Các cơng trình kiến trúc làng Đại Lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 86)

1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

3.5. Các cơng trình kiến trúc làng Đại Lại

Phía Đơng làng Đại Lại có đền Trung thờ Đơng Hải Đại Vương, vị thần này là Đoàn Thượng, một cựu thần đời Lý. Sau khi triều đại nhà Trần được thành lập, Đồn Thượng khơng phục đã nổi binh chống lại, huy động dân các vùng ven biển gây cuộc nội chiến chống nhà Trần. Sau trận thất bại ở Đồng Đao (Hưng Yên) Đoàn Thượng đã tự sát. Nhà Trần cho là người có nghĩa khí nên cho lập đền thờ, trong đó có làng Đại Lại. Đền có ba cung, cung đệ nhất hai gian dọc, vốn xưa là miếu tiền đao hậu đốc, đến năm thứ năm đời Thiệu Trị (1845) thì sửa lại, mở rộng tiền đao thành cung đệ nhị. Gian trong cùng còn lưu giữ một mảng chạm mặt nguyệt có mây hỏa đao. Khám thờ sơn son thiếp vàng đặt trên bệ, trong có thần vị Đơng Hải Đại Vương Đồn Thượng. Gian ngồi có hương án lớn, có bát hương gốm da lươn, có hịm đựng năm sắc phong và ngọc phả đời Nguyễn Tự Đức. Cửa cung đệ nhất còn mảng chạm bằng nghệ thuật đời Lê thế kỷ XVII, miêu tả cảnh rồng chầu mặt nguyệt, rồng tranh châu, rồng ngậm ngọc, rồng uốn lượn trong mây hỏa đao cùng với phượng, nghê, sóc.

Cung đệ nhị hẹp, có đặt hương án và ngai thờ. Hai bên cột có treo câu đối, nội dung như sau:

Danh châu nhất trận kình ba thiếp Linh miếu thiên thu hổ lĩnh cao (Một trận châu xưa kình nghê thiếp Ngàn thu linh miếu núi hổ cao)

Cung đệ tam là tiền đường năm gian, được trùng tu năm Khải Định thứ 10 (1925). Cung có ba bức hồnh phi đẹp, trong đó có bức: “Kiến nghĩa bỉnh trung” (rất trung thành vì việc nghĩa). Hai bên các cột có nhiều câu đối. Trong đó, tiêu biểu

Lý Trần đường bệ lưu danh trấn Hổ Vĩnh giang sơn thọ cổ từ

(Tên tuổi vang lừng hai triều Trần Lý Đền xưa đẹp mãi núi Hổ sông Chanh)

Cung có hương án mặt tiền cao đẹp, đồ bát biểu cổ kính, đơi hạc gỗ chầu hai bên (cao 1,8m). Đền còn cỗ kiệu bát cống đời Nguyễn. Cảnh quan của đền phong quang, sâu rộng, phía trước có hồ bán nguyệt.

Phía Tây Nam làng có đền nghè, thờ thổ thần “Bản thổ Minh đạt chi thần”, cịn có sắc phong đời Duy Tân và Khải Định... Đền làm năm Thành Thái thứ 4 (1892) theo kiểu chữ Đinh. Cảnh quan đẹp, có giếng và cổng nghè, vì thế gọi là đền Nghè. Đền có đơi câu đối như sau:

Anh linh bảo hộ sơn hà cựu Miếu mạo nguy nga đống vũ tân (Tổ quốc linh thiêng luôn bảo vệ Miếu đền tạo dựng thật nguy nga)

TT Làng Tên cơng trình Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích mặt bằng (m2)

1 Làng Cựu Hào

Chùa Cựu Hào 1250 2485

Đình Cựu Hào 770 2124 2 Làng Hồ Sen Chùa 292 2925 Đền 270 1690 3 Làng Vĩnh Lại Chùa Si 936 Đình Si 1345 Nhà thờ 1683 Lăng 1560 4 Làng Đại Lại Nhà thờ Giáp I 850 1777 Nhà thờ Giáp II 1030 1620 Chùa Ngồ (Ngộ Tiên) 890 2280 Nhà thờ Xứ 1930 10425 Đình Chung 1255 1255 Đình Nghè 210 210 Chùa Hương Tản 3382 4212 Chùa Phúc Lâm 650 4205 Nhà thờ họ giáo 3500 4378

