1.2.1.5 .Tài nguyên thiên nhiên
3.1. Các cơng trình kiến trúc tơn giáo làng Si (Vĩnh Lại)
Đặc trưng tiêu biểu trong văn hóa vật thể của tiểu vùng này là các cơng trình kiến trúc tơn giáo có giá trị lịch sử và thẩm mỹ cao.
Kiến trúc tôn giáo ở năm làng xã cũng rất đa dạng, bao gồm đình, đền, chùa, phủ, miếu, điện, từ đường, nhà thờ họ đạo, xứ đạo ... với kiểu dáng phong phú: chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Tam, chữ Đinh, tiền đao hậu đốc..., còn nhà thờ Thiên chúa giáo thì cao rộng, đồ sộ, mái chảy, mái vịm, tháp vng, tháp nhọn... thấp thống trong các vịm cây cổ thụ, tạo nên một khung cảnh vừa bề thế, cổ kính vừa hồnh tráng tơn nghiêm, góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa độc đáo “cây đa, bến nước, sân đình” ... của các làng cổ Việt Nam. Do thời gian, do chiến tranh, do một thời chìm nổi, một số cơng trình kiến trúc tơn giáo bị tàn phá, chìm trong quên lãng, nhiều hiện vật thờ cúng quý giá bị mất mát, thất lạc. Ngày nay, do chính sách tơn giáo đúng đắn, với chủ trương xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng hợp lòng dân nên nhiều cơng trình kiến trúc tơn giáo được nhân dân tơn tạo, nâng cấp, trả lại và tơ điểm thêm vẻ đẹp văn hóa vốn có của làng quê Việt Nam nói chung và làng quê Vụ Bản nói riêng.
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng các làng xã ở đây vẫn còn bảo tồn được một hệ thống di tích lịch sử đền đình cổ kính. Do điều kiện thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các cơng trình kiến trúc bằng gỗ bị phong hóa, hủy hoại, phải trùng tu, tơn tạo nhiều lần, mỗi lần có thể cải tiến, bổ sung thêm, dấu ấn nghệ thuật kiến trúc hiện nay chủ yếu là thuộc thời Nguyễn. Tuy vậy, nơi đây vẫn cịn nhiều di tích nghệ thuật kiến trúc đời Lê Trung Hưng, nhất là vào thế kỷ XVII, XVIII.
3.1.1. Đình làng Si
Làng Si có ngơi đình lớn làm theo kiểu chữ Nhị hướng Đơng Nam, có sân rộng và tường bao quanh, phía trước là giếng trịn. Sân chia làm hai khu vực, sân gạch ngay trước đình, là nơi tổ chức tế lễ khi làng vào đám và sân đất là nơi tập luyện, biểu diễn võ thuật, thi vật, đấu võ. Đình có hai cung, giữa có sân hẹp. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địch đã ném bom làm hỏng tiền đình 5 gian nay tu sửa lại cịn 3 gian. Tiền đình có xà chính ghi niên đại “Kỷ Tị niên tạo, kế Kỷ Dậu
niên tứ giáp trùng tu bái đường” (Năm Kỷ Tị - 1809 xây dựng, đến năm Kỷ Dậu – 1909 bốn giáp đã trùng tu bái đường, tức tiền đình). Trên nóc cũng ghi niên đại đã trùng tu năm Duy Tân thứ 3 (1909). Cung trong (hậu cung) ba gian. Đình có nhiều hồnh phi câu đối ca ngợi thế đất đẹp của làng, nơi dựng đền thờ các bậc tiền bối có cơng với dân với nước, làm vẻ vang cho quê hương. Điển hình là câu:
Thiên cổ chấn uy linh cự các tăng quang trường vũ trụ Tứ phương mông hậu trạch doanh môn kiên tạo tráng sơn hà (Ngàn xưa lầu các thật nguy nga, huy hoàng trong vũ trụ Bốn phương cửa nhà thêm sầm uất, rạng rỡ cả non sơng).
