Nghề đan cót ở làng Si

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 52)

1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

2.2. Xã Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ

2.2.1.2. Nghề đan cót ở làng Si

Nghề đan cót của làng Si đã có từ thế kỷ XVII, đến nay đã được gần 400 năm. Vào đầu thế kỷ XVII, Thừa chính sứ Lạng Sơn Phạm Thuần Hậu người làng Si đã đưa hai ơng là Đồn Phúc Lành và Trần Ngọc Lâm lên làng Ngọc Lũ (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn học nghề đan cót. Hai ơng học xong lại mời cụ Nguyễn Công Trừ người làng Ngọc Lũ cùng về làng dạy dân làm nghề đan cót. Thượng thư Tiến sĩ Phạm Đình Kính đi sứ nhà Thanh, gặp trời lụt có ở lại làng Ngọc Lũ một thời gian, khi trở về đã tiếp tục giúp dân làng Si mở rộng nghề này. Ơng cho mở rộng sơng để thuyền bè đi lại thuận lợi, ra sông Kinh Lũng, vào sông Đáy, giúp đỡ người đi bè mua nứa từ miền ngược (Thanh Hóa, Hịa Bình, Ninh Bình) đưa về tận làng để dân làng lấy nứa đan cót. Nghề đan cót phát triển, cụ Thượng Phạm Đình Kính cịn cho mở rộng chợ Si, sửa đường xây cầu cống để đi lại thuận lợi. Cụ lại cho cươi lại chợ Gơi để việc giao lưu hàng hóa thuận tiện, dân làng Si có điều kiện phát triển kinh tế. Bè nứa về tận bến Thượng Vạn và Hạ Vạn, dân xuống nhận nứa về đan, đem cót đi bán rồi mới đem tiền về trả gia đình cụ Thượng. Do đó, dân nghèo khơng có vốn vẫn có nứa để làm, mang cót lên chợ Gơi để bán. Nghề đan cót hưng thịnh lên từ đó. Đây là một nghề thủ công thu hút được nhiều nhân công nhàn rỗi trong gia đình. Người già chẻ nứa, trẻ con đan cót. Các bậc phụ huynh dạy cho con cháu cùng làm. Cót có thể đan nhiều loại, cót để quây lẫm lúa (thường dùng loại cót cật), cót ruột thường dùng vào nhiều việc trong gia đình. Ngồi việc đan cót, nan chẻ ra lại có thể đan thành những chiếc bồ, cái nừng để đựng thóc và các sản phẩm khác. Một số nghệ nhân giỏi tay nghề, có thể nhuộm nan đan thành những bức hồnh phi có hoa văn trang trí hoặc những chữ đại tự. Nhưng tiếc thay hiện nay không ai học được cách đan này. Để ghi nhớ cơng ơn của những người dạy dân làm cót như Nguyễn Cơng Trừ, Đồn Phúc Lành, Trần Ngọc Lâm, khi làm lễ thượng điền hàng năm (vào ngày 24 tháng 06 Âm lịch) tế Thần nông dân làng cũng lập hương án tại đình làm lễ tế các vị “tổ sư” nghề cót.

2.2.1.3. Nghề làm gối mây làng Tiên Hào

Cách đây khoảng 200 năm, một giáo dân làng Kẻ Tiên là cụ trùm Nguyễn Văn Tại vào sinh sống ở Xã Đoài (Nghi Lộc, Nghệ An) học được nghề làm gối mây (thường gọi là gối Nghệ) đem về làng truyền dạy cho dân. Lúc đầu dân chỉ biết làm gối nghệ đơn giản sau đó cải tiến thành nhiều mặt hàng khác bằng mây. Để ghi nhớ