5 Làng Tiên Hào Chùa + Đình 4500 8506

Miếu 250 250

Bảng 3.1: Tổng hợp các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo ở xã Vĩnh Hào năm 2010

Tiểu kết chƣơng 3

Tơn giáo, tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng trong văn hóa của các dân tộc. Nó biêu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các tín ngưỡng đã được hình thành, gắn liền với nghề nông trồng lúa nước. Tiếp đến là sự du nhập các tơn giáo nước ngồi vào nước ta rồi được Việt hóa và tồn và tồn tại cho đến ngày nay. Đồng bằng bắc bộ là nơi cịn lưu giữ được nhiều tín ngưỡng gắn với nghề trồng lúa nước, cùng với việc tôn thờ nhiều vị anh hùng dân tộc. Tuy vậy, tín ngưỡng bản địa, tôn giáo trong quá trình phát triển của cộng đồng làng xã, khơng

tránh khỏi có sự tranh chấp ảnh hưởng lẫn nhau nhưng không sâu sắc. Qua những cơng trình kiến trúc tơn giáo, chúng ta phần nào nhận diện được các tín ngưỡng tơn giáo đó, cũng như quan điểm thẩm mỹ của các nghệ sỹ dân gian, khát vọng của người dân gửi gắm vào những cơng trình ấy.

Ở các làng xã Vĩnh Hào, các tôn giáo như Nho, Phật, Lão hầu như có sự đồng nhận lẫn nhau cùng với tín ngưỡng dân gian trong các làng xã, tạo nên và làm phong phú thêm nhiều tập tục tốt đẹp trong nhân dân, cũng có sự phối hợp trong lễ nghi ở các đền, chùa. Các tôn giáo này khơng có sự bài xích nhau, mà chung sống với nhau, nương tựa vào nhau làm giàu thêm cuộc sống tinh thần của cộng đồng làng xã. Mặt khác, các tôn giáo này, nhất là Nho giáo còn củng cố đạo lý làm người và những giá trị luân thường, nếp sống đạo đức, phẩm hạnh con người trong gia đình, ngồi xã hội, trên cơ sở nếp sống truyền thống là sự tương thân tương ái tôn trọng lẫn nhau, có tơn ti trật tự, giữ gìn sự bình n trong thơn xóm, hiếu thuận trong gia đình, hài hịa trong cuộc sống. Đạo Thiên Chúa từ phương Tây du nhập vào, về tín ngưỡng và lễ nghi khơng có sự đồng nhận, nhưng tính chất bình đẳng bác ái, thương yêu nhân loại, tính hướng thiện cao, nên tồn tại và phát triển khơng có sự xung khắc nặng nề, góp phần vào sự đoàn kết trong cộng đồng, vào sự đa dạng hóa nền văn hóa, nếp sống và kiến trúc tơn giáo ở địa phương. Các cơng trình kiến trúc tơn giáo ở Vĩnh Hào mà chúng tơi tìm hiểu trên đây đều là những cơng trình được xây dựng và tu tạo từ thời Hậu Lê đến nay. Cổ nhất là đền và chùa Vĩnh Lại được xây dựng khoảng từ thế kỷ XVII – XVIII. Các cơng trình này đều xây dựng theo những phong cách kiến trúc truyền thống. Có amột điểm đặc biệt là ở đây đan xen cả những cơng trình kiến trúc của các tín ngưỡng dân gian như thờ Mẫu, thờ Thành Hồng, hịa cùng với các ngơi chùa của đạo Phật thấp, những ngôi nhà thờ theo kiểu tháp cao vút của đạo Thiên chúa tạo nên một diện mạo rất riêng cho các làng quê này. Làng Đại có cả 1nhà thờ Xứ, 2 nhà thờ họ đạo và cũng là làng có 3 chùa (Chùa Ngồ, chùa Hương Tản, chùa Phúc Lâm). Điều này chứng tỏ ở đây khơng có sự kỳ thị tơn giáo, các tơn giáo đều hịa đồng với nhau, thể hiện tính tổng hợp trong tiếp nhận các tơn giáo ngoại nhập của người dân vùng chiêm trũng này nói riêng và vùng châu thổ Bắc bộ nói chung.