Hay câu:
Biểu hình tượng mã Trưng triều y cổ điển Tiền án long xà uyển phục hướng kim từ
(Đất hình voi ngựa thời Trưng Vương dựa làm căn cứ Kiểu thế rắn rồng như lượn khúc nên lập miếu đền).
Trước mặt đình đền và chùa xưa có một tam quan đẹp, có tường hoa bao quanh cả quần thể, tạo nên sự sầm uất của nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng của dân làng Vĩnh Lại. Trên cột đồng trụ có đơi câu đối ca ngợi cảnh đẹp đó:
Tam quan kính cẩn từ bi Phật Nhị miếu anh linh hiển hách Thần.
(Giác tam quan kính cẩn làng từ bi đức Phật Hai đình miếu linh thiêng thật hiển hách uy thần).
Đình là nơi tụ họp của dân làng. Năm 1945, quần chúng cách mạng làng Vĩnh Lại đã mít tinh bầu ra Ủy ban nhân dân xã trong Cách mạng Tháng Tám, nhiều năm làm trụ sở cho chính quyền xã hoặc kho tàng của Nhà nước. Đình làng là nơi nhân dân làm lễ khánh hạ hàng năm, làng mở lễ hội rước Thần ở các đền miếu về đây làm lễ, tổ chức vui chơi, diễn lại các tích trò xưa, dân làng tiễn con em ra trận vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm. Đình cịn giữ lại hai cỗ kiệu bát cống đời Lê, mỗi khi lễ hội tổ chức rước thần, ngoài hai cỗ kiệu rước thánh Cả, thánh Hai, cịn có kiệu long đình rước thần của làng là Tiến sĩ Thượng thư Phạm Đình Kính và kiệu bành rước bát hương “Ngũ gia tiên tổ” cùng các vị hậu thần dự lễ khánh hạ. Đình cịn có đơi câu đối ghi nhận sự tích này:
Sơn thủy hợp kỳ tam hiển thánh Phong vân trường hộ lưỡng linh từ
(Non nước lừng danh, thần kỳ ba vị thánh Gió mây bay phủ, rực rỡ hai miếu đền)
Đình cịn có bức hoành phi mang nhiều ý nghĩa: “Vạn thế Vĩnh Lại” (Đất Vĩnh Lại bền vững muôn đời)
Xét về mặt ý nghĩa chữ Hán qua tên gọi, Vĩnh Lại (永赖) có nghĩa là chỗ dựa vĩnh cửu. Điều đó cũng thể hiện tấm lịng tri ân, nhờ cậy tổ tiên và niềm tin vô
bờ của người dân ở làng này.
Đình làng Si cịn là nơi ngày lễ thượng điền (24 tháng 6), làng lập hương án tế Thần nông và hương án tế Tổ sư nghề đan cót do phường bè chủ trì, dân làng Vĩnh Lại và dân làng đan cót trong tổng Hổ Sơn đều về dự lễ, tơn kính các vị tổ sư đã khai sáng ra nghề đan cót.
3.1.2. Đền Thánh Hai
Đền Thánh Hai ngay bên phải đình làng. Đền đức Thánh Hai thờ Lơi Cơng Đại Vương tức tướng quân Cao Lôi thời Hai Bà Trưng. Đền cũ làm theo kiểu tiền đao hậu đốc. Tiền đường làm nối liền với hai cung đệ nhị theo kiểu trùng thiềm. Lối kiến trúc này tạo nên sự trang nghiêm sâu thẳm về mặt không gian và sự nối tiếp thờ cúng nhiều tầng từ ngồi vào trong. Theo niên hiệu ghi trên xà nóc của đền thì chính cung tiền đao hậu đốc kiểu kiến trúc thời Lê, làm ngày 11 tháng 9 năm Kỷ Mùi thời Lê Vĩnh Trị năm thứ tư (1679). Đến đời Tây Sơn, Bảo Hưng năm thứ nhất (1801) đã tu sửa. Hai cung ngồi làm năm Thành Thái (1903) và được tơn tạo đời Bảo Đại (1931). Cung chính có ba gian dọc, có nhiều dấu vết nghệ thuật kiến trúc đời Lê, đặc biệt cửa mặt tiền, từ nóc đến cửa đều chạm bong và chạm lộng một ổ rồng uốn lượn gồm năm con uốn khúc đối xứng trong mây hỏa đao, xen kẽ có chín con nghê và ba con sóc, phối cảnh đẹp và hợp lý, nét chạm khắc tinh tế, hình tượng rồng, nghê, sóc sống động, thể hiện trình độ điêu luyện của nghệ thuật điêu khắc đời Lê thế kỷ XVII. Chính cung đặt ngai thờ và sắc của Lôi Công Đại Vương. Cỗ ngai đại chạm rồng dài uốn khúc trong vân mây hỏa đao, nghệ thuật đời Lê thế kỷ XVIII. Đền có nhiều câu đối do phường hội cung tiến. Trong đó có đơi câu đối đặt trên bệ là hai khóm trúc chạm khắc tinh xảo.