công ơn người truyền nghề, hàng năm cứ đến ngày rằm tháng 3, dân làng Tiên Hào, lương cũng như giáo đều tham gia tổ chức lễ “tri ân” (nhớ ơn) cụ Trùm Tại. Nghề đan cót và nghề đan gối mây của hai làng Si và làng Tiên đến nay vẫn tiếp tục phát triển. Nghề đan cót cịn có tác dụng phục vụ cho cơng nghệ xây dựng các cơng trình tạo tác, còn nghề đan mây khơng chỉ làm gối mà cịn làm các mặt hàng khác để xuất khẩu, được ưa chuộng nhất là ghế mây, sa- lông mây. Nhưng chủ yếu hiện nay vẫn chỉ duy trì nghề làm gối mây là nghề đan cổ truyền. Người dân ở đây đan rất nhanh, cốt gỗ tốt, sản phẩm tinh xảo, giá thành lại rẻ hơn các nơi khác. Ngày nay, tuy có sợi nhựa thay sợi mây, nhưng người tiêu dùng vẫn thích gối mây thật. Gối mây đã được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới, góp phần to lớn vào việc cải thiện đời sống nhân dân trong làng xã.

Trước đây, việc làm nghề và tiêu thụ hồn tồn mang tính cá thể, từng gia đình tự lo. Khi có sản phẩm thì mang ra chợ bán, hàng bán nhiều nhất ở các dịp: chợ Viềng, hội Phủ Dầy. Sau này, một số người tìm cơ sở tiêu thụ ở nơi xa đã thu mua gối của làng đưa đến nhập cho các đại lý ở Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội… cứ thế gối làng Tiên đã có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Bắc.

Từ năm 1993, thông qua các cơng ty ngoại thương, ở làng Tiên đã hình thành tổ hợp sản xuất gối mây đầu tiên do ông Hải phụ trách, ký hợp đồng xuất khẩu gối mây sang các nước như Nhật Bản, Đài Loan; gối nhựa xuất sang Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tiếp đó, một loạt các tổ hợp mới ra đời và mở rộng thị trường đến một số nước trong khối ASEAN. Các tổ hợp này cung cấp cốt và nan, người dân nhận đan gia cơng với giá trung bình là 5000 đồng một chiếc gối to. Đây là thời kỳ “Hoàng kim” của nghề gối mây. Cũng từ thời điểm này nghề đan gối được truyền rộng ra các làng, xã khác trong huyện. Gần đây, do biến động kinh tế, việc xuất khẩu gối mây dần bị hạn chế nhưng người dân làng Tiên vẫn duy trì nghề này vì lợi ích mà nó mang lại như tận dụng thời gian và sức lao động của mọi người, mọi lứa tuổi. Thứ hai là tạo cho con người tính cần mẫn thuần phác và tiết kiệm trong cuộc sống, có cơng ăn việc làm, có thu nhập làm cho con người sống vui hơn, lành mạnh hơn. Hơn nữa, hơn 200 năm qua, nghề làm gối đã góp phần tăng them thu nhập cho mỗi gia đình làm nghề, có nhiều gia đình đã khấm khá mua được nhiều đồ dùng có

giá trị. Ngày nay hầu hết mọi gia đình ở làng Tiên đều có nhà kiên cố, bộ mặt của làng đổi mới hẳn so với 10 năm trước.

Những năm gần đây, việc xuất khẩu gối còn hạn chế hơn, nhưng nhu cầu sử dụng gối vẫn cịn nhiều, vì sau một số năm sử dụng gối bông, gối mút… nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng trở về với gối mây truyền thống, cho nên nghề làm gối mây làng Tiên vẫn còn khả năng phát triển tốt.

