gần 11 ngàn người, chiếm hơn 15% dân số. [21, tr.93]. Ở Vĩnh Hào theo thống kê chưa đầy đủ đã chết đói gần 800 người.

Làng Si có 385 đồng bào lương và giáo chết đói và mất tích, trong đó có 22 gia đình chết cả nhà.

Làng Đại có 165 người chết đói, trong đó 14 gia đình chết cả nhà. Làng Tiên có 200 người chết đói, trong đó 32 gia đình chết cả nhà. Làng Hồ Sen chết đói 26 người, có 2 gia đình chết cả nhà.

Làng Cựu Hào tuy số dân chết đói ít hơn, nhưng dân làng cũng điêu đứng, cơ cực. [21, tr.93].

Sau chiến tranh, hịa bình lập lại, người dân Vĩnh Hào đã khắc phục những hậu quả của chiến tranh, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống bằng nhiều cách khiến bộ mặt nơng thơn có nhiều thay đổi. Đó cũng là điều kiện để người dân vùng chiêm trũng này tạo dựng những nét văn hóa rất giàu bản sắc.

Theo số liệu thống kê năm 2010 của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hào, dân số của xã là 5703 người, gồm 1613 hộ thuộc 5 làng. Cụ thể là:

TT Tên làng Dân số (ngƣời) Chiếm % dân số toàn xã Số hộ Quy mô số hộ 1 Cựu Hào 1075 18,85 316 3,4 2 Hồ Sen 796 13,96 199 4,0 3 Vĩnh Lại 1151 20,18 315 3,7 4 Đại Lại 1770 31,03 518 3,4 5 Tiên Hào 911 15.98 265 3,4 Tổng 5703 100 1613 3,5

Bảng 1.3: Thống kê số dân 5 làng ở xã Vĩnh Hào

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 0,87%. - Nguồn lao động

Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3493 người, chiếm 61%. Trong đó nữ là 1783 người, nam 1710 người.

Biểu đồ 1.1: Số lao động làm trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010

Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ lao động làm trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010 (Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào năm 2011)

- Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động trên địa bàn xã Vĩnh Hào còn hạn chế, số lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp còn thấp, tập trung hầu hết ở các ngành, khu vực làm công tác quản lý, dịch vụ, y tế, giáo dục. Còn lại đại bộ phận là lao động

trong sản xuất nông nghiệp, chưa qua đào tạo, do vậy việc tiếp thu ứng dụng Khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Trên đây là những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Hào. Những điều kiện này vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đến q trình phát triển của các làng vùng chiêm trũng này. Là một vùng đất nằm ven sông nên đất đai ở đây chủ yếu là đất thịt pha cát, có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất thuận lợi cho các loại cây trồng, nhất là cây màu. Hiện nay, hệ thống đường giao thông tương đối phát triển, tạo điều kiện cho sự giao lưu, bn bán với bên ngồi. Thêm vào đó, nguồn nhân lực tương đối dồi dào, là điều kiện để phát triển kinh tế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang trên đà phát triển như mây tre đan, gia công đồ gia dụng hay may mặc… Tuy nhiên, với một vùng chiêm trũng nên trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, ngành chăn nuôi mấy năm gần đây đã có sự chuyển biến nhưng chưa mạnh, tỷ trọng vẫn tương đối thấp. Hơn nữa, quy mô sản xuất vẫn chủ yếu tập trung vào các nơng hộ gia đình chính, chưa có nhiều cơ sở sản xuất theo hình thức gia trại, trang trại có sản phẩm nơng nghiệp mang lại thương hiệu hàng hóa có giá trị cao. Thêm vào đó, lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, song số lao động trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp là người già, số lao động trẻ không thiết tha với đồng ruộng do giá trị lao động trong sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, số lao động trẻ khỏe đi tới các thị trường lao động có thu nhập cao. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới các nghề thủ công trong xã, số lao động trong các nghề thủ công ở đây ngày càng giảm. Các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)