Vạn cổ Cấm Khê truyền thắng tích Thiên thu Vĩnh Lại lẫm thần uy.
(Mn thuở Cấm Khê truyền thánh tích Ngàn năm Vĩnh Lại sáng thần uy).
3.1.3. Đền đức Thánh Cả
Đền đức Thánh Cả ở phía Đơng Bắc làng Vĩnh Lại, nhìn ra sơng Vĩnh. Đền có ba cung, kiểu dáng như đền đức Thánh Hai, cũng làm từ đời Lê, nhưng đã trùng tu vào đời Nguyễn. Đền đức Thánh Cả làng Bạch Đẳng Nhà Nuôi là con nuôi của Bà Trưng cùng Cao Lôi về đây chiêu quân đánh giặc. Trước đền có sân gạch rộng, có tường hoa, trắc mơn và hai cột đồng trụ. Ngồi trắc mơn là giếng xây bán nguyệt giữa đặt hòn non bộ. Cột đồng trụ trước đền có đơi câu đối:
Hùng Lạc hữu thiên hữu miếu xã Giang thôn thử địa khởi lâu đài. (Hùng Lạc còn trời còn non nước Bên sơng làng xóm dựng lâu đài)
Chính cung nằm dọc, vốn xưa là tiền đao hậu đốc ba gian, có chạm khắc mặt tiền kiểu nghệ thuật đời Lê như đền Đức Thánh Hai, nay bị hỏng phải thay thế, chỉ còn dấu vết ở hai đao.
Cung đệ nhị và tiền đường trùng thiềm. Bệ thờ đặt long bành chạm khắc tứ linh, trên đặt cỗ ngai đời Lê. Đồ tự khí đầy đủ, uy nghi, đặc biệt là bộ chấp kích điêu khắc đời Lê thế kỷ XVIII. Đền có đơi câu đối:
Mê thành tướng lược danh thiên cổ Vĩnh ấp thần quang phúc tứ dân
(Thành Mê Linh tướng giỏi lưu danh ngàn thuở Ấp Vĩnh Lại thần thiêng bán phúc muôn dân)
Quần thể đình đền chùa làng Vĩnh Lại là một di sản văn hóa vật thể kiến trúc thờ cúng rất quý giá, còn nhiều dấu ấn nghệ thuật kiến trúc đời Lê thế kỷ XVII – XVIII cần được bảo vệ và tôn tạo. Quần thể này đã được Nhà nước xếp hạng Di sản văn hóa.