2.2.1.4. Nghề thợ mộc

Nghề này cũng phát triển mạnh ở làng Đại Lại và làng Cựu Hào, nhất là xóm Cồn Dâu. Trước đây làng Đại Lại có nhiều thợ xẻ gỗ, nhiều thợ đóng đồ hàng ngang giỏi. Từ cây gỗ lớn, theo những đường chỉ mộc đã nẩy, hai người thợ với một cây cưa xẻ đã bóc dần thành các tấm gỗ phẳng phiu có độ dày mỏng tùy theo ý muốn của người sử dụng. Rồi từ những tấm gỗ ấy, bàn tay tài hoa của người thợ đã làm ra nhiều sản phẩm như tủ, bàn ghế, tràng kỷ... ngày nay lại sáng tác ra nhiều loại tân tiến, tùy theo sở thích và nhu cầu của người đặt hàng. Khi nghề sơn mài phát triển, với tài nghệ làm mộc trong tay, người Đại Lại còn làm các sản phẩm sơn mài, kỹ thuật không kém thợ Hổ Sơn, Ngọ Trang, Vân Bảng.

Thợ mộc Cồn Dâu (Cựu Hào) nổi tiếng khắp vùng với nghề làm nhà cửa, dựng đền chùa đình miếu. Chỉ cần dây thước, hộp mực tầu, cây bút chì và các dụng cụ cưa đục chạm bào, với chiếc rìu vạn năng, người thợ mộc Cồn Dâu biết tính tốn sắp xếp những cây gỗ to nhỏ, dài ngắn, cong thẳng vào đúng vị trí tạo nên một khung nhà vững chắc, đẹp mắt và vừa ý chủ nhà. Làng có nhiều tốp thợ. Mỗi tốp thợ thường do thợ cả (ơng phó mộc) phụ trách cả thợ bạn và thợ phụ thường đứng ra nhận việc và chỉ huy việc thi công. Trước đây, khi làm cơng trình nào, người ta thường thuê ba bốn tốp thợ, mỗi tốp làm một vì hay một gian. Đến ngày dựng, tốp nào hồn thành cơng việc sn sẻ, làm đúng, làm đẹp thì được thưởng. Những lần thi đua như thế, thợ mộc Cồn Dâu đều giành được phần thắng và do đó mà nổi tiếng. Ở Cồn Dâu, đàn ông ai cũng biết nghề. Cách truyền nghề là cha dạy cho con, anh kèm em, thợ chính kèm thợ phụ; ai sáng dạ, khéo tay tinh mắt thì trở thành thợ lành nghề. Nhiều người đã đi chuyên sâu vào nghề đục chạm. Những mảnh chạm bong, chạm lộng tứ linh, long sào, ẩn hiện trong mây hỏa đao mang theo dấu ấn

nghệ thuật đời Lê trên cột, cánh cửa và toàn bộ mặt tiền của cung đệ nhất đền Cồn Dâu do các nghệ nhân trong làng sáng tạo nên.

Ngày nay, đời sống nhân dân được nâng cao, nhà cửa xây dựng kiên cố, bê tơng hóa thay thế nhà tre gỗ, do đó nghề mộc Cồn Dâu khơng còn thịnh vượng như trước. Riêng nghề đóng hàng ngang của làng Đại vẫn cịn tồn tại và phát triển.