CHƢƠNG 4 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƢ DÂN XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH 4.1. Vùng đất có nhiều ngƣời đi học

Vụ Bản là mảnh đất ngàn xưa văn hiến, có truyền thống hiếu đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Nhà Toán học với nhiều giai thoại, huyền thoại Lương Thế Vinh, được mệnh danh là Trạng Lường xưa, cũng như nhà thơ thân thuộc, đậm hồn quê Nguyễn Bính mãi mãi là niềm tự hào của miền quê Vụ Bản.

Là vùng đất chiêm trũng cuối huyện, xa các trung tâm văn hóa, rất khó khăn về việc học, vậy mà người dân ở năm làng vùng trũng cuối huyện vẫn gắng sức vươn lên, phát huy truyền thống hiếu học. Xưa và nay đều khẳng định đây là một mảnh đất khoa cử, có nhiều danh nhân văn hóa – lịch sử, không thua kém gì các vùng khác. Các làng đều có lị luyện nhân tài, làng nào cũng có trường lớp dạy học, có ruộng ni thầy đồ, có đất cơng làm trường lớp cho con em học tập mà tiêu biểu nhất là lò học làng Cựu và làng Si. Lò học làng Cựu Hào lớn hơn, nhưng lò học làng Si sớm hơn.

Làng Kẻ Si có dịng họ Phạm Đình, hưng vượng từ đời Thượng tướng quân Cẩm phú hầu Phạm Phúc Quảng vào đầu thế kỷ XVII đời Lê Trung Hưng. Con trai là Phạm Thuần Hậu làm Thừa chính sứ Lạng Sơn. Truyền thống tơn sư trọng đạo đã có từ rất sớm. Những bậc danh sĩ trong vùng cùng nhân dân dựng trường sở, góp gạo nuôi thầy, tạo điều kiện cho con cháu học tập. Trường học họ Phạm làng Si đã tồn tại hàng mấy chục năm giữa hai thế kỷ XVII – XVIII. Học trò từ những làng xung quanh cũng xin đến học. Con trai ơng Phạm Thuần Hậu là Phạm Đình Kính cùng học với bạn là Phạm Công Thưởng người làng Hồ Sen, mười năm chung đèn sách, đều đậu Cống sĩ (cử nhân) và vào năm 1710, Phạm Đình Kính đậu Tiến sĩ. Ba con trai của ông là Phạm Công Thận, Phạm Đôn Mẫn và Phạm Đình Huấn đều đậu Cống sĩ. Cháu chắt của ơng có hàng chục người đậu Sinh đồ (Tú tài), tiếp tục dạy học ở làng như Phạm Đình Tuyển, Phạm Đình Nhuệ. Họ Phạm Hữu làng Si có Phạm Đình Dự đậu Cống sĩ năm 1762 đời Lê Cảnh Hưn, làm chức thừa huyện Thiên Bản [20, tr65].

Làng Cựu Hào, từ Cống sĩ Nguyễn Xưởng làm Huấn đạo Tả mạc trấn Kinh Bắc đời Lê Trung Hưng mở đầu trấn hưng việc học. Nhà Lê suy vong, ông chán

cảnh quan trường trở về quê mở trường dạy học. Học trò hơn 300 người, nhiều người thành đạt. Cháu nội là Nguyễn Thuyên, đậu cử nhân, dạy học 17 năm liền làm tới chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Họ Nguyễn Cựu Hào nay đã có nhiều người đỗ đạt cao: 01 Tiến sĩ, 02 Cử nhân và 04 Tú tài. Tuy nhiên sự học không phải bao giờ cũng thuận lợi, có nhiều người gặp gian truân trên con đường cử nghiệp. Nguyễn Thuyên đậu 03 khóa Tú tài rồi mới đậu Cử nhân. Em trai Nguyễn Thuyên là Nguyễn Thành đậu tới 7 khóa Tú tài (là ơng nội của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tính). Nguyễn Ngọc Đường đậu 4 khoa Tú tài. Con trai của Nguyễn Thuyên là Nguyễn Khâm đậu 4 khóa Tú tài. Ngày nay, họ Nguyễn ở Cựu Hào cũng đang phát huy truyền thống tốt đẹp đó, đã có 08 người là Giáo sư, Tiến sĩ, hơn 50 người có học vị Cử nhân, giữ nhiều chức vị quan trọng trong các ngành khoa học, tiêu biểu là Anh hùng lao động, Thầy thuốc Nhân dân Giáo sư Viện phó Viện Y học dân tộc Việt Nam Nguyễn Sĩ Lâm.

