Lễ tiết chung làng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 114 - 118)

1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

4.3. Lễ tiết trong một năm

4.3.2. Lễ tiết chung làng xã

Mỗi khi vào Tết nguyên đán, đêm 30 tháng chạp các đền đều tế giao thừa, lễ xông đền. Từ mồng 1 đến mồng 3, các giáp được phân công lần lượt đưa lễ vật (mâm xôi, con gà) ra lễ Thánh. Đối với đồng bào theo đạo Thiên chúa thì từ đêm 30 đến mồng 4 tết tất cả đều đọc kinh cầu nguyện cho tổ tiên và ngày việc họ, bà con giáo dân cũng thường về nhà thờ họ để dự lễ. Đây cũng là điểm đặc biệt của địa phương, bởi mặc dù có một bộ phận dân cư theo đạo Thiên chúa nhưng những nét văn hóa chung của cư dân làm nông nghiệp lúa nước, tục thờ cúng tổ tiên vẫn in dấu ấn rất đậm trong văn hóa của các đồng bào Cơng giáo. Điều này chứng tỏ rằng nhân dân nơi đây đã biết sống hịa mình với cuộc sống của cộng đồng, tạo nên mối đoàn kết vơ cùng bền chặt. Nó cũng là dịp giao lưu văn hóa, tạo nên sự thống nhất và đa dạng trong văn hóa của khối cư dân vùng trũng này.

Tết Thượng nguyên

Ngày tết Thượng nguyên được tổ chức ở đền và chùa. Đây là ngày tết cũng quan trọng với cư dân nơi đây, vì sau khi tổ chức xong ngày lễ này, những người đi làm ăn xa mới lên đường. Tuy nhiên, ở làng Si vào ngày này còn làm lễ tế quan bản thổ long thần (đức Long thần đại vương) tại một miếu nhỏ ở cạnh chùa, trong miếu có tượng của vị thần này). Theo lệ làng thì tháng Giêng làm lễ quàng khăn đỏ và che màn khám thờ. Đến rằm tháng Giêng, nhà chùa lại làm lễ tại miếu, lúc đó màn khám thờ mới được vén lên.

- Lễ Khánh hạ (lễ Kỳ Phúc) là lễ hội lớn nhất, trọng thể nhất của các làng, thường được tổ chức từ mồng 1 đến rằm tháng 2 âm lịch, kéo dài từ hai đến ba ngày và phân ra như sau:

- Lễ khánh lão (yến lão) là một phong tục đẹp đẽ của người Việt từ xưa đến nay, thể hiện sự tôn trọng những người cao tuổi, cầu mong thần linh phù hộ cho những người cao tuổi trong làng mạnh khỏe. trường thọ để giúp đỡ dân làng, dìu dắt con cháu trong cuộc sống.

Theo phong tục của địa phương thì những người đến tuổi 55 đều được lên lão. Trong ngày lễ khánh lão những cụ được lên lão và những cụ tròn 60, 70, 80 tuổi, 90 tuổi sẽ sắm lễ vật gồm xôi (5 đấu gạo), gà, trầu, rượu ra đền lễ thánh. Lễ xong, đại diện chức dịch chúc mừng và đưa trầu, rượu mời các cụ, lễ vật hạ xuống mời hội lão và các quan viên đến tham dự thưởng thức. Sau đó lễ khao lão cịn tổ

chức tại gia đình, nhà khá giả thì làm cơm, nhà khơng có thì trầu nước mời dân làng. Lễ khánh lão làng Hồ Sen có nhiều nét đặc sắc hơn, lễ vật gồm một mâm xôi rền, một con gà trống luộc “đầu cơng mình cuốc” cổ vươn cao, hai cánh giang rộng đặt đứng trên cũi mía; ba con cá chép vừa phải, mổ bụng, đan lồng cho vào bụng, khâu lại, nướng chín vàng đều nhưng phải giữ cho vây, vẩy còn nguyên vẹn rồi xếp một hàng trên cũi mía ngang hàng với gà; một mâm 40 quả nem gói vng, buộc lạt đỏ đặt trên mâm bồng có nhiều lá sung để phía dưới. Tục lệ khao lão bằng lễ vật gà, cá đặt trên cũi mía nhiều dóng, nhiều tầng, thể hiện sự kính trọng người già, thắt chặt thêm quan hệ tình cảm giữa các thế hệ trong làng.

Sang ngày tiếp theo là lễ “cắt cột”. Các trai làng tới tuổi 18 sắm lễ mâm xôi, con gà ra đền lễ thánh, lễ xong mời quan viên hưởng lộc. Từ sau buổi lễ này người sửa lễ được nhận ruộng công và thực hiện nhiều nghĩa vụ với dân làng. Đây có thể coi là lễ trưởng thành cho mỗi con người.

Buổi chiều, dân làng chuẩn bị cho lễ kỳ phúc được tiến hành vào ngày hôm sau. Giáp đăng cai chuẩn bị lễ vật, quan viên phân công tế lễ, thủ từ mang trầu rượu đi mời các vị thần ở các phủ, miếu và đền; các giáp làm các trạm bái vọng. Cổng chào làm bằng cốt tre bện rơm, có kết hình long ly, quy, phượng, phía trên là hàng chữ Hán “Hữu cầu tất ứng” cũng kết bằng rơm.