Hồ Sen là một làng Việt cổ, cịn lưu giữ đậm nét bóng dáng thân quen của làng quê đất Việt: cây đa, giếng nước, đình làng hịa quyện vào nhau. Làng trước có ngơi đình hàng xã năm gian to rộng nhưng đã bị phá. Đầu làng phía đơng có ngơi phủ thờ nhị vị Thánh Bà, thường được gọi là Vua Ả, Vua Dì. Ở Cồn Mưỡu phía Nam làng có miếu thờ Đặng Đình Hầu. Ơng là phò mã nhà Mạc, được phong Lương Kiệt Bá, làm quan nhà Mạc tới 30 năm, đến đời Sùng Khang (Mạc Mậu Hợp 1566 – 1578) vì khảng khái can ngăn vua tránh nạn binh đao kéo dài, không hợp ý vua, ông từ quan về làng. Khi nhà Lê Trung Hưng đánh bại nhà Mạc, triều đình mời ơng về Kinh trọng dụng. Ông đã tự tử để giữ trọn thanh danh với nhà Mạc. Cả họ Đặng và gia thần của ông cũng chết theo. Vua Lê cho là trung nghĩa, nên cấp quan tài, cho chôn cất tại làng, lập miếu thờ. Khi ơng cịn làm quan, một lịng yêu thương dân chúng, thường lấy tiền nhà lo thuế cho dân. Khi mất, dân thương tiếc cũng thành kính lập đền thờ.
Đền làng Hồ Sen ở phía Tây làng, nhìn về hướng Nam, tương truyền làm trên đất cũ dinh sở của tướng quân Cao Mang, một vị tướng đời Lý quê làng Tông Tranh, huyện Đường Hào (tỉnh Hưng Yên). Cao Mang sinh năm 1052. Khi 19 tuổi, ông vào Kinh thi tài, được vua Lý khen ngợi, cử làm Đơ thiên giám sát. Ơng đi kinh lý các miền, về đến làng Hồ Liễn, thấy đây là một mảnh đất đẹp bèn lập dinh sở, dạy dân cày cấy làm ăn, đưa người ở quê lên dạy nghề đan nong, đan gầu cho dân làng Hồ. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ ngay trên dinh sở. Đền có bốn cung trùng thiềm, tọa lạc trên khu đất rộng có cây cổ thụ, có hồ nước lớn và sân vật võ, sân làm lễ khi làng vào đám. Cung đệ nhất có hương án lớn đặt ngai và thần vị, có mục bằng đồng và hia đồng. Hồnh khóe cịn có dấu vết nghệ thuật đời Lê. Cánh cửa chính cung được chạm bong đời Lê nhưng đã bị thay thế. Cung đệ nhất thờ tướng quân Cao Mang, Cung đệ nhị là một cung hẹp đặt dọc với cung đệ nhất thờ nhị vị Thánh bà Vua Ả, Vua Dì. Bộ cánh cửa cung đệ nhị chạm lộng nghệ thuật đời Lê, hai cánh cửa chạm rồng to rồng nhỏ uốn khúc đối xứng, vờn trong mây hỏa đao có phượng bay lượn và sóc đùa giỡn. Cung đệ tam ba gian rộng, được tôn tạo năm Kỷ Mão đời Gia Long (1819). Cung đặt hương án thờ và một kiệu bành đời Lê đặt trên cỗ ngai có bát hương cỡ lớn thờ thần Cao Mang. Hai gian bên có bốn bệ thờ Tứ tộc gia tiên khai sáng ra làng Hồ Sen là Đặng, Vũ, Phạm, Nguyễn. Đồ thờ tự cung
này rất nhiều, đặc biệt có một quán tẩy chạm trổ nghệ thuật thời Lê. Đền còn lại nhiều sắc phong, sớm nhất là Dương Hòa tam niên (1637), Phúc Thái, Cảnh Trị thế kỷ XVII. Đền cịn có đơi câu đối cũng ghi nhận từ đời Dương Hịa đã được triều đình ban sắc nhiều lần.