Ở làng Tiên Hào có ơng Vũ Đình Du đậu Cống sĩ năm 1772 và Giám sinh Quốc Tử Bùi Huệ Tĩnh. Ông Vũ Đình Du làm Tri huyện Thanh Hà (Hải Dương) kiêm thượng tá phủ Thượng Hồng. Con trưởng là Vũ Huy Phan, đời Gia Long có đi thi Hương nhưng khơng đậu. Ơng học giỏi, lại có tài thơ phú, được dân yêu quý thường gọi là cụ nho Tiên. Ông đã viết bài tản văn ca ngợi cảnh đẹp của làng Cựu Hào, được giới nho sĩ đương thời khen ngợi. Thời bấy giờ huyện Thiên Bản thường truyền nhau câu “Phú Nho Tiên, tiền Trương Duệ” (Phú giỏi nhất là ông nho Tiên Hào, tiền nhiều nhất là ông Trương làng Dư Duệ).

Làng Đại Lại có họ Nguyễn và họ Mai nhiều người theo đuổi sự nghiệp học hành khoa cử, thường làm trùm trưởng tư văn hàng xã. Họ Nguyễn đời Tự Đức có người thi Hương 5 lần đều đậu Tú tài, làm quan được phong tước Hùng Đức Nam. Họ Mai đời Lê có người đậu Sinh đồ làm tri phủ Trường Khánh và một người đậu Tú tài đời Nguyễn. Ngày nay họ Mai có 2 người đậu Tiến sĩ kinh tế ở nước ngoài.

Các họ Nguyễn, Phạm làng Hồ Sen có một vị Cống sĩ (cử nhân) và 14 vị đậu Tú tài. Họ Phạm, dòng dõi tể tướng Phạm Trọng Yêm đời Tống, dời cư sang vùng Yên Tử - Đông Triều (Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay). Năm 1523 (Quý Mùi), có ơng Phạm Thủ Lương đậu Sinh đồ làm Huyện thừa huyện Thiên Bản đã dời cư về làng Hồ Sen. Đến đời thứ 7 có hai anh em đậu Sinh đồ (tú tài) là Phạm Công

Phụng và Phạm Trực Biên. Phạm Công Phụng sinh ra Phạm Công Thưởng đậu Cống sĩ năm Chính Hịa thứ 20 đời Lê lúc 21 tuổi, khoa Nhâm Ngọ ( năm 1702). Ông Thưởng ham đọc sách, thích làm thơ, cả thơ nơm, thích truyện truyền kỳ, truyện dân gian, ham nghiên cứu lý số. Ơng khơng làm quan, ở nhà dạy học. Con thứ 5 của ông là Phạm Công Đán, đậu Sinh đồ, ham học võ, làm Đồn điền sứ phó sở sứ ở Đơng Lâm, có cơng chiêu mộ dân thường đi khai hoang. Con trưởng Văn Đán, là Phạm Thọ Bình, hai lần đi thi đều đậu Sinh đồ, rồi về nhà dạy học. Ơng có cơng đề xướng và tổ chức đào mương nối liền sông Mậu Điền với sông Đấu để chống úng cho làng.

