Nghề thợ mộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 55 - 56)

1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên

2.2. Xã Vĩnh Hào có nhiều ngành nghề phụ

2.2.1.4. Nghề thợ mộc

Nghề này cũng phát triển mạnh ở làng Đại Lại và làng Cựu Hào, nhất là xóm Cồn Dâu. Trước đây làng Đại Lại có nhiều thợ xẻ gỗ, nhiều thợ đóng đồ hàng ngang giỏi. Từ cây gỗ lớn, theo những đường chỉ mộc đã nẩy, hai người thợ với một cây cưa xẻ đã bóc dần thành các tấm gỗ phẳng phiu có độ dày mỏng tùy theo ý muốn của người sử dụng. Rồi từ những tấm gỗ ấy, bàn tay tài hoa của người thợ đã làm ra nhiều sản phẩm như tủ, bàn ghế, tràng kỷ... ngày nay lại sáng tác ra nhiều loại tân tiến, tùy theo sở thích và nhu cầu của người đặt hàng. Khi nghề sơn mài phát triển, với tài nghệ làm mộc trong tay, người Đại Lại cịn làm các sản phẩm sơn mài, kỹ thuật khơng kém thợ Hổ Sơn, Ngọ Trang, Vân Bảng.

Thợ mộc Cồn Dâu (Cựu Hào) nổi tiếng khắp vùng với nghề làm nhà cửa, dựng đền chùa đình miếu. Chỉ cần dây thước, hộp mực tầu, cây bút chì và các dụng cụ cưa đục chạm bào, với chiếc rìu vạn năng, người thợ mộc Cồn Dâu biết tính tốn sắp xếp những cây gỗ to nhỏ, dài ngắn, cong thẳng vào đúng vị trí tạo nên một khung nhà vững chắc, đẹp mắt và vừa ý chủ nhà. Làng có nhiều tốp thợ. Mỗi tốp thợ thường do thợ cả (ơng phó mộc) phụ trách cả thợ bạn và thợ phụ thường đứng ra nhận việc và chỉ huy việc thi công. Trước đây, khi làm cơng trình nào, người ta thường thuê ba bốn tốp thợ, mỗi tốp làm một vì hay một gian. Đến ngày dựng, tốp nào hồn thành cơng việc sn sẻ, làm đúng, làm đẹp thì được thưởng. Những lần thi đua như thế, thợ mộc Cồn Dâu đều giành được phần thắng và do đó mà nổi tiếng. Ở Cồn Dâu, đàn ông ai cũng biết nghề. Cách truyền nghề là cha dạy cho con, anh kèm em, thợ chính kèm thợ phụ; ai sáng dạ, khéo tay tinh mắt thì trở thành thợ lành nghề. Nhiều người đã đi chuyên sâu vào nghề đục chạm. Những mảnh chạm bong, chạm lộng tứ linh, long sào, ẩn hiện trong mây hỏa đao mang theo dấu ấn

nghệ thuật đời Lê trên cột, cánh cửa và toàn bộ mặt tiền của cung đệ nhất đền Cồn Dâu do các nghệ nhân trong làng sáng tạo nên.

Ngày nay, đời sống nhân dân được nâng cao, nhà cửa xây dựng kiên cố, bê tơng hóa thay thế nhà tre gỗ, do đó nghề mộc Cồn Dâu khơng cịn thịnh vượng như trước. Riêng nghề đóng hàng ngang của làng Đại vẫn cịn tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa xã vĩnh hào, huyện vụ bản, tỉnh nam định luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)