Xuân mạnh kỳ thần, bàn hưởng linh thanh chung cổ tại Dương Hòa dĩ hậu, cơn hồn bảo điển lũy triều vinh
(Tháng giêng tế thần, vang vọng tiếng linh thiêng xưa nay lừng lẫy Từ đời Dương Hòa, rạng danh trong sử sách các triều tôn vinh)
Tiền đình năm gian hai chái rộng rãi, có sáu hàng cột to chắc, trùng thiềm với cung đệ tam, nối tiếp giữa hai cung có máng nước bằng đá dài suốt ba gian với bốn trụ đá vuông chống giữ. Máng được chạm hoa văn triện dắt kéo dài, ghi niên hiệu Thành Thái thứ năm (1893). Tiền đình được dựng vào năm Minh Mạng Mậu Tý (1828), có nhiều hồnh phi câu đối sơn son thiếp vàng đầy ý nghĩa, thể hiện sự kính ngưỡng của dân làng, trong đó có câu:
Vạn cổ phúc tinh huy công tại hạ nhân dân thượng lại Thiên thu thần thánh diệu linh ư thượng đẳng quốc do tư
(Muôn thuở là phúc tinh, đem lợi cho dân, người người trông cậy Ngàn năm là thần thánh, linh thiêng tại miếu, đất nước phụng thờ)
Cạnh đình cịn có tấm bia Sùng Văn, nói về việc lập hội tư văn có tính chất quần chúng để giúp dân làng tế lễ trong những dịp hội hè.
Đền và chùa làng Hồ Sen đã được Nhà nước cấp bằng cơng nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2000.
3.3. Các cơng trình kiến trúc làng Cựu Hào
Làng Cựu Hào có nhiều đình đền cổ kính. Đình làng Cựu là đình hàng xã trước ở xóm giữa có năm gian rộng, là nơi hội họp của hàng xã. Hàng năm làng vào đám có đám hát để sinh hoạt hát chèo, vui chơi văn nghệ, thi võ vật, gần đó có miếu thờ thần. Nay tồn bộ khu vực này khơng cịn gì nữa. Ở Trại Sặt có miếu thổ thần Cồn Tượng, có bức hồnh phi “Long cương Tượng” và đơi câu đối đều nói lên cảnh bốn dịng sơng hợp triều như bao bọc lấy gò con Voi, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Đền Cựu Hào có ba cung, thời kháng chiến chống Pháp đã bị ném bom, nay sửa sang và thu hẹp lại (cung đệ nhị). Cung đệ nhất (chính cung) có hai gian dọc, có đặt ngai thờ Lơi Cơng và Tam vị Sơn Đại tướng. Trên hương án đời Lê có đặt hộp sắc, còn lưu giữ nhiều sắc phong đời Tự Đức năm thứ 6 (1853) cho Lôi Công chi thần được phong là Hách liệt Thanh linh nghiêm dực thuần chính chi thần (thần sấm).
Sắc phong đời Thành Thái năm thứ 3 (1891) cho công chúa Mỹ Hoa. Sắc phong, thần vị đều là phong cho Lôi Công đại vương tức Thần sấm. Câu đối trong đền cũng nói lên điều đó:
Nhất thanh khởi điện thiên uy chấn Tứ thủy giao lưu địa khí linh
(Một tiếng vang rền trời chấn động Bốn dòng nước cuộn đất linh thiêng)
Nhưng trong đền lại có thần phả của tướng qn Đinh Lơi giúp Lý Bí đánh lại qn đơ hộ phong kiến phương Bắc (sao chép lại của đền thờ Đinh Lôi tại xã Nguyễn Chung huyện Thanh Liêm – Hà Nam). Tương truyền khi Đinh Lôi đánh quân Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam nước Vạn Xuân đời Lý Nam Đế, có đem quân qua vùng Cựu Hào, nên sau này làng lập đền thờ ơng. Vì thế, trong đền cũng có câu đối:
Đinh thị đổng nhung Tiền Lý sử
Tướng môn thao lược Hậu Lương chinh (Họ Đinh tướng soái đời Tiền Lý
Thao lược cầm quân diệt giặc Lương)
Cung đệ nhất còn một bát hương gốm đời Lê. Trên bệ thờ còn đặt hai phổng gỗ sơn son thiếp vàng chầu hai bên.
Cung đệ nhị trùng thiềm với cung đệ nhất. Trước 5 gian, nay thu hẹp lại thành 3 gian ngạch cửa bằng đá, cột trụ vuông 3 tầng. Bộ cánh cửa gian giữa là 4 cánh cửa khung, dưới là bức bàn, trên chạm lộng cảnh rồng uốn lượn giữa mây hỏa đao. Kết hợp hoa dây, hoặc rồng tranh châu, hoặc rồng mẹ rồng con vờn nhau, hoặc