Làng Vĩnh Lại, ngoài Tiến sĩ Phạm Đình Kính và gia đình có nhiều người đỗ đạt, thì họ Phạm Hữu có Phạm Hữu Khánh (tức Phạm Đình Dự) đậu Cống sĩ năm 1762 (khoa Nhâm Ngọ đời Lê Cảnh Hưng). Ông dự thi Hội nhưng chỉ đạt tam trường, được bổ làm huấn đạo phủ Nam Sách (Hải Dương). Đời Nguyễn Tây Sơn về làm Trợ giáo huyện Thiên Bản. Họ này cũng có nhiều người thi cử đỗ đạt cao, như Phạm Hữu Cự dự thi Hương, làm Thông huyện, huyện Vụ Bản, Phạm Hữu Giảng đậu Tú tài năm Thành Thái thứ 3 (1891). Đến nay, họ Phạm Hữu đã có người đạt học vị Tiến sỹ, được phong hàm Phó giáo sư. Họ Vũ có ơng Vũ Đức Hành đậu Tú tài, làm Huyện thừa ở Bắc Giang. Thời Pháp thuộc có ơng Vũ Đức Bích đậu bác sĩ y khoa, hiện nay có con là Vũ Đức Bảo đậu Tiến sĩ ở Pháp.

Như vậy, vùng này trong thời phong kiến Lê Nguyễn đã có 2 vị Tiến sĩ (cả huyện Vụ Bản có 14 Tiến sĩ) hơn 10 vị đậu cử nhân và hơn 30 tú tài. Rõ ràng đây là một vùng đất học, có truyền thống hiếu học, xưa và nay đều được phát huy.

Điểm nổi bật là các bậc khoa cử nho học ở vùng này là những người trọng thực học, thích làm kinh tế, cũng có nhiều người dốc sức theo đuổi hai nghề cao quý, mang đậm tính chất nhân văn được người đời tôn trọng là nghề dạy học và nghề làm thuốc chữa bệnh. Nghề dạy học, tiêu biểu nhất là họ Phạm làng Si và họ Nguyễn Cựu Hào. Cụ Nguyễn Thuyên (được vua Thiệu Trị đổi tên là Nguyễn Công Hợp) chỉ đậu cử nhân mà được nhà vua Thiệu Trị và Tự Đức đề cử là Tế tửu Quốc Tử Giám, đứng đầu trường Đại học Quốc gia của triều Nguyễn. 17 năm dạy học, ông đã đào tạo được 3Thám hoa, 17 Tiến sĩ, 7 Phó bảng, 24 Cử nhân và rất nhiều Tú tài. Cụ tú Nguyễn Thành cũng đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, trong

đó có tiến sĩ Tế tửu Quốc Tử Giám Khiếu Năng Tĩnh (người làng Trực Mỹ, xã Yên Cường, huyện Ý Yên). Cụ Tú Nguyễn Khâm mở trường dạy học, học trị có trên nghìn người, nhiều người thành đạt. Cụ nghè Nguyễn Văn Tính làm đốc học Hải Phòng. Đường học hành khoa cử đã vậy, đường y quan cũng rất đẹp. Nhiều cụ làng Cựu Hào là những y sư nồi tiếng của triều đình nhà Nguyễn, là những thầy thuốc giỏi tận tình cứu chữa cho nhân dân, đặc biệt là mở trường dạy nghề làm thuốc, đó là việc xưa nay hiếm. Mở đầu nghề làm thuốc là cụ Nguyễn Truyền người làng Cựu Hào, một danh y đầu đời Nguyễn, cụ truyền lại nghề y cho con là tú tài Nguyễn Hướng, cụ Hướng vừa chữa bệnh vừa đúc kết lại kinh nghiệm chữa bệnh của mình và truyền lại cho con cả là Nguyễn Định. Cụ Định là học trò của cụ Nguyễn Thuyên, đậu hai khóa tú tài, theo cha nghiên cứu sâu về y lý, đúc kết nhiều kinh nghiệm chữa bệnh đương thời, viết thành sách mở trường dạy học. Hơn chục năm, học trò học nghề thuốc có hơn ba trăm người thành đạt thành đạt chủ yếu là người Thanh Hóa. Cụ Định có hai người con là Nguyễn Phối và Nguyễn Ninh (thường gọi là cụ Tư Ninh) được cha truyền cho nghề thuốc từ nhỏ, cũng giỏi nghề làm thuốc. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) nhà vua bị bệnh hiểm nghèo, nghe tin cụ Nguyễn, Cựu Hào có nghề làm thuốc giỏi đã xuống chiếu vời vào cung. Cụ Định cùng hai người con là Nguyễn Phối và Nguyễn Ninh vào triều hội chẩn và chữa cho vua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)