2.2.1.5. Nghề đan thuyền nan

Nghề đan thuyền nan tuy không phổ biến, nhưng làng nào cũng có một số người biết làm. Sống ở vùng đồng chiêm trũng “sáu tháng đi bằng tay” nên phải dùng thuyền nan. Thuyền có nhiều loại, thuyền nhỏ dành cho người đi cắm câu, thả lờ, có thể len lách được vào bụi rậm, bờ ruộng, vừa thuận lợi lại có thể di chuyển nhanh bằng hai chiếc chèo nhỏ cầm tay, nên còn gọi là thuyền bơi. Thuyền phổ biến được dùng trong các gia đình là thuyền ba thang. Thuyền thường dài khoảng 3 mét, dùng sào để chống hoặc đóng cột chèo. Ngồi ra cịn những chiếc thuyền lớn (đị nan) có thể chở được 15 – 20 người một chuyến. Vật liệu để đan thuyền là nứa và tre. Khi cạp thuyền, người ta dùng dây mây hoặc dây ráng. Ráng là một loại cây dây leo thường mọc ở bờ ao, thân mềm, dai, chịu nước nên buộc thuyền rất bền. Để chống nước thấm rò vào thuyền, người ta lấy vỏ cây sắn (sắn ăn quả, còn gọi là sắn tàu) cạo sạch lớp ngoài đem băm nhỏ giã nát rồi ngâm nhuyễn, bốc bỏ vào thuyền, dùng tàu dừa xát đi xát lại lòng thuyền nhiều lần để vít kín các khe hở, lấy nước vỏ sắn quét đi quét lại nhiều lần cả trong và ngoài thuyền rồi phơi khô, thử lại dưới nước rồi đem dùng. Đan thuyền là một kỹ thuật khó, nan phơi đều, đan thật khít theo một cơng thức nhất định. Để dễ truyền nghề cho con cháu, các nghệ nhân xưa đã đúc kết thành câu “Cất tứ, cất nhị, xụ xị đè ba”, nghĩa là khi đan, cứ cất lên bốn nan hoặc hai nan lại đè xuống ba nan. Cách truyền nghề như vậy trong dân gian vừa mộc mạc, giản dị, vừa dễ tiếp thu, mang âm hưởng đồng dao, hiệu quả tiếp thu rất tốt.

2.2.1.6. Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây

Các làng xã trong vùng trước đây đều có nghề làm gạch, ngói để xây dựng các cơng trình của làng cũng như xây nhà cho dân. Những nhà có lị gạch, ngói đều khá giả, hoặc là những chức sắc trong làng, thuê người làm và thu mua củi, rơm rạ để đốt lò, người thợ lấy đất thịt thái thật nhỏ, nhào thật nhuyễn rồi đóng vào các

khn gạch kích thước khác nhau: gạch vồ thường vuông, mỗi cạnh khoảng 30 – 40cm, dày tới 4-5cm. Gạch vồ thường để xây tường những ngơi đền lớn, hoặc lát sân đình, chùa. Loại gạch vng cỡ 20 x 30cm dày 2 - 3cm dùng để lát nền đình chùa hoặc các nhà ngói của dân. Cịn gạch để xây tường chủ yếu là gạch lục, gạch thất, gạch bát (sáu, bảy, tám) dày 2cm. Gạch này phải làm mỏng vì ngày xưa khơng đốt bằng than đá mà đốt bằng củi và rơm rạ, nên gạch dày q khơng chín đều được. Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong vùng có nhiều lị gạch lớn, tiêu biểu là lị gạch của ơng phó Tụ, sản xuất quanh năm, cung cấp cho nhiều làng của các vùng xung quanh. Gần đây, các hợp tác xã nơng nghiệp đều có lị gạch ngói sản xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã. Từ khi có “lị gạch dã chiến” kiểu Triều Tiên, các gia đình đều chủ động đóng gạch để xây nhà kiên cố. Làng Hồ Sen mỗi năm sản xuất hàng triệu viên gạch, vừa để làm nhà, vừa để bán lấy tiền xây nhà.

Nghề thợ xây mới hình thành ở vùng này từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà nhu cầu sử dụng các cơng trình sân kho, nhà kho, trụ sở của hợp tác xã nông nghiệp ngày càng tăng, các tay thợ xây được tập hợp trong tổ hợp tác xã quản lý, vừa làm vừa học, lúc đầu chấm công theo công điểm chung của hợp tác xã, sau theo kiểu khoán gọn từng cơng trình. Qua lao động, tay nghề được nâng cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nên thợ nề trong vùng đã được nhận làm các cơng trình phức tạp như các trường học cao tầng của xã Vĩnh Hào, cầu cống có trọng tải lớn, và gần đây đã góp phần xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo ở làng Si và làng Đại cùng nhiều cơng trình cao tầng trong nhân dân.