Ngày thứ 3 là lễ kỳ phúc tại sân đền, cầu mong chư vị thánh thần ban phát cho dân nhiều phúc lộc, mùa màng phong đăng hòa cốc, vật thịnh dân an, vì vậy ngày lễ này rất long trọng. Đầu tiên là lễ rước kiệu quanh làng theo tuyến đường đã định. Đi đầu đám rước là cờ, chấp kích, bát biểu, người cầm hoa và đoàn múa sư tử, tiếp theo là phường bát âm, phường trống. Trung tâm của đám rước là kiệu thánh, kiệu thần, kiệu hậu và kiệu thờ các vị tổ các dịng họ đã có cơng khai phá dựng nên làng. Đi sau kiệu là quan viên hàng xã. Đám rước đã làm cho khơng khí làng xã trở nên từng bừng, náo nhiệt, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân trong làng.

Khi kiệu rước trở lại đến sân đền thì lễ vật được trình lên và tiến hành lễ tế thánh, thần. Những người hành lễ đứng nghiêm chỉnh trước hương án, quan viên và dân làng hàng lối chỉnh tề hai bên tả hữu, nhất thiết phải tuân theo sự điều hành của người xướng tế. Chín hồi chiêng trống vang lên và các nghi lễ được tiến hành một

cách trang nghiêm và tơn kính, tỏ rõ lịng thành kính, biết ơn của dân làng đối với các bậc tiền bối.

Các trò chơi như đánh cờ tướng, đánh tam cúc, thi vật, thi chạy, nhảy xa, nhảy sào, thi bơi, thi leo cầu phao... được tiến hành vào buổi chiều. Buổi tối là thời điểm của gánh chèo địa phương diễn xướng, có năm lại mời thêm gánh chèo của làng khác sang giao lưu. Lễ kỳ phúc là ngày hội lớn nhất, vui nhất trong năm của làng, thường được gọi là “làng vào đám”. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư nơng thơn.

Các làng xã ở vùng trũng này đều tổ chức lễ kỳ phúc theo các bước như trên. Tuy nhiên ở từng làng lại thể hiện những nét riêng độc đáo. Chẳng hạn như làng Hồ Sen đêm trước ngày lễ kỳ phúc cịn có thêm lễ trạch nhật và lễ mật đảo.

Lễ trạch nhật được tiến hành từ tối đến nửa đêm. Trong thời gian này các nhà trong làng khơng nhà nào được động thổ, khơng được xay thóc, giã gạo, cịn trong đình thì ơng từ chỉ thắp đèn đỏ chứ không được thắp hương.

Lễ mật đảo được tiến hành từ đêm đến sáng. Sau ba hồi chiêng trống các cụ bắt đầu làm lễ. Sau đó, các cụ trong ban hành lễ thay nhau ngồi mật đảo, cứ bốn cụ một lần vào thắp hương, rót rượu trên bàn thờ rồi ngồi xuống chiếu, im lặng, cung kính. Một giờ sau, thủ từ hướng dẫn 4 cụ khác vào dâng rượu, thắp hương và thay 4 cụ trước, cứ lẫn lượt như vậy 5 lần cho đến sáng. Theo các bậc cao niên trong làng thì đây có lẽ là hai lễ thể hiện tấm lịng cung kính của dân làng tưởng niệm đến ơng Đặng Đình Hầu, người đã nhiều lần can vua Mạc tránh nạn binh đao, lo lợi ích cho dân chúng..., và cuối cùng ơng đã tuẫn tiết để thể hiện lịng trung nghĩa.

- Đến tháng tư: vào ngày mồng 1, làng làm lễ nhập hạ tại đền. Đây còn gọi là lễ cầu mát, cầu mong thần thánh xua đuổi dịch bệnh.

- Tháng năm có tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) làng làm cỗ chay tại đền, lễ vật có xơi và chè.

- Đầu tháng 5 các làng đều làm lễ hạ điền. Các làng đều lập bàn thờ Thần nơng ở đình, lễ vật là xôi và gà. Lễ xong ông tiên chỉ cầm hương đi dầu dẫn dân làng ra thửa ruộng đã cày bừa và có sẵn một đóm mạ. Có điều đặc biệt là dân làng đứng quanh bờ bốc bùn ném vào ông. Theo quan niệm của dân làng, năm nào quần áo của ơng tiên chỉ bị dính nhiều bùn đất thì năm đấy được mùa to.

- Đến ngày 24 tháng 6, các làng đều tổ chức lễ Hạ điền. Đàn tế được lập ra ở giữa sân đình, lễ vật là xơi và gà, riêng làng Si cịn sắm thêm mâm gỏi. Cạnh đàn tế có đặt thêm bộ khăn áo bằng giấy, tượng trưng cho thợ cấy và dựng gậy thần nông, trên đỉnh gậy cắm cờ đuôi nheo. Tế xong, ông chủ tế cầm cờ chạy lên đồng, các cháu thiếu nhi chạy theo sau cầm ổi xanh, ổi chín, đất ném vào cờ. Khi ơng chủ tế cắm cờ xuống ruộng rồi thì thơi khơng ném nữa. Dân làng cho rằng, cờ càng rách nhiều thì càng được mùa lớn.

- Ngày mồng 1 tháng 7 làm lễ tán hạ tại đền. Ngày rằm tháng 7 có lễ xóa tội vong nhân, nhà chùa sắm sửa oản, chuối, cháo, bỏng… để cúng các cô hồn.

- Rằm tháng 8 là tết Trung thu, khơng cúng lễ ở đình làng mà chỉ tổ chức các trò chơi như hát trống quân, kéo co, rước đèn, múa sư tử.

- Tháng 9 có lễ thưởng tân cịn gọi là tết Cơm mới. Các giáp sắm lễ đưa ra đền cúng. Riêng làng Hồ Sen cịn có oản, chuối. Người cấy ruộng Tiên thường gặt lúa còn non về luộc, phơi khô rồi xay gạo, đồ xơi, đóng oản làm lễ vật. Vì ở đồng chiêm trũng nên năm nào được mùa thì làm lớn, năm nào mất mùa thì làm đơn giản hoặc cho qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)