Nghề làm mộc, làm gạch và làm nề là những nghề thủ cơng mang tính chất nghề phụ. Người thợ khi mùa màng thu hoạch hoặc gieo trồng xong vẫn làm việc ở nhà, kết hợp được với cơng việc của ngành nghề, góp phần nâng cao đời sống.

Các ngành nghề thủ công cổ truyền mặc dù là nghề phụ nhưng lại là một ngành sản xuất quan trọng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tạo được việc làm tại chỗ cho người lao động. Vào những năm 1989 – 1991, thị trường Đông Âu và Liên Xơ có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành sơn mài ở làng Đại Lại, ngành mây tre đan ở Tiên Hào và làng Si, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ kịp, vốn bị ứ đọng. [21, 291]. Đến năm 1992, ngành thủ công

thu nhập 800 triệu đồng, năm 1993 thu nhập 1 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 1990, chiếm 16% tổng giá trị công nông nghiệp của xã Vĩnh Hào. [ 21 , 291].

2.2.2. Nghề dạy học và nghề làm thuốc

Nghề dạy học và nghề làm thuốc là hai nghề mang tính chất nhân văn cao, vừa mang lại trí tuệ cho con cháu, vừa cứu thế độ nhân, là nghề của những người có học thức.

2.2.2.1. Nghề dạy học

Là vùng chiêm trũng của huyện Vụ Bản nhưng nơi đây lại có truyền thống hiếu học, trọng đạo tơn sư. Tuy đời sống hạn hẹp, đi lại khó khăn nhưng việc học hành ở đây lại được coi trọng từ rất sớm. Làng nào cũng có “nhà học” , có ruộng để ni thầy. Những nhà khá giả thì mời thầy về nhà ni để dạy con cháu. Các gia đình trong làng muốn gửi con vào học phải được gia chủ đồng ý và cùng đóng góp để nuôi thầy. Các thầy dạy chữ Hán ngày trước được dân làng kính trọng gọi là thầy đồ hay cụ đồ. Những người đỗ tú tài, cử nhân thì hay mở trường tại nhà. Cụ đồ xưa đội khăn xếp, mặc áo dài, quần trắng, ngồi trên sập, học trò ngồi dưới phản hoặc trải chiếu dưới đất chăm chú ngồi nghe thầy giảng giải kinh sách. Nhiều học trò đã thành đạt từ các lớp học như thế.

Trong vùng có hai lị đào tạo nhân tài nổi tiếng là lò họ Phạm làng Si và lò họ Nguyễn làng Cựu Hào. Cuối thế kỷ XVII, cụ Phạm Thuần Hậu làm Thừa chính sứ Lạng Sơn đã mời thầy về nhà dạy cho con cháu, học trò trong làng và nhiều làng khác đã đến học. Lò học này của họ Phạm làng Si đã đào tạo được một tiến sĩ, bốn cử nhân và hàng chục tú tài. Người mở đầu chấn hưng việc học ở làng Cựu Hào là cử nhân Nguyễn Xưởng làm Tả mạc trấn Kinh Bắc thời Lê Trung Hưng. Sau ông cáo quan về nhà dạy học, học trị theo học rất đơng đã đào tạo được nhiều vị khoa bảng. Nhiều bậc khoa bảng có tài trong nghề dạy học như Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Thuyên, Huấn đạo huyện Gia Viễn cử nhân Nguyễn Văn Giáp, Tiến sĩ đốc học Hải Phịng Nguyễn Văn Tính, đều là người làng Cựu Hào.

2.2.2.2. Nghề làm thuốc

Người dân trong vùng đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều bài thuốc dân gian chữa các bệnh thơng thường như, cảm thì lấy các loại lá thơm, lá tre rửa sạch, đun sôi rồi xông cho ra mồ hôi. Đau mắt lấy lá cây dành dành vào lúc mặt trời đã lặn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)